Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý rác thải cho một huyện ngoại thành quy mô 300 tấn/ngày (lấy nhà máy xử lý rác thải huyện Thanh Trì - Hà Nôi làm ví dụ)
Sinh viên Lê Văn Tám trong quá trình thực tập tốt nghiệp đã đi sâu đi sát, chịu khó bám sát cơ sở, khiêm tốn học hỏi nên đã thu thập rất đầy đủ tư liệu cho luận án tốt nghiệp. Qúa trình làm đồ án tốt nghiệp đã rất cần cù chịu khó, đã đi sâu nghiên cứu các tư liệu, các tài liệu tham khảo, tranh thủ trao đổi ý kiến với thầy giáo với cán bộ của công ty. Nôi dung bản luận án phong phú, được chia làm 5 chương.
Chương 1: Hiện trạng quản lý chât thải rắn Hà Nội.
Sinh viên đã khái quát rất đầy đủ, phản ánh được hiện trạng quản lý chất thải rắn Hà Nội.
Chương II: Xây dựng phương án xử lý rác thải cho 1 huyện ngoại thành (huyện Thanh Trì).
Sinh viên đã xây dựng được luận cứ cho việc xây dựng phương án xử lý rác thải cho 1 huyện, làm rõ mục tiêu của dự án và lựa chọn công suất phù hợp.
Chương III: Khảo sát điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội tại khu vực lựa chon xây dựng nhà máy xử lý rác thải ở xã tả Thanh Oai- Thanh Trì.
Sinh viên Lê Văn Tám đã chịu khó sưu tập các tư liệu đánh giá về điều kiện địa hình, điều kiện địa chất, điều kiện thuỷ văn, địa chất công trình.
Đồng thời đã đi sâu phân tích điều kiện kinh tế – xã hội khu vực nhà máy.
Chương IV: Phân tích lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt.
Trong chương này, sinh viên đã trình bày được các phương án cơ bản xử lý chất thải rắn. Chỉ ra được các ưu khuyết điểm của mỗi phương pháp. Trên cơ sở đó lựa chọn cho dự án của mình 1 phương án xử lý thích hợp.
Chương V: Tính kinh tế và phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội môi trường của dự án.
Việc phân tích, tính toán được tiên hành rất cẩn thận. Đây là một nhiệm vụ rất khó đối với sinh viên môi trường. Nhưng do biết học hỏi và có sự trao đổi, tranh thủ ý kiến của cơ sở, nên các tính toán của sinh viên đều hợp lý và tin cậy.
Toàn bộ luận văn được trình bày rõ ràng, đẹp đẽ. Chất lượng luận văn tốt. Sinh viên Lê Văn Tám xứng đáng đạt loại xuất sắc (....điểm).
Mục lục
Mục lục 1
Mở đầu 4
Chương I: Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hà Nội. 7
I. Các thông tin về chất thải rắn của thành phố Hà Nội. 7
I.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn. 7
I.2. Khối lượng chất thải. 8
I-3. Thành phần chất thải sinh hoạt. 10
I-4. Thành phần rác thải bệnh viện: 13
I-5. Thành phần chất thải công nghiệp. 14
II. Tình hình quản lý chất thải rắn tại thành phố Hà Nội. 15
II.1. Công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt. 19
1.Hình thức thu gom. 19
2.Vận chuyển rác thải sinh hoạt. 20
II.2. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải bệnh viện và rác thải công nghiệp. 22
1.Đối với rác thải bệnh viện. 22
2.Đối với rác thải công nghiệp. 22
II.3. Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt. 23
1. Phương pháp chôn lấp rác thải. 23
2.Chế biến phân compost. 27
3.Thiêu đốt rác bệnh viện. 28
II-4. Nhận xét chung về tình hình quản lý chất thải rắn ở Hà Nội. 28
1. Tình hình thu gom và vận chuyển. 28
2. Xử lý và chế biến rác thải. 29
Chương II: Xây dựng phương án xử lý rác thải cho một huyện ngoại thành (Huyện Thanh Trì) 31
I. Mục tiêu đầu tư. 32
1. Lựa chọn công nghệ. 32
2.Chỉ tiêu kinh tế. 32
3. Lợi ích xã hội. 33
II. Lựa chọn công suất. 33
Chương III:Khảo sát điều kiện tự nhiên,kinh tế , 35
xã hội tại khu vực lựa chọn. xây dựng nhà máy xử lý rác thải ở xã Tả Thanh oai - huyện Thanh Trì - Hà Nội. 35
III.1 Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án. 35
III.1.1. Điều kiện địa hình 35
III.1.3. Điều kiện địa chất [5] 37
III.1.4. Điều kiện thuỷ văn. 37
III.1.6. Địa chất công trình. 38
III-2. Điều kiện kinh tế – xã hội ở khu xây dựng nhà máy. 40
III.2.1. Dân số: 40
III.2.2. Cơ sở kinh tế – xã hội. 41
III.2.3. Văn hoá - Giáo dục – Y tế. 41
III.3. Kết luận về địa điểm xâydựng nhà máy. 41
Chương IV: Phân tích lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt. 42
IV.1. Tổng quan các phương pháp xử lý rác thải. 42
IV.1.1. Công nghệ thiêu đốt rác: 42
IV.1.2. Công nghệ cố định và đóng rắn rác thải. 44
IV.1.3. Phương pháp chôn lấp chất thải. 45
IV.1.4. Xử lý rác thải bằng phương pháp vi sinh. 46
IV.2.1. Về mặt ô nhiễm môi trường. 47
IV.2.2. Yêu cầu về sử dụng đất. 48
IV.2.3. Những điều kiện cần thiết tính theo chất lượng rác thải, thu nhập và điều kiện thị trường. 49
IV.2.4. So sánh chi phí hàng năm cho mỗi phương án. 50
IV.2. Quá trình xử lý rác thải bằng phương pháp sinh học theo mô hình sau. 56
IV.3.1. Công nghệ ủ hiếu khí sản xuất phân vi sinh 57
IV.3.2. Quy trình công nghệ ủ yếm khí: 58
IV-4. Lựa chọn giải pháp công nghệ cho xí nghiệp chế biến rác thải huyện Thanh Trì. 59
IV.4.1. Mục tiêu của công nghệ 61
IV.4.3. Mô tả quy trình công nghệ xử lý 64
1. Giai đoạn tiếp nhận. 64
2. Dây chuyền phân loại. 64
3. Giai đoạn chuẩn bị lên men và lên men sinh học. 65
4. Hệ thống xử lý khí sinh học và phát điện. 67
5. Chế phân bón. 67
6. Đóng gói hoàn thiện sản phẩm. 68
IV.5 Tính toán các thông số và thiết kế các hạng mục cơ bản của dự án. 68
IV.5.2. Bãi chôn lấp “chất trơ” hợp vệ sinh. 69
1. Tính toán diện tích bãi chôn lấp. 69
2. Kỹ thuật bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế như sau: 71
IV.5.3.Tính toán khí sinh học sinh ra và lượng điện năng sinh ra theo sơ đồ công nghệ 74
1. Tính toán lượng khí gas tạo thành trong quá trình phân huỷ yếm khí 74
2.Thu khí gas và phát điện. 81
IV.5.4. Tính lượng phân tạo ra. 86
1.Tính toán phối liệu để ủ hiếm khí chế biến phân. 86
2.Tính tổng khối lượng hỗn hợp đưa vào ủ hiếm khí. 87
3. Tính lượng phân tạo ra hàng ngày. 89
4. Tính diện tích nhả ủ hiếm khí. 90
IV- Thu gom và giải pháp xử lý nước rác tại nhà máy xử lý rác thải Thanh Trì - hà Nội. 92
I. Tổng quan về nước rác. 92
1.Thành phần và đặc điểm nước rác. 93
2. Cơ chế hình thành nước thải. 94
3. Nguyên tắc xác định lượng nước rác tạo thành. 94
II. Đối với nhà máy xử lý rác thải huyện Thanh Trì. 95
III. Thu gom và xử lý nước rác. 95
1. Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý nước thải ở nhà máy xử lý rác thải Thanh Trì. 96
2.Hệ thống xử lý nước rác tại nhà máy. 97
IV-5-6) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà máy. 100
Chương V: tính kinh tế và phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội môi trường của dự án. 104
V-1. Khái toán về kinh tế: 104
1. Tổng vốn đầu tư thiết bị và chuyển giao công nghệ: 104
2. Chi phí xây dựng các công trình cơ bản 106
3. Chi phí kiến thiết khác và dự phòng. 106
4. Dự kiến chi phí hàng năm 108
V-2. Hiệu quả kinh tế – xã hội- môi trường của dự án. 109
1. Hiệu quả xã hội và ý nghĩa môi trường. 109
2. Hiệu quả kinh tế 110
Kết luận 112
Tài liệu tham khảo 113
Mở đầu

Môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người như không khí, đất, nước, khoáng sản, sinh vật, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, khu danh lam thắng cảnh... Môi trường thường xuyên tác động đến đời sống, sản xuất và sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, các sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của loài người nói chung, của từng quốc gia và từng địa phương nói riêng. Chính vì lẽ đó nên vấn đề môi trường và sự phát triển bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới và là một đặc trưng cơ bản của thời đại.
Sau một thời gian dài tập trung phát triển kinh tế, nhân loại bắt đầu nhận ra hậu quả của việc phí phạm nguồn tài nguyên thiên nhiên diễn ra không chỉ trong quá trình khai thác mà ngay cả việc sử dụng chúng trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Hậu quả là môi trường sống bị huỷ hoại do ô nhiễm từ các chất phế thải, đặc biệt là chất thải rắn.
Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và việc mở rộng các khu đô thị cùng với sự gia tăng dân số, kéo theo là sự gia tăng không ngừng cả về số lượng và thành phần của các loại chất thải, mà đặc biệt là chất thải rắn, chúng đã gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người.
Chính vì vậy, xã hội càng phát triển, nhiệm vụ bảo vệ môi trường càng trở thành vấn đề sống còn của loài người. Bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia và từng khu vực mà đã trở thành nhiệm vụ chiến lược mang tính toàn cầu. Hội nghị toàn cầu về môi trường và phát triển tại Rio de Janero năm 1992 đã đạt được sự cam kết hợp tác rộng lớn giữa các quốc gia để cùng giải quyết vấn đề này.

Quản lý chất thải rắn là một trong những công tác trọng tâm của nhiệm vụ bảo vệ môi trường, thu hút sự quan tâm chú ý và công nghệ của nhiều nước trên thế giới, với mục tiêu là giám sát được toàn bộ quá trình từ nguồn sản sinh chất thải, công tác thu gom và vận chuyển đến khâu xử lý chất thải cuối cùng. Nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được thực hiện với mục đích giảm thiểu và thanh toán phế thải.
Cũng như các nước khác trên thế giới, vấn đề môi trường Việt Nam gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội. Với tốc độ phát triển như hiện nay, lượng rác thải hàng ngày ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng lớn do sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số, ở Hà Nội hàng ngày thải ra khoảng 1200 1500 tấn rác (Theo số liệu công ty môi trường đô thị Hà Nội năm 2000).
Rác sinh hoạt đang là vấn đề nóng bỏng trong lĩnh vực vệ sinh môi trường ở những khu đô thị, thị xã ở Việt Nam. Ngành vệ sinh đô thị mới chỉ thu gom được 65 77% lượng rác phát sinh, số còn lại để lưu cữu không được xử lý, đây chính là nơi sinh sống của vi sinh vật gây bệnh, là nơi phát sinh mùi hôi thối, làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Nó là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của việc quản lý chất thải, ngày 3/4/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 199 CT-TTg về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các khu đô thị và khu công nghiệp “... Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta, các nghành sản xuất kinh doanh dịch vụ ở các khu đô thị và khu công nghiệp được mở rộng một cách nhanh chóng, một mặt đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác lại tạo ra một lượng lớn chất thải rắn bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện. Việc thải bỏ một cách bừa bãi các chất thải không hợp vệ sinh ở các khu đô thị và khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường, làm nảy sinh các bệnh tật, ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống con người...”.
Để thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, ở Hà Nội đã có nhiều cơ sở xí nghiệp xử lý chất thải rắn. Hiện nay Hà Nội đang áp dụng các phương pháp xử lý chất thải như sau:
ã Xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh ở Nam Sơn với diện tích 86 ha.
ã Xây dựng xí nghiệp xử lý rác theo phương pháp vi sinh ở Cầu Diễn, Nam Sơn.
ã Xây dựng nhà máy đốt rác bệnh viện Cầu Diễn với công suất 6000 tấn/năm.
Để hạn chế gánh nặng cho các bãi chôn lấp Nam Sơn và tiết kiệm quãng đường vận chuyển, Chính Phủ đã chính thức phê duyệt dự án xây dựng nhà máy xử lý rác huyện Thanh Trì công suất 300 tấn rác/ ngày, đáp ứng một phần việc xử lý rác ở Hà Nội, chiếm khoảng 25% lượng rác thải ở Hà Nội.

- Nhà nước cho doanh nghiệp hưởng phần chênh lệch giá vận chuyển rác thải từ Thanh Trì lên Nam Sơn để bù vào chi phí sản xuất.
- Phí bán điện, phân được sử dụng cho nhà máy để bù vào các chi phí bỏ ra.
- Được lưỡng chế độ ưu đãi, không phải chịu thuế về mặt hàng này.
- Tạo kinh doanh cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm làm ra.
*Bên cạnh ý nghĩa xử lý rác thải bảo vệ môi trường, nhà máy còn tận dụng được nguồn rác hữu cơ phong phú trong rác thải thành phố để sản xuất điện và phân bón vi sinh cung cấp cho nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần cân bằng sinh thái môi trường.
Cải thiện đặc tính lý hoá của đất, góp phần trong chiến lược phát triển ngành nông – lâm nghiệp bền vững của nước ta trong những năm tới, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch có giá trị kinh tế cao phục vụ đời sống và xuất khẩu, giảm nguồn ngoại tệ nhập khẩu phân bón hoá học. Theo tính toán của các nhà khoa học, hiệu quả giá trị cây trồng sẽ tăng 5  10% do bón phân vi sinh.
- Thiết lập nên một tuyến vận chuyển rác mới không phải đi qua trung tâm thành phố, gây mất vệ sinh và cảnh quan, làm giảm đáng kể khoảng cách vận chuyển (từ 63km đi Nam Sơn xuống còn khoảng 14  15km đi nàh máy xử lý rác thải Thanh Trì). Do đó giảm được đáng kể chi phí vận chuyển, lượng rác được vận chuyển nhanh, kịp thời.Vì vậy, sẽ làm giảm sự ùn tắc rác thải trong thành phố do không được vận chuyển kịp thời. Mặg khác do tuyến đường vận chuyển sẽ không cần xây dựng trạm trung chuyển.
- Ngoài ra nhà máy còn sản xuất ra một lượng điện khá lớn phục vụ cho hoạt động của nhà máy và cung cấp điện cho nhân dân quang khu vực.
Theo tính toán lượng điện tạo ra là 1050 KW/h.
Tạo công ăn việc làm cho hàng trăm công nhân lao động trực tiếp và gián tiếp tại địa phương, góp phần làm phồn vinh kinh tế một vùng ngoại thành Hà Nội.

Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý rác thải cho một huyện ngoại thành quy mô 300T/ngày (lấy nhà máy xử lý rác thải cho huyện Thanh Trì làm ví dụ)”. Cho thấy sự cần thiết và ý nghĩa của việc tìm ra giải pháp xử lý rác thải hợp lý, mang lại hiệu quả về mặt môi trường, kinh tế chính trị, xã hội nhất là đối với thủ đô Hà Nội.Với nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý rác thải cho một huyện ngoại thành, lấy các điều kiện của Thanh Trì. Đề tài đã thực hiện được việc, xác định lượng, thành phần và nguồn gốc phát sinh của chất thải rắn đồng thời điều tra khảo sát, tìm tòi và phân tích các số liệu về điều kiện tự nhiên tại khu vực xây dựng nhà máy.
Trên cơ sở các số liệu này đề tài đã đi vào phân tích các phương pháp xử lý rác thải hiện có trên thế giới và việt nam. ứng dụng vào điều kiện ở Việt Nam đề tài đã lựa chọn một phương pháp xử lý rác thải theo phương pháp “kỵ khí sản sinh khí gas để phát điện và sản xuất phân bón vi sinh và kết hợp với chôn lấp chất trơ”.
Qua tìm hiểu công nghệ xử lý rác nhận thấy: Sơ đồ dây chuyền công nghệ được bố trí khoa học, khép kín nên hạn chế tối đa sự phát thải bụi và khí độc hại ra môi trường xung quanh. Về bản chất công nghệ sản xuất khí sinh học đã được áp dụng không phức tạp, dễ vận hành, đây cũng là một công nghệ tiên tiến và đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Với kết quả đạt được đề tài đã đưa ra được một mô hình xử lý rác thải thoe phương pháp phân huỷ yếm khí, tạo ra các sản phẩm có ích, đem lại hiệu quả kinh tế.
Hy vọng rằng với phương pháp này sẽ được áp dụng ở nhiều thành phố trong cả nước. Vì đây là phương pháp rất phù hợp với tính chất và đặc điểm rác thải tại Việt Nam. Đặc biệt là quá trình xử lý khả năng gây ra ô nhiễm được hạn chế tối đa do đó sẽ góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

Tài liệu tham khảo

1. Xây dựng phương án xử lý rác thải thành phố Hà Nội nói chung – Sở giao thông công chính Hà Nội – 1998.
2. Quản lý chất thải rắn đô thị – NXB xây dựng
GS. TS: Trần Hiếu Nhuệ.
3- Bài giảng Quản lý và xử lý chất thải rắn.
TS. Tưởng Thị Hội.
4- Báo cáo nghiên cứu khoa học dự án nhà máy xử lý rác thải Thanh Trì.
5- Báo cáo ĐGTĐMT nhà máy xử lý rác thải Thanh Trì.
6- Nghiên cứu cải thiện môi trường TP – HN.
Quyển 3: Quy hoạch môi trường tổng thể – những đề xuất qui hoạch tổng thể và những điều kiện môi trường tương lai.
7- Giải pháp công nghệ cho nhà máy xử lý rác thải Thanh Trì Hà Nội – Việt Nam.
+ Công nghệ Đức do: Krupp Uhde đệ trình.
+ Công nghệ úc: do: Agrenu đệ trình.
+ Công nghệ Pháp do: Vinci đệ trình.
+ Công nghệ Bỉ do: Menart đệ trình.
+ Công nghệ Nhật Bản do EBHRA CORPORATION đệ trình.
8- Đặng Ngọc Minh – báo cáo nhu cầu cấp bách về xử lý chất thải ở thủ đô Hà Nội Công ty môi trường đô thị Hà Nội – 5/2000.
9- Quản lý chất thải rắn – TS. Trần Yêm.
10- Tchobanoglous – Integrated Solid Waste Manegement 1993.
11- Trường đại học nông nghiệp I Hả Nội- Trung tâm phát triển công nghệ Việt Nhật.
- Báo cáo khoa học đề tải “Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ EM trong lĩnh vực nông nghiệp và vệ sinh môi trường”.
12- Môi trường không khí.
GS. TS. Phạm Ngọc Đăng – NXB khoa học kỹ thuật
13- Kỹ thuật môi trường.
Tăng Văn Đoàn – Trần Đức Hạ - NXB Giáo dục.
14- Dự án:
Hoàn thiện dòng chuyền công nghệ trạm xử lý nước rác giai đoạn II.
Bãi chôn lấp Nam Sơn – Sóc Sơn – Hà Nội – 2/2001.
15- Báo cáo: Khảo sát, xây dựng mô hình, chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý thích hợp nước rò rỉ từ bãi chôn lấp rác tại Nam Sơn – Sóc Sơn.
Hà Nội – 9/1998.
16- Quản lý môi trường.
PGS- TS. Nguyễn Đức Khiển.
17- Hoàng Hải Nam.
Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho thành phố Hà Nội.
18- Trần Văn Nhân – Ngô Thị Nga.
Giáo trình công nghệ xử lý nước thải.
Nhà xuất bản KHKT – Hà Nội 1999.
19- Trần Hiếu Nhuệ: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.
Trường đại học xây dựng – hà nội 1990.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đồ án nghiên cứu thiết kế hệ thống gạt mưa rửa kính tự động trên xe ô tô Khoa học kỹ thuật 0
D Đồ án nghiên cứu lý thuyết hiệu chỉnh hình học ảnh vệ tinh và quy trình nắn ảnh trong các phần mềm n Công nghệ thông tin 0
T Đồ án Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý bụi bằng phương pháp ly tâm quy mô phòng thí nghiệm Khoa học Tự nhiên 0
T Đồ án NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MALT TỪ LÚA NẾP THAN Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu hoạt động OpenID - đồ án môn bảo mật thông tin ( word và sile thuyết trình ) Lập trình Web PHP, .NET, Joomla, Wordpress 0
D Thuyết minh đồ án: Nghiên cứu hệ thống thông tin di động thế hệ ba – WCDMA và tình hình triển khai 3 Tài liệu chưa phân loại 0
W Đồ án: nghiên cứu về phương pháp đo sâu điện Tài liệu chưa phân loại 0
K Đồ án: NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ BỘ KHỞI ĐỘNG MỀM CHO ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA. Tài liệu chưa phân loại 0
L Đồ án: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ AN NINH MẠNG , INTERNET KHÔNG DÂY VÀ ỨNG DỤNG Tài liệu chưa phân loại 0
P Slide đồ án: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC ĐIỀU KHIỂN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG THẾ HỆ SAU Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top