Derren

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương I: Động lực và tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. 3
I. Bản chất của động lực và tạo động lực lao động. 3
1. Động lực lao động 3
1.1 Khái niệm 3
1.2. Bản chất của động lực đó là nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu 3
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực 5
2. Tạo động lực lao động 5
2.1 Tạo động lực 5
2.2. Các học thuyết về tạo động lực 7
Chương II 11
Tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp 11
I. Những yêu cầu, nguyên tắc cơ bản và nội dung của tổ chức tiền lương. 11
1. Khái niệm tổ chức tiền lương: 11
2. Những yêu cầu của tổ chức tiền lương (Theo giao trình Tiền lương - Tiền công của PGS. TS. Nguyễn Tiệp và TS. Lê Thanh Hà) 11
2.1 Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động: 11
2.2 Tiền lương phải đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất tinh thần người lao động: 11
2.3 Tiền lương được trả phải dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động: 11
2.4 Tiền lương phải được trả theo loại cộng việc, chất lượng và hiệu quả công việc: 12
2.5 Tiền lương phải được phân biệt theo điều kiện lao động và cường độ lao động: 12
2.6 Tiền lương phải có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động: 12
2.7 Tiền lương trả cho người lao động phải tính đến các quy định của pháp luật lao động: 12
2.8 Tiền lương phải đơn giản, dễ hiểu và dễ tính toán: 12
3. Các ngyên tắc trong tổ chức tiền lương 13
3.1 Trả lương theo số và chất lượng lao động: 13
3.2 Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân 13
3.3 Trả lương theo các yếu tố thị trường 13
3.4 Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quôc dân. 14
3.5 Tiền lương phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp 15
3.6 Kết hợp hài hoà các dạng lợi ích trong trả lương. 15
4. Nội dung của tổ chức tiền lương: 16
Chương III 18
Tổ chức tiền lương với tạo động lực cho người lao động và xu hướng tạo động lực cho người lao động thông qua tổ chức tiền lương trong các doanh nghiệp VN 18
1. Tác động của tiền lương đến động lực người lao động 18
1.1 Khái niệm tiền lương: 18
1.2 Khi nào tiền lương tạo ra động lực? 18
1.3 Khi nào tiền lương không tạo ra động lực? 19
2. Trả lương như thế nào để tạo động lực cho người lao động? (Phương pháp tạo động lực thông qua tổ chức tiền lương) 20
3. Xu hướng tạo động lực cho người lao động qua tổ chức tiền lương 20
Kết luận 22
Tài liệu tham khảo 23
Lời mở đầu

Đứng trước sự thay đổỉ hang ngày của khoa học - kỹ thuật – công nghệ và sự cạnh tranh khốc liệt, nguồn nhân lực đã thực sự trở thành tài sản quý giá đối với các doanh nghiệp. Bởi vì, các doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa tên cơ sở phát huy hiệu quả nhân tố con người. Do đó, mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các nhà lãnh đạo là làm sao để khuyến khích người lao động đem hết tài năng và trí tuệ ra phục vụ cho doanh nghiệp.
Còn đối với ngưòi lao động, họ quan tâm trước hết đến các lợi ích kinh tế và coi đó là nguồn động viên quan trọng. Thực tế ở nước ta hiện nay, thu nhập của người lao động còn thấp. Chính vì vậy, với người lao động, tiền lương có tác dụng rất lớn trong tạo động lực.
Với ý nghĩa đó, em chọn đề tài “Tạo động lực cho người lao động thông qua tổ chức tiền lương của doanh nghiệp”.
Với mục đích nghiên cứu chung của để tài là: Nghiên cứu mối quan hệ giữa tiền lương và động lực lao động.
Và với mục đích cụ thể của đề tài là: Tạo động lực lao động, tổc chức tiền lương, tiền lương và tác dụng của nó tới tạo động lực cho người lao động của DN.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
1. Tạo động lực lao động là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực lao động?
2. Thế nào là tổ chức tiền lương? Nội dung của tổ chức tiền lương?
3. Tổ chức tiền lương có tác động thế nào đến tạo động lực cho người lao động?
Phạm vi nghiên cứu của để tài:
1. Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn những năm 2001 – 2007.
2. Về không gian: Nghiên cứu công tác tổ chức tiền lương và tác động của nó đến tạo động lực.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn (sử dụng số liệu thứ cấp), số liệu thu hôi từ intenet, sách báo…
2. Phương pháp chuyên gia ( Thầy hướng dẫn).
Kết cấu của để tài:
A. Lời mở đầu (lý do chọn để tài, vấn đề nghiên cứu của đề tài, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu).
B. Phần thân bài của để tài bao gồm:
Chương I: Động lực và tạo động lực cho người lao động trong các doanh nghiệp.
Chương II: Tổ chức tiền lương trong các doanh nghiệp.
Chương III: Tổ chức tiền lương với tạo động lực cho người lao động trong các doanh nghiệp và xu hướng tạo động lực cho người lao động thông qua tổ chức tiền lương trong các doanh nghiệp VN.


3. Các ngyên tắc trong tổ chức tiền lương
3.1 Trả lương theo số và chất lượng lao động:
Nguyên tắc này bắt nguồn từ qui luật phân phối theo lao động. Yêu cầu của ngyên tắc này là trả lương có phân biệt về số và chất lượng lao động, không trả lương bình quân chia đều. Nguyên tắc này đòi hỏi việc trả lương phải gắn với năng suất lao động, kết quả sản xuất biểu hiện ở chất lượng và hiệu quả của lao động. Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ ai tham gia công việc nhiều, có hiệu quả, trình độ lành nghề cao thì được trả lương cao và ngược lại.
Để thực hiện tốt nguyên tắc này, các doanh nghiệp phải có quy chế trả lương, trong đó quy định rõ rang các chỉ tiêu đánh giá công việc.
Hiện nay trong tổ chức tiền lương của nước ta chính sách tiền lương, cơ chế trả lương đang được các cơ quan chức năng không ngừng hoàn thiện, ban hành để đáp ứng yêu cầu quản lý tiền lương mang tính thống nhất, bình đẳng giữa các khu vực kinh tế. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tính tự chủ trong trả lương, trên cơ sở tuân thủ luật pháp lao động về tiền lương.
3.2 Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân
Nguyên tắc này có tính qui luật, tăng tiền lương và tăng năng suất lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nó đảm bảo cho mối quan hệ hài hoà giữa tích luỹ và tiêu dung, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Yêu cầu cuẩ nguyên tắc là không thể tiêu dung vượt quá khả năng sản xuất mà cần đảm bảo phần tích luỹ.
Nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư và tiêu dung.
3.3 Trả lương theo các yếu tố thị trường
Trong nền kinh té thị trường, đối với khu vực doanh nghiệp, tiền lương được xác định theo các yếu tố của thị trường lao động, hiệu quả kinh tế cũng như tư tưởng của người quản lý, người sử dụng lao động và chấp hành chính sách quy định về tiền lương của nhà nước. Mỗi doanh nghiệp thường có những nguyên tắc tổ chức tiền lương nhằm đảm bảo hệ thống tiền lương phù hợp với đặc điểm thực tiễn của doanh nghiệp và gắn với thị trường trong từng giai đoạn phát triển. Ví dụ tổ chức các nguồn lực tập đoàn (CRG) đã đưa ra 7 nguyên tắc cơ bản sau:
* Thuê người lao động với mức tiền công cạnh tranh trên thị trường. Người lao động biết được giá trị của mình - những giá trị thực tế và giá trị tiềm năng của những cống hiến của họ và kỳ vọng được trả công thảo đáng.
* Tiền lương phải khuyến khích, lưu giữ được những người lao động gương mẫu, chất lượng lao động cao.
* Trả lương ngang nhau cho những công việc như nhau.
* Có sự phân biệt trong trả lương với sự hoàn thành công việc.
* Cơ chế trả lương phải linh hoạt để đáp ứng được những thay đổi của doanh nghiệp và thị trường.
* Dễ giải thích, dễ hiểu, dễ quản lý và giám sát.
* Đảm bảo tương quan hợp lý giữ nghĩa vụ với nhà nước, tích luỹ của doanh nghiệp với tiền lương cho người lao động.
3.4 Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quôc dân.
Mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương là nhằm duy trì công bằng xã hội, trên cơ sở của nguyên tắc phân phối theo lao động.
Yêu cầu của nguyên tắc là đảm bảo mối quan hệ hợp lý trong trả công lao động. Trả công lao động phải phân biệt về mức độ phức tạp của lao động, điều kiện lao động, vị trí quan trọng của các ngành nghề khác nhau.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật bình quân của người lao động trong mỗi ngành. Sự khác nhau về trình độ chuyên môn kỹ thuật bình quân dẫn đến sự khác biệt về tiền lương. Mặt khác, trình độ chuyên môn kỹ thuật khác nhau trong các nghành do trình độ công nghệ; trình độ tổ chức và quản lý; chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, mức độ hội nhập quốc tế của ngành quyết định.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

KhoaBeo

New Member
Re: [Free] Tạo động lực cho người lao động thông qua tổ chức tiền lương của doanh nghiệp

dạ hiện tại mình đang cần bài này, anh/chị/bạn có thể cung cấp link đuộc khong ạ ??? Mình cảm ơn
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top