cua_zop

New Member
Download Chuyên đề Phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại công ty tài chính bưu điện
MỤC LỤC:

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………4
CHƯƠNG I: CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH…………………………………...6
1.1 CÔNG TY TÀI CHÍNH………………………………………………..6
1.1.1 Khái niệm…………………………………………………………….6
1.1.2 Cách thức phân loại…………………………………………………7
1.1.3 Sự cần thiết của Công ty Tài chính trong mô hình Tập đoàn kinh doanh…………………………………………………………………9
1.1.4 Hoạt động của Công ty Tài chính…………………………………11
1.1.4.1 Hoạt động huy động vốn…………………………..………………11
1.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn……………………………………………13
1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH……………………………………………………………….……17
1.2.1 Khái niệm về hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Tài chính..17
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động đầu tư tài chính……...19
1.2.3 Các điều kiện để phát triển hoạt động đầu tư tài chính………….21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN……………………………….24
2.1 NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN……………………………………………………………………….24
2.1.1 Giới thiệu về Công ty Tài chính Bưu Điện………………………...24
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý…………………………………27
2.1.3 Hoạt động nghiệp vụ mà Công ty Tài chính Bưu Điện cung cấp...30
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIÊN……………………………………………..33
2.2.1 Phân tích quy mô và cơ cấu vốn hoạt động đầu tư tài chính của PTF………………………………………………………………………...33
2.2.2.2 Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của hoạt động đầu tư tài chính của PTF……………………………………………………………..36
2.2.2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của PTF……...…40
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN……………………………...42
2.3.1 Những thành công và thuận lợi……………………………………42
2.3.1.1 Những thành công………………………………………………...42
2.3.1.2 Thuận lợi…………………………………………………………..44
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân……………………………………44
2.3.2.1 Những hạn chế…………………………………………………….44
2.3.2.2 Nguyên nhân………………………………………………………45
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN………………..52
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN TRONG TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM…………………52
3.1.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam…………………………………………………………………...52
3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty Tài chính Bưu Điện………...54
3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Tài chính Bưu Điện……………………………………………………………55
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN…………………………..….55
3.2.1 Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn để giảm chi phí cho hoạt động đầu tư tài chính………………………………………………..56
3.2.1.1 Huy động vốn từ VNPT và các đơn vị thành viên của VNPT……56
3.2.1.2 Huy động vốn từ các tổ chức tài chính…………………………...60
3.2.1.3 Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư…………..62
3.2.2 Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư tài chính……….…………63
3.2.2.1 Nhận uỷ thác đầu tư và quản lý phần vốn góp của VNPT tại các Công ty cổ phần, Liên doanh……………………………………………...63
3.2.2.2 Đa dạng hoá danh mục đầu tư tài chính………………………….64
3.2.2.3 Các giải pháp khác………………………………………………...65
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ………………………………………………..67
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước………………………………...67
3.3.2 Đối với Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam………….69
KỀT LUẬN………………………………………………………………..71












LỜI MỞ ĐẦU
Khi nền kinh tế thị trường phát triển, các mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, tạo ra nhiều thời cơ và thách thức. Trong điều kiện đó, nhiều trung gian tài chính đã xuất hiện, trong đó có Công ty Tài chính. Chúng có tính chuyên môn hoá cao trong một số loại hình dịch vụ nhất định mà bản thân hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống không đáp ứng được.
Về cơ bản, hoạt động của các Công ty Tài chính giống các ngân hàng thương mại, chúng chỉ khác nhau về hướng chuyên môn hoá trong hoạt động. Trong khi các ngân hàng thương mại truyền thống hoạt động chủ yếu và mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng là hoạt động tín dụng, thì hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận cho các Công ty Tài chính lại là hoạt động đầu tư tài chính.
Tại Việt Nam thì mô hình Công ty Tài chính mới chỉ xuất hiện trong những năm gần đây và là mô hình Công ty Tài chính trực thuộc các Tổng công ty Nhà nước. Công ty Tài chính Bưu Điện, là một trong năm Công ty Tài chính trên cả nước, trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trong tương lai sẽ trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông. Hoạt động của Công ty khá đa dạng song hoạt động chủ yếu của một Công ty Tài chính là hoạt động đầu tư tài chính lại chưa phát triển đúng mức tại Công ty Tài chính Bưu Điện. Trước những cơ hội của thời kỳ đổi mới, cùng với những yêu cầu đặt ra của việc chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sang mô hình Tập đoàn kinh doanh thì việc tìm kiếm giải pháp để phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện là rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, đồng thời được sự hướng dẫn của thầy giáo – TS. Đặng Ngọc Đức và sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty Tài chính Bưu Điện, tui đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề thực tập gồm ba chương:
Chương I: Công ty Tài chính và hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Tài chính.
Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện.
Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện.

















CHƯƠNG I
CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

1.1 CÔNG TY TÀI CHÍNH:
1.1.1 Khái niệm:
Công ty Tài chính là một trung gian tài chính, sự ra đời của nó là kết quả tất yếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới. Những năm đầu thế kỷ XX, sự bùng nổ của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ ở các nước tư bản phương Tây đã tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất hàng hoá. Sự phát triển sản xuất này làm nảy sinh nhu cầu về vốn để mở rộng quy mô, kéo theo nó là những nhu cầu đa dạng về các loại dịch vụ tài chính tiền tệ, đòi hỏi phải có các tổ chức tài chính thích hợp, có tính chuyên môn hoá cao trong một số loại dịch vụ nhất định mà bản thân hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống lại không đáp ứng được. Chính vì thế, những năm đầu thế kỷ XX đánh dấu sự hình thành và phát triển của các trung gian tài chính, trong đó có các Công ty Tài chính. Hoạt động của các trung gian tài chính góp phần tạo thêm trung gian huy động vốn, nâng cao hiệu quả huy động vốn cho nền kinh tế, khắc phục những hạn chế của các ngân hàng thương mại truyền thống, đồng thời mở rộng thêm một số lĩnh vực kinh doanh, cung cấp các dịch vụ tài chính mà ngân hàng thương mại còn bỏ ngỏ. Điểm khác biệt cơ bản giữa Công ty Tài chính với ngân hàng thương mại là các Công ty Tài chính thường vay những món tiền lớn và cho vay những món tiền nhỏ, còn ngân hàng thương mại thì ngược lại, thường vay những món tiền nhỏ và cho vay những món tiền lớn. Các Công ty Tài chính thường ít chịu sự giám sát của các cơ quan Nhà nước hơn so với các ngân hàng thương mại.
Theo quan điểm chung nhất thì Công ty Tài chính là một định chế tài chính trung gian, kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường tài chính, hạch toán độc lập, được đăng ký kinh doanh theo pháp luật, các nghiệp vụ kinh doanh được quy định rõ ràng, mang tính chuyên nghiệp trong một số nghiệp vụ nhất định, đặc biệt là khác với ngân hàng thương mại ở chỗ không được nhận tiền gửi không kỳ hạn hay ngắn hạn và không được làm dịch vụ thanh toán.
1.1.2 Cách thức phân loại:
Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về Công ty Tài chính. Ở mỗi nước khác nhau, tuỳ theo chính sách phát triển loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng này cũng như việc quy định các hoạt động nghiệp vụ được phép thực hiện của nó, mà người ta đưa ra các khái niệm khác nhau. Thị trường tài chính càng phát triển thì khái niệm Công ty Tài chính càng được mở rộng. Do đó, tuỳ theo các cách thức tiếp cận khác nhau về Công ty Tài chính mà có các cách thức phân loại khác nhau.
Căn cứ theo chức năng thì Công ty Tài chính được chia thành:
Công ty Tài chính bán hàng: Cung cấp tín dụng gián tiếp cho người tiêu dùng để mua sắm các món hàng do Tập đoàn hay một nhà sản xuất riêng bán ra. Người tiêu dùng sẽ thoả thuận với nơi bán một hợp đồng mua trả góp, trong đó khách hàng phải trả tiền hàng với lãi suất định kỳ. Các Công ty Tài chính bán hàng mua lại các hợp đồng đó và thống nhất với nơi bán hàng về các mẫu hợp đồng và thời hạn trả góp mà họ chấp nhận được. Khi các Công ty Tài chính bán hàng mua lại các hợp đồng trả góp tức là họ đã mua lại các khoản nợ của người mua hàng, do vậy người ta còn gọi là tài trợ gián tiếp.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN TRONG TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM:
3.1.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam:
Qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, từng bước tiến tới hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để khai thác tốt nhất các cơ hội, thế mạnh; khắc phục những khó khăn, vượt qua thách thức; đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của đất nước, VNPT đã triển khai xây dựng chiến lược hội nhập và phát triển đến năm 2010 với các mục tiêu phát triển như sau:
Đến năm 2010, VNPT là một Tập đoàn kinh tế - kỹ thuật; có cơ sở hạ tầng thông tin vững mạnh; hoạt động trên nhiều lĩnh vực, kinh doanh đa dịch vụ và đa sở hữu theo hướng: kinh doanh Bưu chính Viễn thông là nòng cốt, nâng dần tỷ trọng các loại hình kinh doanh tài chính, bảo hiểm, công nghiệp Bưu chính Viễn thông. Từng bước chuyển sang mô hình Tập đoàn kinh doanh hoạt đông theo mô hình “Công ty mẹ - Công ty con”, trong đó Công ty mẹ đầu tư tài chính vào các Công ty con (Công ty thành viên) hay các Công ty “cháu” có vị trí then chốt trong Tập đoàn; Tập đoàn quản lý tập trung một số mặt như huy động, điều hoà, quản lý vốn; nghiên cứu triển khai; đào tạo; xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm - dịch vụ, chiến lược đầu tư.
Tập trung mọi nguồn lực để đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu phát sinh bình quân là 8-10%/năm. Nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ Bưu chính-Viễn thông- Tin học, hoạt động tài chính, du lịch…
Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đặc biệt chú trọng đến các nguồn vốn chiến lược có tính chất lâu dài, bền vững như vốn tự tích luỹ, nguồn vốn từ cổ phần hoá, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay mua nhà ở khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Luận văn Kinh tế 0
D phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo học phần sinh học cơ thể Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa Công nghệ thông tin 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ TP.HCM theo hướng phát triển Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top