tj_xjnh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu
1.1Lý do chọn đề tài:
Trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế với cơ cấu nông nghiệp-công nghiệp-dịch
vụ sang cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp để hoàn thành mục tiêu
tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
hóa với tỉ trọng công nghiệp cao. Mỗi ngành mỗi lĩnh vực có những nhiệm vụ cụ
thể cần hoàn thành để có thể đạt được mục tiêu đề ra. Với lợi thế so sánh khác
nhau mỗi ngành có những điều kiện thuận lợi và cũng đương đầu với những thách
thức khác nhau.
Kể từ đại hội Đảng lần VI(1986) chính phủ đã có những chủ trương mới trong
phát triển công nghiệp, trong đó chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ để
đảm bảo những nhu cầu thiết yếu và góp phần xuất khẩu. Trong bối cảnh đó
những ngành công nghiệp nhẹ với lợi thế so sánh về giá thành nhân công có cơ
hội vươn mình phát triển góp phần không nhỏ vào mục tiêu chung của đất nước.
Với quy mô dân số lớn và tháp dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động của

Việt Nam rất lớn đó là nguồn nhân lực dồi dào cung cấp cho những ngành công
nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động như may mặc, da dày, thủy sản…và thực tế đã
chứng minh những ngành này đã tận dụng rất tốt những điều kiện và lợi thế so
sánh này để phát triển.


Trong những ngành này dệt may vươn lên trở thành một trong những ngành đóng
góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam( năm 2008 khoảng 9,1 tỷ USD;
năm 2009 khoảng 9,07 tỷ USD ; năm 2010 khoảng 11,2 tỷ USD) qua đó thúc đẩy
quá trình tích lũy ngoại tệ phục vụ cho những mục tiêu của đất nước.
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây ngành dệt may đã đứng trước những khó
khăn nhất định cản trở quá trình phát triển của ngành. Bên cạnh những khó khăn
chung do quá trình suy thoái của nền kinh tế tác động thì ngành dệt may cũng đã
phải đối mặt với những khó khăn cục bộ, mà nổi lên trong đó là vấn đề thiếu hụt
về các yếu tố đầu vào đặc biệt là lao động trong ngành.
Đứng trước thực trạng trên và với lợi thế quan trọng của ngành dệt may trong cơ
cấu công nghiệp nói riêng và trong cơ cấu xuất khẩu của nền kinh tế nói chung
đòi hỏi sớm có những biện pháp để tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc về vấn
đề lao động. Với thực tiễn như vậy đề tài này ra đời cố gắng đưa ra cái nhìn cụ
thể và chi tiết về nguyên nhân cũng như các giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu
hụt lao động trong ngành dệt may hiện nay.
Lịch sử nghiên cứu:
Dù dệt may là một trong những nũi nhọn xuất khẩu của công nghiệp nói riêng và
của Việt Nam nói chung nhưng vấn đề lao động của ngành dệt may Việt Nam vẫn
chưa nhận được sự quan tâm đúng đắn của Chính phủ và các doanh nghiệp, cụ thể
các nghiên cứu về ngành dệt may rất nhiều song mới chỉ tập trung vào việc thúc
đẩy xuất khẩu tại các thị trường nước ngoài, hay vấn đề gia công mà chưa đề cập
nhiều tới đội ngũ lao động. Những thiếu sót và tồn tại của lao động trong ngành
mới chỉ được phản ánh qua báo chí
mà chưa có nghiên cứu chuyên đề nhằm tìm ra các giải pháp có tính dài hạn cho
ngành mũi nhọn có rất nhiều lợi thế so sánh này.
Việc mới chỉ được phản ánh trên báo chí hay tại các hội nghị chưa thể giải quyết
được những tồn tại trong ngành có chăng cũng chỉ nêu lên được thực trạng và giải


pháp có tình tạm thời.Vì vậy đề tài này ra đời với mong muốn có cái nhìn dài hạn
hơn cho vấn đề lao động của ngành dệt may, một vấn đề mới xuất hiện nhưng cần
có hướng giải quyết lâu dài để không làm mất đi những thế mạnh vốn có của
ngành.
II.Thực trạng ngành dệt may Việt Nam:

2.1.Vị trí ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân:
Trong những năm gần đây, ngành dệt may đã và đang chứng minh vị trí quan
trọng và mũi nhọn của mình trong công nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế
quốc dân nói chung.
Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển
đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 15%
kim ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may
trong năm 2007 tăng 17,9% so với năm 2006. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng
như sợi toàn bộ tăng 11%; vải lụa thành phẩm tăng 8,9%; sản phẩm quần
áo dệt kim tăng 8,8%; quần áo may sẵn tăng 12,6%. Dệt may đang vươn lên
và tham gia vào những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ
USD của Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầu thô, giày dép, thuỷ
sản v.v. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD,
tăng 33,4% so với năm 2006 và bằng khoảng 16% giá trị xuất khẩu hàng hoá năm
2007. Hơn nữa, trong năm 2007, dệt may đã vượt qua dầu thô và trở thành mặt
hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.


Những minh chứng trên cho thấy dệt may đang ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong thúc đẩy xuất khẩu nói riêng và phát triển kinh tế nói chung, vì vậy một yêu
cầu đặt ra là cần có sự quan tâm đúng đắn và tương xứng với vị trí của ngành.
2.2 Vị trí ngành dệt may Việt Nam trên thị trường Thế giới:
Kể từ sau Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và đặc biệt khi Việt Nam trở
thành viên chính thức của WTO, thị trường và thị phần xuất khẩu hàng may mặc
của Việt Nam ngày càng phát triển. Trong đó, thị trường Mỹ đứng đầu với kim
ngạch xuất khẩu năm 2007 là 4,5 tỷ USD (chiếm khoảng 57,7% tổng kim ngạch
xuất khẩu dệt may năm 2007); tiếp theo là EU với 1,5 tỷ USD (chiếm


khoảng 19,2%) và Nhật Bản. Ngoài ra còn các thị trường khác như: Đài Loan,
Canada, Hàn Quốc v.v. Đặc biệt sau khi Mỹ đã xóa bỏ hạn ngạch cho hàng may
mặc của Việt Nam vào đầu năm 2007 thì hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu
vào Mỹ đã tăng mạnh, tăng 46,7% so với năm 2006, lớn hơn nhiều so với hàng
Trung Quốc (chỉ tăng 23% so với năm 2006 khi xuất
sang thị trường Mỹ).
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, trong 11,17 tỷ USD đạt được trong xuất khẩu
năm 2010, xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 22% so với năm
2009.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Đề án: Giải quyết sự thiếu hụt lao động trong ngành dệt may Việt Nam

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tài liệu ôn thi agribank 2019 đề thi và đáp án giải chi tiết Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Đề thi + đáp án thi công chức tiếng anh tỉnh quảng ngãi 2017 (full + giải thích chi tiết) Ngoại ngữ 0
C Đồ án Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý rác thải cho một huyện ngoại thành quy mô 300 tấn/ngày Kiến trúc, xây dựng 2
V Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong đi Luận văn Kinh tế 0
C Đề án Thực trạng và giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
N Đề án Thực trạng và giải pháp phát triển TTCK Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0
B Đề án Hạch toán khấu hao tài sản cố định - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
G Đề án Các giải pháp Marketing nhằm nâng cao doanh số bán hàng của công ty gạch ốp lát Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top