tttvtt

New Member

Download miễn phí Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế từ năm 1986 đến nay





Lời mở đầu 1

Chương 1: Khái quát nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2002) và một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. 4

I. Khái quát nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay. 4

1. Sự phát triển kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua. 4

1.1. Thành tựu đạt được. 5

1.2. Những tồn tại và yếu kém. 8

2. Đóng góp của các nhân tố tiêu dùng, đầu tư, xuất nhập khẩu vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 11

2.1. Bản chất của tăng trưởng kinh tế. 11

2.2. Tính các chỉ tiêu đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế. 17

2.3. Các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 22

2.3.1. Nhân tố tiêu dùng. 22

2.3.2. Nhân tố đầu tư. 24

2.3.3. Nhân tố xuất, nhập khẩu. 26

2.3.4. Phân tích tổng hợp các nhân tố đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 30

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. 33

1. Các lý thuyết chính xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế. 33

1.1. Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển. 34

1.2. Lý thuyết tăng trưởng của Keynes và tân Keynes. 36

1.3. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh. 38

2. Mô hình tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. 41

3. Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 42

 

Chương II: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cơ bản đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 44

I. Lựa chọn mô hình. 44

1. Biến số được giải thích (biến phụ thuộc): 44

2. Các biến số giải thích (biến độc lập). 44

2.1. Tỷ lệ đầu tư so GDP (IGDP): 44

2.2. Tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP (CGGDP): 45

2.3. Tỷ lệ tăng trưởng lao động (RLAB): 45

2.4. Độ mở của nền kinh tế (OGDP): 45

2.5. Hệ số giá ngoại thương (EXIMIN): 46

2.6. Biến giả (Di): 47

III. Ước lượng và cải tiến mô hình. 47

1. Ước lượng mô hình. 47

2. Cải tiến mô hình. 51

III. Một số kết qủa rút ra từ mô hình. 55

IV. Một số kiến nghị. 57

1- Giải pháp về lao động. 57

2- Giải pháp về vốn. 60

3- Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô. 63

4- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 64

Kết luận 66

Danh mục tài liệu tham khảo 68

Phụ lục 69

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


phần đóng góp 5,03% của tiêu dùng thì riêng tiêu dùng cá nhân đã làm GDP tăng 4,67% trong khi tiêu dùng của Chính phủ chỉ làm GDP tăng 0,36%. Như vậy trong đóng góp của tiêu dùng, vai trò của tiêu dùng cá nhân chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối còn vai trò của tiêu dùng Chính phủ thì không đáng kể. Tiếp đến, xem xét các chỉ tiêu trong khối “đóng góp vào tăng trưởng GDP (tỷ lệ tương đối, % của tỷ lệ tăng trưởng GDP)’’, cho thấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 2002 hoàn toàn nhờ vào tăng tổng cầu nội địa (118,79%) trong đó hai nhóm nhân tố nội địa chính là tiêu dùng cá nhân và tích lũy tài sản (66,29% và 47,42%), tiêu dùng Chính phủ chỉ tạo ra 5,08% của tỷ lệ tăng trưởng GDP chung là 7,04%. Khu vực xuất nhập khẩu đã đóng góp âm cho tỷ lệ tăng trưởng GDP (-26,25%), mặc dù xuất khẩu đã có đóng góp lớn (69,11%) vào tỷ lệ tăng trưởng GDP chung nhưng nhập khẩu lại tạo ra -95,36% tỷ lệ tăng trưởng GDP.
Phân tích cho cả thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
- Trước năm 1988, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào cầu nội địa, vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu rất thấp: trong khi tổng cầu nội địa tạo ra 143,12% tỷ lệ tăng GDP (tương ứng với 5,2% trong số 3,63%) thì xuất khẩu chỉ tạo ra 21,7% và nhập khẩu giảm 103,23% làm cho đóng góp chung của khu vực kinh tế đối ngoại vào tỷ lệ tăng trưởng GDP là âm: -81,53%. Việc thực hiện tăng trưởng chủ yếu dựa vào cầu nội địa là do có nguồn viện trợ dồi dào của khối Liên Xô cũ. Phân tích sâu hơn cho thấy: năm 1987, đóng góp quan trọng nhất trong tổng cầu nội địa là nhân tố tích lũy tài sản tạo được 93,8% tỷ lệ tăng trưởng GDP; tiếp đến là tiêu dùng cá nhân: 35,48%; cuối cùng mới là tiêu dùng chính phủ: 13,84%.
- Từ năm 1988, khi quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng thì vai trò của nhân tố bên ngoài đã tăng lên rất mạnh: trong khi cầu nôi địa chỉ tạo ra 73,32% tỷ lệ tăng trưởng GDP so với mức 143,12% năm 1987, thì khu vực kinh tế đối ngoại đã có mức đóng góp dương là 14,81%. Tình hình diễn biến tương tự đến năm 1992: cầu nội địa liên tục tạo ra khoảng 63 – 83,52% tỷ lệ tăng trưởng GDP (trung bình đạt 76%/năm) và còn lại là đóng góp của khu vực ngoại thương. Trong thời kỳ 1988-1992, do bị cắt viện trợ từ khối Liên Xô cũ, Việt Nam đã buộc phải chuyển sang phát triển dựa đồng thời vào cầu trong nước và cầu nước ngoài. Đối với cầu trong nước trong thời kỳ này, vai trò quan trọng nhất tạo ra tỷ lệ tăng trưởng GDP thuộc về tiêu dùng cá nhân; tiếp đến là tiêu dùng Chính phủ và sau cùng mới đến tích luỹ tài sản. Như vậy quan hệ thứ tự này khác với giai đoạn trước cải cách.
- Năm 1993 đánh dấu một sự thay đổi lớn về chiến lược tăng trưởng kinh tế. Các số liệu trong bảng 2 chỉ ra trong thời kỳ 1993-1998, Việt Nam đã trở lại phát triển dựa hoàn toàn vào cầu nội địa, tỷ trọng đóng góp chung của khu vực kinh tế đối ngoại vào tăng trưởng GDP liên tục âm trừ năm 1997 khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực Châu á: khu vực này đã tạo ra 13,95% tỷ lệ tăng trưởng GDP, tính trung bình cho cả thời kỳ này là -18,4%; ngược lại, đóng góp của nhân tố cầu trong nước đã tăng lên rất mạnh: trung bình đạt tới 115,4%. Như vậy, không những toàn bộ tăng trưởng kinh tế là do cầu nội địa tạo ra mà nó còn bù đắp lại phần giảm tăng trưởng do nhập khẩu quá nhiều. Phân tích chi tiết hơn cho thấy thời kỳ này, tích luỹ tài sản (đầu tư) lại trở thành nhân tố quan trọng nhất tạo ra quá trình tăng trưởng (đóng góp trung bình tới 54,3%/năm) trong khi tiêu dùng cá nhân bị đẩy xuống (đóng góp 53,8%/năm) và nhân tố tiêu dùng Chính phủ vẫn là nhân tố có đóng góp ít nhất (7,3%/năm). Chiến lược tăng trưởng trong thời kỳ này được thực hiện nhờ có luồng nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ dồi dào dựa trên những nguồn thu ngoại tệ rất lớn gồm xuất khẩu dầu mỏ, kiều hối, viện trợ ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh. Tuy nhiên, lý thuyết về cán cân thanh toán quốc tế cho rằng một quá trình phát triển mà dựa hoàn toàn vào tăng trưởng cầu nội địa như vậy sẽ không thể phát triển bền vững.
- Thâm hụt ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế lên đến đỉnh điểm năm 1995-1996 đã buộc Việt Nam phải điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế từ năm 1997-1998 và quá trình này được đẩy nhanh nhờ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu á. Kết quả là năm 1999, đóng góp của khu vực xuất nhập khẩu vào tăng trưởng kinh tế đã tăng mạnh: nếu như tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 1999 là 4,77% thì riêng khu vực xuất nhập khẩu đã tạo ra 3,01% chiếm 63,15% tỷ lệ tăng trưởng trong khi đó cầu trong nước chỉ tạo ra 1,77% (chiếm 37,05%). Nhưng từ năm 2000 đến nay tình thế lại đảo ngược với sự đóng góp mạnh mẽ hơn của tổng cầu nội điạ vào tỷ lệ tăng trưởng GDP so với khu vực xuất nhập khẩu. Đặc biệt, vai trò của cầu nội địa tăng vọt trong năm 2000 là do nhân tố tích luỹ tài sản để đầu tư (tạo ra 44,07%tỷ lệ tăng GDP) còn tiêu dùng cá nhân chỉ tạo ra 31,3% nhưng đến năm 2002 thì tiêu dùng cá nhân lại có đóng góp mạnh hơn (tạo ra 66,29%tỷ lệ tăng GDP); tích luỹ tài sản chỉ tạo ra 47,42%.
Tóm lại, vai trò của các nhân tố đóng góp cho quá trình tăng trưởng kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi lớn trong thời kỳ đổi mới. Nếu như trong thời kỳ đầu cải cách (1988-1992), tiêu dùng nội địa và khu vực kinh tế đối ngoại đều đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng thì trong thời kỳ tăng trưởng cao (1993-1998), nhân tố cơ bản tạo ra quá trình tăng trưởng lại là cầu nội địa mà chủ yếu là đầu tư (trong đó vai trò của vốn đầu tư nước ngoài rất lớn) và tiêu dùng cá nhân; ngược lại khu vực kinh tế đối ngoại đã có đóng góp âm tới tỷ lệ tăng trưởng trong thời kỳ này. Riêng năm 1999, vai trò của khu vực kinh tế đối ngoại tăng lên rõ rệt trong khi vai trò của cầu nội địa lại giảm và từ năm 2000 đến nay tình thế lại diễn ra tương tự như thời kỳ 1993-1998.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
1. Các lý thuyết chính xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế.
Như chúng ta đã biết, các mô hình tăng trưởng kinh tế đều có mục đích giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng, nó thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất (đầu vào) được sử dụng với mức sản lượng đầu ra (mức tăng trưởng). Có thể kể đến 3 dòng lý thuyết chính là tân cổ điển, Keynes và tân Keynes và tăng trưởng nội sinh. Theo các cách tiếp cận khác nhau, họ đã đưa ra một số mô hình tăng trưởng kinh tế dưới đây được các nước đang phát triển quan tâm.
1.1. Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển.
Cuối thế kỷ XIX là thời kỳ đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, hàng loạt phát minh khoa học và nguồn tài nguyên đã được khai thác để phục vụ cho quá trình sản xuất và thời kỳ này được coi là điểm mốc đánh dấu cho sự ra đời của trường phái tân cổ điển.
Lý thuyết cổ điển được xây dựng trên cơ sở giả định rằng nền kinh tế luôn đạt tới trạng thái cân bằng trong điều kiện toàn...

 
Tags: yếu tố lao động trong nền kinh tế việt nam từ 1986, Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố tiêu dùng cuối cùng, gdp tăng trưởng sau thời kỳ đổi mới 1986, Tác động của tiêu dùng chính phủ đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, . Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt nam, các nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình keynes, dự kiến nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, Phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế 63 tỉnh thành tại Việt Nam, nội dung của yếu tố tăng trưởng kinh tế liên hệ đến việt nam, kinh tế việt nam trong thời kì đổi mới, Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp dệt may trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhân tố tác động tăng trưởng kinh tế ở việt nam, các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam, các nhân tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới 1986 đến nay, kinh tế việt nam thời kì 1986 đến 2000, phân tích 8 yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển, các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế việt nam, luận văn tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ hội nhập
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top