hanbongvan

New Member

Download miễn phí Đề tài Bài học kinh nghiêm và giải pháp cho việc hoàn thiện chiến lược phát triển của Toyota tại thị trường Việt Nam





LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG I: MÔ TẢ CHIẾN LƯỢC 3

CHƯƠNGII: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC 6

2.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC 6

2.1.1. phân tích doanh nghiệp. 6

2.1.1.1. Giới thiệu chung về Toyota Việt Nam. 6

2.1.1.2. Đường lối phát triển của Toyota tại Việt Nam 7

2.1.1.3.Năng lự sản xuất của Toyota Việt Nam 8

2.1.1.4. Hệ thống phân phối 11

2.1.2. Thị trường ô tô Việt Nam 13

2.1.3. Đối thủ cạnh tranh chính 21

2.1.3.1. Đánh giá chung về Ford Việt Nam 21

2.1.3.2. Chiến lược phát triển vủa Ford tại thị trường Việt Nam 23

2.2. NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC 24

2.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

CHIẾN LƯỢC 33

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIÊM VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TOYOTA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 38

3.1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 38

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC HOÀN THIỆN CHIẾN LƯƠC PHÁT TRIỂN CỦA TOYOTA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 39

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ủa các hãng đều có những thay đổi đáng kể về hình thức, kiểu dáng, các dòng xe đều được nhiệt đới hoá với những đường nét tinh tế hơn các mẫu xe trước đây. Và điều quan trọng hơn mẫu mã, sản phẩm xe mới tiếp tục tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Đây là dấu hiệu cho sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong chiến lược chiếm lĩnh thị phần và tăng sức cạnh tranh.
Từ năm 2001, cơ cấu khách hàng đã có thay đổi lớn. Số tư nhân mua xe vẫn tăng, các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn chiếm 30-40% ty trọng thương mại, lượng mua của nhóm doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên 50-60%. Thống kê của Toyota cho hay, năm 2001, 43% khách hàng là cơ quan, tổ chức nhà nước, 50% là cá nhân thì đến năm 2002, cơ quan nhà nước chỉ còn chiếm 38,2% khối tư nhân tăng lên 56%. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các liên doanh khác như Vinastar, VMC, Mercerdes, FordVới Mercerdes thì khách hàng là cá nhân có thu nhập cao và các công ty tư nhân đang chiếm gần 70% số khách hàng. Vào thời điểm hiện nay việc sắm một chiếc xe xịn của Mercerdes, Toyota hay Ford không còn là giấc mơ xa vời đối với người Việt Nam. Đây là một thay đổi quan trọng mà các liên doanh ô tô đều thấy rõ, họ sẽ có những nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để có kế hoạch phát triển sản phẩm của mình.
Theo số liệu thống kê của Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều , mỗi năm người Việt ở nước ngoài (2,7-3 triệu người) gửi về trong nước gần 3 tỷ USD. Như vậy, sẽ có không nhỏ số tiền này được dùng để mua ô tô.
Mới đây. chính phủ đã cho phép người Việt Kiều được mua nhà ở Việt Nam. Các chuyên gia ước tính, 5 năm tới sẽ có 400.000-600.000 người được sở hữu nhà. Họ chính là khách hàng tiềm năng của các đại lý xe hơi.
Theo qui định hiện hành, xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu(NK), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hay thuế giá trị gia tăng(GTGT). Mức thuế suất qui định cụ thể như sau:
Bảng mức thuế suất qui định đối với các loại xe ôtô nhập khẩu
STT
Loại xe ô tô nhập khẩu
Mức thuế suất
Thuế NK
(%)
Mức thuế suất
Thuế TTĐB
(%)
Mức thuế suất
Thuế GTGT
(%)
1
đến 5 chỗ ngồi
100
100
-
2
Trên 5 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi, kể cả xe chở người thiết kế có khoang chở hành lý
100
60
-
3
Trên 15 chỗ ngồi đến dưới 24 chỗ ngồi
100
30
-
4
Trên 24 chỗ ngồi đến 50 chỗ ngồi
100
-
5
5
Trên 50 chỗ ngồi
60
-
5
6
Xe tải có tổng trọng tải đến 5
100
-
5
7
Xe tải có tổng trọng tải trên 5 tấn nhưng không quá 10 tấn
60
-
5
8
Xe tải có tổng trọng trên 10 tấn nhưng không quá 20 tấn
30
-
5
9
Xe tải có tổng trọng tải trên 20 tấn nhưng không quá 50 tấn
10
-
5
10
Xe tải có tổng trọng tải trên 50 tấn
0
-
5
11
Xe cứu thương, xe chở tù nhân, xe chở khách trong sân bay, xe tang lễ, xe chở cần cẩu, xe cứu hoả, xe trộn bê tông, xe chở rác.
0
-
5
12
Xe thiết kế chở hàng đông lạnh, xe xi téc, xe thiết kế chở a xit, xe chở bê tông ướt
10
-
5
( “Nguồn: Bộ tài chính 2000”)
Xe ô tô sản xuất trong nướcphải chịu thuế TTĐB hay thuế GTGT. Mức thuế suất TTĐB, thuế GTGT đối với ô tô sản xuất trong nước được quy định như sau:
Bảng mức thuế suất qui định đối với các loại xe ôtô sản xuất trong nước
STT
Loại xe ôtô sản xuất trong nước
Mức thuế suất
Thuế TTĐB(%)
Mức thuế suất
Thuế GTGT(%)
1
đến 5 chỗ ngồi
100
-
2
Trên chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi, kể cả xe chở người thiết kế có khoang chở hành lý
60
-
3
Trên 15 chỗ ngồi đến dưới 24 chỗ ngồi
30
-
4
Trên 24 chỗ ngồi
-
5
5
Xe tải các loại
-
5
(“Nguồn: Bộ tài chính 2000”)
Mặc dù quy định như trên nhưng mức thuế suất thuế TTĐB áp dụng đối với ô tô sản xuất trong nước thực tế thu nộp đối với ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống chỉ là 5% ; Ô tô trên 5 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi 3%; Ô tô trên 15 đến dưới 24 chỗ ngồi 1,5% ( giảm 95% so với mức thuế suất quy định tại luật ).
-Đối với phụ tùng, linh kiện ô tô:
Theo quy định hiện hành, phụ tùng, linh kiện ô tô có thuế suất thuế GTGT 5% và không phải chịu thuế TTĐB cả khâu sản xuất và nhập khẩu. Về thuế NK, phụ tùng ô tô có mức thuế NK từ 0% đến 50% tuỳ loại ( ví dụ vòng bi 0%, lốp xe 50% ); linh kiện rời ô tô có mức thuế NK từ 1% đến 45% tuỳ loại, cụ thể là:
Bảng mức thuế suất qui định đối với các linh kiện, phụ tùng xe ôtô nhập khẩu
Loại xe/ dạng linh kiện
Mức thuế suất
Thuế NK hiện hành(%)
Ôtô 15 chỗ ngồi trở xuống
+ Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện
+ Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện
+ Dạng CKD2
+ Dạng IKD
45
40
20
5
Ôtô trên 15 chỗ ngồi đến dưới 24 chỗ ngồi
+Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện
+Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện
+Dạng CKD2
+Dạng IKD
30
25
10
3
Ôtô 24 chỗ ngồi trở lên
+Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện
+Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện
+Dạng CKD2 đã sơn lót tĩnh điện
+Dạng CKD2 chưa sơn lót tĩnh điện
+Dạng IKD
18
12
7
5
3
Ôtô tải có tổng trọng tải không quá 5 tấn
+Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện
+Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện
+Dạng CKD2 đã sơn lót tĩnh điện
+Dạng CKD2 chưa sơn lót tĩnh điện
+Dạng IKD
20
15
10
7
3
Ôtô tải có tổng trọng tải trên 5 tấn nhưng không quá 20 tấn
+Dạng CKD1 đã sơn lót tĩnh điện
+Dạng CKD1 chưa sơn lót tĩnh điện
+Dạng CKD2 đã sơn lót tĩnh điện
+Dạng CKD2 chưa sơn lót tĩnh điện
+Dạng IKD
12
7
5
3
1
(“Nguồn: Bộ tài chính 2000”)
So sánh chính sách thuế hiện hành giữa hàng sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu cho thấy hiện nhà nước đang bảo hộ quá cao đối với ô tô sản xuất trong nước( mức bảo hộ danh nghĩa bằng thuế – bao gồm cả thuế TTĐB đối với ô tô 5 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là 300% / giá CIF; Ngoài bảo hộ bằng thuế, chính phủ cấm nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, cấm nhập khẩu xe cũ có chất lượng dưới 80% và có tuổi đời quá 5 năm, bắt buộc các đơn vị thụ hưởng vốn ngân sách Nhà nước, nếu có nhu cầu, phải mua xe lắp ráp trong nước).
Theo cam kết với ASEAN, mặt hàng ô tô từ 50 chỗ ngồi trở xuống thuộc Danh mục loại trừ hoàn toàn không phải cắt giảm thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung giữa các nước ASEAN( viết tắt CEPT), các loại ôtô khác và phụ tùng ô tô sẽ được đưa vào danh mục cắt giảm thuế để đến năm 2006 đạt mức 0%- 5% theo đúng cam kết.
Đối với Hiệp định thương mại Việt –Mỹ, trong 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiểu( hiệu lực từ 1/10/2001), Việt Nam phải thực hiên: Xoá bỏ các ưu đãi về thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá. Xoá bỏ cơ chế áp dụng giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu, Xoá bỏ phân biệt đối xử quốc gia về thuế TTĐB giữa ô tô sản xuất với ôtô nhập khẩu
Ngày 1 tháng 9 năm 2003 chính phủ đã quyết định tăng thuế nhập khẩu linh kiện xe ô tô bị nâng lên 5% (từ 15% lên đến 20%) và sang năm , khi lộ trình thuế tiêu thụ đặc biệt của chính phủ có hiệu lực, mức thuế đối với loại xe dưới 6 chỗ ngồi( loại xe phổ biến nhất trên thị trường) sẽ từ mức 5% hiện nay lên 24%. Với sự kiện này chắc chắn các loại ôtô lắp ráp trong nước sẽ bị tăng giá bán tương ứng.
2.1.2. Đối thủ cạnh tranh chính.
Trong số các liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam, Ford Việt Nam là công ty chuyên sản xuất và lắp ráp các loại xe hai cầu, xe ô tô du lịch hạng trung. Đây là một đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Toyota tại thị trường Việt Nam. Trong bài viết này chỉ tập chung nghiên cứu về Ford Việt Nam – một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Toyota Việt Nam.
2.1.3.1. Đánh giá chung về Ford Việt Nam.
Ngày 5 tháng 9 năm 1995, liên doanh Ford Việt Nam được cấp giấy phép đầu tư, cho phép sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 102 triệu USD. Hợp đồng liên doanh được kỹ kết giữ Ford Motor – Hãng sản xuất ô tô lớn thứ 2 thế giới và Công ty Diesel Sông Công để thành lập Công ty trách nhiệm Hữu hạn Ford Việt Nam- liên doanh ô tô có vốn đầu tư lớn nhất Việt Nam(102 triệu USD), trong đó Ford Motor góp 75% và Sông Công Diesel góp 25%.
Tháng 10 năm 1995 nhà máy lắp ráp ô tô Ford được khởi công xây dựng tại xã Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Sau 2 năm xây dựng, nhà máy đã đưa vào hoạt động, công ty đã đầu tư 70 triệu USD vào trụ sở làm việc và trang thiết bị nhà máy với quy trình sản xuất hiện đại nhằm chế tạo ra những chiếc xe chất lượng cao. Với chỉ tiêu toàn cầu hoá hoạt động chế tạo, sản xuất ô tô và phát triển sản phẩm, Ford đã đưa vào áp dụng tại Việt Nam những công nghệ thuộc đẳng cấp thế giới, được thiết kế để đảm bảo sản xuất ra xe có chất lượng cao nhất và đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Hệ thống sơn tĩnh điện với công nghệ hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam á( công nghệ sơn nhúng).
Là nhà sản xuất duy nhất ở Việt Nam sử dụng máy đo toạ độ không gian 3 chiều để kiểm tra kích thước của thân vỏ xe.
Hệ thống kiểm tra xe thành phẩm mang tính công nghệ cao, đạt mọi yêu cầu kỹ thuật công nghiệp trong nước và quốc tế.
Hệ thống chất lượng thoả mãn tất cả các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn IS9001, được định hướng đáp ứng các yêu cầu bổ xung của QS9000( Bộ tiêu chuẩn dùng cho hệ thống chất lượng của các nhà sản xuất ô tô).
Công ty Ford Việt nam có một đội ngũ nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn và nhiệt tình trong công việc, luôn cống hiến hết mình cho sự phát triển của Ford tại Việt Nam. Ford Việt Nam xá...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top