Orin

New Member

Download miễn phí Tình hình hoạt động tại Công ty 17 tổng công ty xây dựng Trường Sơn





Phần I: Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại công ty 17 1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 17 1

1.2 Loại hình và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của từng phòng trong bộ máy quản lý 4

1.4 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, và quy trình công nghệ 8

1.4.1 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 8

1.4.2 Quy trình công nghệ sản phẩm 13

Phần II: Tổ chức công tác hạch toán tại Công ty 17 14

2.1 Đặc đIểm tổ chức bộ máy kế toán 14

2.2 Vận dụng chế độ kế toán tại công ty 16

2.3 Hạch toán các phần hành kế toán chủ yếu 21

2.3.1 Hạch toán TSCĐ 21

2.3.2 Hạch toán vật tư, công cụ công cụ 24

2.3.3 Hạch toán tiền lương 27

2.3.4 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 31

2.3.5 Hạch toán tiêu thụ sản phẩm xây lắp 43

2.4 Báo cáo kế toán tại công ty 45

Phần III: Nhận xét đánh giá về tổ chức hạch toán kế toán tại công ty 50

3.1 Những thành tựu 50

3.2 Những tồn tại 51

Phụ lục 53

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


BTC ngày 16/12/1998, thi hành từ ngày01/01/1999. Hệ thống chứng từ kế toán gồm các chỉ tiêu: lao động tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng, tiền tệ, tài sản cố định. Mỗi chỉ tiêu được quy định rành mạch từng loại chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn. Hệ thống chứng từ bắt buộc phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân, hay có yêu cầu quản lý chặt chẽ, mang tính chất phổ biến rộng rãi. Đối với loại chứng từ này được tiêu chuẩn hoá về : quy cách, biểu mẫu, chỉ tiêu phản ánh, phương pháp lập và áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp xây lắp. Hệ thống chứng từ hướng dẫn là những chứng từ kế toán sử dụng trong nội bộ công ty.
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng như điều kiện trang bị, phương tiện kỹ thuật. Công ty đã áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ,đặc điểm của hình thức này là tách rời việc ghi sổ theo thứ tự thời gian và việc ghi sổ theo hệ thống trên 2 loại sổ kế toán tổng hợp khác nhau là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước khi được ghi vào sổ cái phải được phân loại để ghi vào chứng từ ghi sổ. Số liệu của chứng từ ghi sổ là cơ sở để ghi vào sổ kế toán.
Các loại sổ trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
Sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ:ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ.
+ Sổ cá (loại ít cột): ghi theo hệ thống dùng để hạch toán tổng hợp, mỗi tài khoản được phản ánh trên một trang sổ cái.
+ Sổ kế toán chi tiết: phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán doanh nghiệp mà sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được
Trình tự và phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức này:
+ Căn cứ vào chứng từ gốc lập ra chứng từ ghi sổ, ghi rõ đối ứng của nghiệp vụ kinh tế để giảm số lần ghi sổ. Thông thường cứ 5 hay 10 ngày lập chứng từ ghi sổ một lần theo từng nhóm chứng từ gốc cùng loại.
+ Đối với những nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh nhiều lần(tiền mặt, vật liệu, thanh toán với người bán..)có thể lập bảng tổng hợp chứng từ gốc hay báo cáo quỹ để giảm chứng từ ghi sổ phải lập.
+ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã được lập, đánh số thứ tự và ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã được đăng ký ở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ lấy số liệu ghi vào sổ caí các tài khoản.
+ Các nghiệp vụ kinh tế cần ghi vào sổ kế toán chi tiết căn cứ vào các chứng từ đính kèm theo chứng từ ghi sổ để ghi vào các sổ chi tiết có liên quan.
+ Cuối tháng, căn cứ vào số liệu ở các sổ chi tiết, kế toán lập các bảng chi tiết số phát sinh.
+ Cuối tháng, căn cứ vào số liệu ở các sổ cái, kế toán lập bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản.
+ Đối chiếu số liệu ở bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản
Sơ đồ 3 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theohình thức chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
-Bảng cân đối số phát sinh
-Báo cáo tài chính
Ghi chú:
:Ghi hàng ngày
:Ghi cuối tháng
: Đối chiếu kiểm tra
2.3. Hạch toán các phần hành kế toán chủ yếu
2.3.1 Hạch toán tài sản cố định.
* Đặc điểm quản lý TSCĐ tại công ty:
Tại côn ty 17, tất cả các công cụ, phương tiện, máy thi công phục vụ sản xuất có giá trị từ năm triệu đồng trở lên và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên đều được cói là tài sản cố định và được đưa vào danh mục TSCĐ để quản lý.
Theo ngyên tắc, cấp đội không hạch toán khấu hao tài sản cố định, vì có một số tài sản đã khấu hao hết nhưng đang còn sử dụng được tại các đội sản xuất. Do vậy để cho các đội trích khấu hao TSCĐ là không có cơ sở pháp lý. Do đó chỉ tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ ở cấp công ty. Cấp đội có nhiệm vụ theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ, đặc biệt là xe máy thi công và phục vụ thi công trên 2 nội dung chính:
+ Thời gian sử dụng thực tế của từng TSCĐ.
+ Đặc điểm sử dụng thực tế của từng TSCĐ(Sử dụng cho công việc gì?tại công trình nào?)
- Cấp đội được phép chi sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên và được hạch toán vào chi phí sản xuất của mình. Có trách nhiệm tập hợp chi phí sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên để quyết toán với công ty(Thông qua cơ quan vật rư-xe máy và cơ quan tài chính).
- Cấp công ty tổ chức hạch toán khấu hao TSCĐ(KHCB & KHSCL) trên cơ sở kế hoạch khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn đã đăng ký với tổng công ty nhà nước.
2.3.1.1 Hạch toán tổng hợp và chi tiết TSCĐ hữu hình tại công ty:
Tài sản cố định của công ty giữa các năm biến động không nhiều, khi có nhu cầu đầu tư trang thiết bị.. công ty sẽ tiến hành mua sắm TSCĐ, bên cạnh đo có những tài sản sử dụng không mang lại hiệu quả cao hay ít sử dụng thì công ty tiến hành nhượng bán. Tuỳ từng trường hợp biến động cụ thể mà việc ghi nhận TSCĐ được dựa trên những căn cứ nhất định. Với nghiệp vụ mua sắm TSCĐ sẽ bao gồm các chứng từ như hoá đơn, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản kiểm nghiệm TSCĐ…Nếu TSCĐ tăng do nhận đIều chuyển từ đơn vị thành viên khác trong tổng công ty, kế toán phảI dựa vào quyết định đIều động của Tổng Công ty, biên bản giao nhận TSCĐ. Với nghiệp vụ giảm TSCĐ do nhượng bán sẽ dựa vào các chứng từ biên bản bàn giao TSCĐ và hoá đơn GTGT…Khi ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết TSCĐ kế toán phảI dựa vào những căn cứ trên.
Sổ tổng hợp TSCĐ của công ty gồm: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cáI tàI khoản 211, 214
Sổ chi tiết TSCĐ: sổ chi tiết TSCĐ cho toàn bộ công ty và sổ chi tiết TSCĐ theo đội sử dụng
2.3.1.2 Hạch toán khấu hao TSCĐ
Cuối mỗi tháng, kế toán TSCĐ tính khấu hao cho mỗi tài sản và phân bổ khấu hao cho từng công trình. Công ty tính khấu hao theo quyết định166/1999/QĐ/BTC ngày 30/12/1999.
2.3.1.3 Hạch toán sữa chữa TSCĐ
Tài sản cố định được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận, chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng không đều nhau. Vì vậy để phục hồi năng lực hoạt động của TSCĐ, đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất kinh doanh, cần thiết phảI tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết của TSCĐ bị hư hỏng có ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐ. Khi phát hiện TSCĐ có những bộ phân hư hỏng cần sửa chữa bộ phận sử dụng sẽ lập giấy đề nghị sửa chữa, khi giấy đề nghị được duyệt, công ty sẽ tiến hành sửa chữa.
Trình tự ghi sổ TSCĐ
Biên bản giao nhận TSCĐ
Quyết định đIều động TSCĐ
Hoá đơn GTGT…
Sổ chi tiết tàI khoản 211
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết TK 211
Sổ cái tài khoản 211
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
2.3.2 Hạch toán vật tư:
Trong quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp , chi phí nguyên vậ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của Công ty Tài chính Bưu điện Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí n Luận văn Kinh tế 0
C Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính Luận văn Kinh tế 2
D Phân tích tình hình hoạt động & xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT AG qua ba năm 2001-2003 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top