daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài: Dự án xây dựng các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc
Vân Phong và Phú Quốc với kỳ vọng về hiệu quả kinh tế vượt bậc là mối quan tâm
của các nhà nghiên cứu kinh tế hiện nay. Đặc khu kinh tế là một mô hình kinh tế tiềm
năng, nhất là đối với các nền kinh tế chuyển đổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Trên thế giới hiện có 4000 đặc khu kinh tế, nhưng chỉ một phần đạt được mục tiêu kỳ
vọng. Mặt khác, hiệu quả kinh tế - xã hội của các đặc khu kinh tế là một chủ đề gây
nhiều tranh cãi so với chi phí đầu tư bỏ ra. Tuy nhiên, thành công rực rỡ của mô hình
này tại Trung Quốc đã tạo nên động lực phát triển vượt bậc cho nền kinh tế và làm
nên một kỳ tích kinh tế mới. Đây là một hình mẫu tiêu biểu cho mô hình phát triển
kinh tế ở Việt Nam nói chung và việc thành lập ba đặc khu kinh tế mới nói riêng. Vì
vậy, “Đặc khu kinh tế: Kinh nghiệm của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam” là
đề tài cấp thiết và mang tính ứng dụng cao. Cũng vì vậy, đề tài này đã được nhiều nhà
nghiên cứu khai thác như Nguyễn Thái Sơn (2004), Trịnh Mạnh Linh (2016). Nhiều
công trình nghiên cứu quốc tế cũng chọn Trung Quốc là hình mẫu và đối tượng
nghiên cứu thực tế cho các giả thuyết liên quan đến đặc khu kinh tế như Litwack và
Qian (1998), Wang (2009).
Đối tượng và mục đích nghiên cứu: Trong phạm vi môn học, tiểu luận hướng tới
hệ thống, tổng hợp và so sánh các nghiên cứu đi trước nhằm đưa ra kiến nghị về giải
pháp triển đặc khu kinh tế, kênh dẫn vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu: Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp cùng với phương pháp phân tích thống kê nhằm so sánh các chỉ tiêu về
kinh tế qua các năm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
Kết cấu tiểu luận gồm 3 phần:
Phần I:
Phần II:
Phần III:

Một số vấn đề lý luận về đặc khu kinh tế
Tổng quan về đặc khu kinh tế của Trung Quốc
Bài học kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế cho Việt Nam.


1


CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ

1.1.

Một số khái niệm liên quan đến đặc khu kinh tế

Đặc khu kinh tế (Special economic zones (SEZ)), xét theo nghĩa rộng, có thể
hiểu là tất cả những đơn vị hành chính được áp dụng chính sách kinh tế đặc biệt. Mặt
khác, theo dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong,
Phú Quốc, Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc
tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập, có cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển
kinh tế - xã hội, có tổ chức đặc biệt về chính quyền địa phương và cơ quan khác của
Nhà nước. Trong phạm vi tiểu luận này, đặc khu kinh tế được hiểu là một đơn vị hành
chính-kinh tế đặc biệt, có ranh giới địa lý xác định, có dân cư sinh sống, ở đó áp dụng
thể chế xã hội cùng chính sách kinh tế đặc biệt, thích hợp cho phát triển kinh tế tự do
theo cơ chế thị trường với một cơ cấu kinh tế tổng hợp giữa các ngành của nền kinh
tế quốc dân, nhằm đạt được mục tiêu nhất định của quốc gia thành lập.
Các khu chức năng, cũng theo dự thảo luật nói trên, là khu vực phát triển kinh
tế theo các chức năng chuyên biệt hay hỗn hợp phù hợp với đặc điểm của từng đặc
khu, được xác định trong quy hoạch đặc khu, có ranh giới địa lý xác định, nằm trên
địa bàn một hay một số khu hành chính hay độc lập với các khu hành chính, do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thành lập. Khu chức năng gồm khu phi
thuế quan, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và khu
chức năng khác:

Khu công nghiệp (Economic and technological development zones (ETDZ)),
theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP “Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế”, là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập với điều kiện, trình
tự và thủ tục theo quy định của Chính phủ.
2


Khu chế xuất (Export-processing zone (EPZ)), cũng theo nghị định trên, là khu
công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng
xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập với
điều kiện, trình tự và thủ tục như áp dụng cho khu công nghiệp.
Khu phi thuế quan, theo Nghị định 87/2010/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu,” bao gồm: khu chế xuất,
doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế
thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác, có
quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu,
nhập khẩu.
Khu thương mại tự do (Free trade zone (FTZ)) theo dự thảo Luật đơn vị hành
chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, là khu chức năng đáp
ứng các điều kiện và được áp dụng quy chế như đối với khu phi thuế quan, thực hiện
các hoạt động kinh doanh, dịch vụ gồm: Tạm nhập, tái xuất hay tạm xuất, tái nhập,
quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa; cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu; Kinh doanh hàng miễn thuế; Trưng bày, giới thiệu, triển
lãm hàng hóa và dịch vụ; Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics; Sản xuất,
gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp
dịch vụ liên quan.
Khu công nghệ cao (Hightech industrial development zone (HIDZ)) theo Luật
Công nghệ cao ban hành năm 2008, là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và
phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp

công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm
công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP về
việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao, trong khu công nghệ cao có khu chế xuất,
kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cũng theo luật trên, là khu công
nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển
3


công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ: Chọn tạo, nhân
giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; Phòng, trừ dịch bệnh;
Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử
dụng trong nông nghiệp; Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; Phát triển doanh
nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục
vụ nông nghiệp.
Khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, theo dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế
đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, là khu chức năng chuyên cung cấp cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực, dịch vụ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện ý
tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, có khả
năng tăng trưởng nhanh.

tiểu luận kinh tế khu vực đặc khu kinh tế kinh nghiệm của trung quốc và bài học cho việt nam

Vai trò của đặc khu kinh tế

Đặc khu kinh tế là công cụ hữu hiệu giúp các nền kinh tế chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường. Thứ nhất, đặc khu kinh tế được ví như “phòng thí nghiệm
chính sách”, tạo điều kiện cho chính phủ nền kinh tế chuyển đổi thử nghiệm tác động,
hiệu quả của các mô hình chính sách mới trước khi áp dụng trên toàn quốc. Bước
đệm này có thể giúp nền kinh tế tránh được cú sốc về kinh tế - xã hội khi chính phủ

cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp còn chưa có kinh nghiệm quản lý trong cơ
chế thị trường, cũng như người lao động thiếu kỹ năng, hiểu biết và sức cạnh tranh.
Mặt khác, đặc khu kinh tế với quy mô tương đối lớn, cơ cấu kinh tế toàn diện tương
tự như nền kinh tế quốc dân và sự độc lập tạo nên một mô phỏng tương đối chính xác
với phản ứng của nền kinh tế trước chính sách. Thứ hai, đặc khu kinh tế, có thể xem
là một mô hình phát triển kinh tế không đồng đều với sự tập trung cao độ nguồn vốn
vào một hay một số khu vực nhất định, có thể hỗ trợ chính sách tài khóa trong việc
tạo động lực kinh tế cho tái cơ cấu doanh nghiệp khi chính phủ đứng trước áp lực
ngân sách lớn và khó duy trì các chính sách tài khóa hướng tới chuyển đổi nền kinh tế
(Litwack và Qian, 1998).
4

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đặc điểm hoạt động kiến tạo các hệ thống đứt gãy khu vực thủy điện Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam Kiến trúc, xây dựng 1
T Đặc điểm và tiêu chí khi xây dựng bãi chôn lấp ở khu vực đồi núi Khoa học Tự nhiên 0
D thực trạng đặc điểm nguồn nhân lực khu vực công việt nam Văn hóa, Xã hội 0
V Khảo sát, đánh giá đặc điểm địa hóa môi trường nước dưới đất khu vực nam - đông nam Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu đặc điểm tổ chức sử dụng đất của một số mô hình kinh tế trang trại khu vực miền núi phục Luận văn Sư phạm 0
D Các đặc trưng văn hóa khu vực Đông Nam Á Văn hóa, Xã hội 0
C Đặc điểm khí hậu và phương pháp thống kê vật lý dự báo sương mù khu vực biển và ven bờ vịnh Bắc Bộ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đặc điểm biến dạng và nguy cơ tai biến trượt lở khu vực thung lũng Mường Lay (Điện Biên) Khoa học Tự nhiên 1
H Đặc điểm thành phần vật chất và đặc tính công nghệ Dolomit khu vực tỉnh Hà Nam và khả năng sử dụng t Khoa học Tự nhiên 0
T Đánh giá đặc trưng trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top