daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
B. Nội dung

Chương . Tổng quan về vấn đề tạo động lực lao động thông qua bố trí lao động trong doanh nghiệp.


Tạo động lực thông qua bố trí lao động trong doanh nghiệp không phải là vấn đề mới mẻ đối với các nhà quản trị nhân lực, song đây quả là một thách thức khó khăn đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam khi mà một lượng lớn các doanh nghiệp còn sử dụng các mô hình quản lý cũ và các quan điểm quản lý lạc hậu thời kỳ trước, nhất là trong các doanh nghiệp Nhà nước. Cùng với việc tuyển dụng ồ ạt và tiêu cực của các tổ chức, doanh nghiệp và việc áp dụng phân tích công việc còn chưa phổ biến và rộng rãi đã làm cho công tác bố trí lao động trong doanh nghiệp gặp khó khăn không ít. Điều này dẫn đến sự giảm đi một cách rõ rệt hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực khiến các tổ chức, doanh nghiệp đứng trước tình cảnh lao động thì không thiếu nhưng hiệu quả công việc lại không cao.
Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá, các doanh nghiệp, tổ chức không muốn mình bị loại ra khỏi thương trường đều phải có cái nhìn mới về quản lý nói chung và quản lý nhân lực nói riêng và thay đổi thích ứng cho phù hợp với môi trường. Để đạt được mục tiêu của mình, các nhà quản lý, lãnh đạo phải làm mọi cách để hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp mình được tiến hành một cách thuận lợi nhất. Điều đó có nghĩa là việc bố trí lao động trong doanh nghiệp phải được quan tâm thoả đáng, không chỉ là bố trí đúng người, đúng việc mà phải bố trí làm sao cho công việc kích thích được người lao động hăng say làm việc và kết quả công việc của họ cũng tạo ra một sự phấn khích, kích thích sự sáng tạo trong lao động. Đấy chính là việc tạo động lực trong lao động. ở đây, không đơn giản chỉ là đặt một người vào một vị trí công việc nào đó như là một sự so sánh số học đơn thuần. Bởi vì không phải lúc nào, tổ chức, doanh nghiệp của chúng ta cũng có sẵn những lao động phù hợp với những công việc mới hay đang thiếu người và không phải lúc nào kết quả tuyển dụng cũng đạt được mục tiêu của tổ chức. Do đó bố trí lao động trong tổ chức, doanh nghiệp thật sự là một nghệ thuật của các nhà quản trị nhân lực .
Tuy nhiên, bố trí lao động trong doanh nghiệp không phải là một nội dung độc lập. Nó liên quan đến nhiều nội dung của công tác quản trị nhân lực và nó có tác động mạnh mẽ đến nhiều hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, nhất là đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt nội dung này, doanh nghiệp cần thực hiện tốt các hoạt động khác có liên quan như việc tuyển dụng lao động, phân tích công việc , đánh giá thực hiện công việc, đặc biệt là việc phân tích công việc. Yêu cầu của bố trí lao động trong doanh nghiệp không hẳn là tìm người phù hợp với công việc mà cần xem xét trên cả khía cạnh tìm việc phù hợp với người. Như vậy, các nhà quản lý phải thật khéo léo khi sử dụng nguồn nhân lực có sẵn của mình để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp mà không làm mất đi hứng thú làm việc của người lao động. Để có thể làm được như vậy, các nhà quản lý cần nắm rõ bản chất động lực làm việc của người lao động, các yếu tố tác động đến động lực làm việc cũng như đặc điểm tâm sinh lý của người lao động và cần nắm chắc các yêu cầu, nội dung của công tác bố trí lao động cũng như mục tiêu nhu cầu và điều kiện của doanh nghiệp để có được quyết định đúng đắn. Việc ra quyết định về bố trí lao động trong doanh nghiệp bao gồm có các quyết định tuyển dụng, phân công công việc, thuyên chuyển, đề bạt,luân chuyển lao động. Bố trí lao động không chỉ là quan tâm đến công việc hiện tại của người lao động mà còn bao gồm cả hướng phát triển cho người lao động. Điều này nếu được thực hiện tốt có thể tạo ra một động lực làm việc lớn cho người lao động.

Chương Iv. một số phương hướng trong công tác tạo động lực lao động thông qua bố trí lao động
ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay

Chúng ta đã đã lần lượt tìm hiểu từ lý thuyết đên một số vấn đề thực tế tồn tại trong công tác tạo dộng lực thông qua bố trí lao động trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, em mạnh dạn đưa ra một số phương hướng để công tác này được thực hiện tốt hơn:
1. Tiến hành phân tích công việc:
Phân tích công việc là một công cụ cơ bản để thực hiện các hoạt động quản trị nhân sự. Kết quả của nó là các bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc và bản yêu cầu của công việc với người thực hiện. Thông tin từ các bản này sẽ giúp tuyển dụng được những người đúng yêu cầu, phân công lao động phù hợp, đánh giá thực hiện công việc được chính xác hơn. Từ phân tích công việc, qua đó thực hiện tốt việc bố trí lao động và trả công theo công việc. Vì vậy, để có cơ sở cho các hoạt động quản trị nhân sự tốt nhất và phát huy tối đa của các phương pháp tạo động lực công ty cần tiến hành phân tích công việc.
Đây là công việc quan trọng, bởi vì nó xác định người lao động cần làm được gì, kết quả như thế nào thì tốt nhất, và chỉ cho họ phải làm những gì, chỉ cho họ biết con đường mà họ phải đi. Kết quả từ công việc trên của nhà quản lý thì họ đưa ra được hai văn bản mô tả công việc và tiêu chuẩn để thực hiện công việc. Người lao động căn cứ vào bản mô tả công việc để từ đó hiểu và biết được những gì mình phải làm thực hiện và những tiêu chuẩn để hoàn thành nhiệm vụ đó từ đó. Chú ý khi đưa ra mục tiêu cần chú ý cân nhắc đến nhiều yếu tố như là điều kiện lao động, trình độ công nghệ, khả năng của người lao động để tránh được việc đòi ra những mức lao động sai, lạc hậu điều đó cần được xem xét ở khâu định mức lao động.

2. Thực hiện việc tuyển dụng thật tốt và công bằng khách quan.
- Trước hết cần tuyển chọn một lực lượng cán bộ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm công tác… Để thực hiện được, công ty có thể thông báo và liên hệ với một số trường đại học có đào tạo chuyên ngành quản trị nhân lực( Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân) và có một số chính sách hấp dẫn để sinh viên sau khi ra trường có thể yên tâm về các công ty công tác.
- Các công ty cần phối hợp với các trường dạy nghề đào tạo về các nghề phù hợp với các công việc của công ty tránh tuyển dụng theo kiểu “con ông - cháu cha”, để có một đội ngũ lực lượng lao động tốt góp phần quyết định đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp.

3. Thực hiện tốt công tác định mức lao động;
- Mức lao động có tác dụng khuyến khích người lao động cố gắng để hoàn thành và tạo cho họ cảm giác có ý nghĩa trong công việc.
Tại các doanh nghiệp, về định mức chưa được thực hiện tốt, hoạt động theo dõi và điều chỉnh mức không được thực hiện một cách thường xuyên, do đó mức lao động ít được điều chỉnh làm giảm động lực làm việc .
Nói chung, để thực hiện tốt công tác định mức các công ty cần tiến hành tổ chức, xắp xếp lại điều kiện sản xuất để người lao động có thể thực hiện đúng nhất khả năng lao động của mình. Trong quá trình định mức, tiến hành chụp ảnh bấm giờ với số lượng lớn để loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên đến kết quả sản xuất. Sau khi có kết quả khảo sát cần kết hợp thống kê, kinh nghiệm của người lao động để xác định mức lao động trung bình tiên tiến đảm bảo phát huy sáng tạo khả năng làm việc của người lao động.

4. Tiến hành luân chuyển và mở rộng công việc, khuyến khích sáng tạo.
- Luân chuyển công việc có nghĩa là chuyển nhân viên, người lao động qua một số công việc khác có mức độ phức tạp tương tự. Ví dụ, chuyển một công nhân từ khâu này sang khâu khác của một dây chuyền lắp ráp. Bởi nó sẽ làm tăng tính linh hoạt trong lao động, và nếu mục đích này được giải thích một cách rõ ràng cho họ và những người có liên quan thì họ sẽ cảm giác có động lực cao hơn.
- Mở rộng công việc có nghĩa là giao thêm cho nhân viên một số công việc có mức độ phức tạp tương tự với công việc đang làm của họ. Song cần có một số chính sách đãi ngộ cho họ phù hợp (như trợ cấp lương, phong chức danh cho họ trong bộ phận đảm nhiệm), để có thể kích thích họ làm việc hăng say hơn, tránh công việc mang tính chất đơn điệu.
Các công việc của người lao động cần có các mức cao phù hợp không thấp quá để họ thấy nhàm chán, cũng không nên quá cao để họ thấy bất lực. Công việc phải hơi khó một chút để đòi hỏi người lao động luân khám phá, phát huy tính sáng tạo. Điều đó làm cho người lao động cảm giác công việc có ý nghĩa và tạo động lực cao cho họ cố gắng đạt và vượt mức. Song cần có các chính sách thưởng họ kịp thời về sự sáng tạo trong công việc.(Công việc cần hứng thú và đầy thử thách).


5. Làm giàu thêm công việc:
Làm giàu thêm công việc (hay là làm cho công việc có ý nghĩa hơn) tức là thiết kế lại công việc và nơi làm việc sao cho nhân viên họ cảm giác có trách nhiệm hơn; có nhiều cơ hội hơn để tự phát triển; có thể tự kiểm soát được nhiều hơn công việc mà họ làm và có nhiều hơn về thông tin phản hồi cho kết quả thực hiện công việc của họ. Các chính sách của doanh nghiệp cần cho người lao động thấy đã được lơị ích mà họ chắc chắn sẽ đạt được nếu thực hiện tốt công việc, cũng như các công việc phải đảm bảo kết quả khi làm công việc đó hiện ra trước mắt họ. điều đó sẽ tạo động lực rất lớn cho họ làm việc và là điều kiện quan trọng gắn bó họ với tổ chức.
Làm phong phú thêm công việc ở đây có hàm ý chú trọng tới vấn đề làm cho công việc trở nên có tính chất thử thách và có nhiều ý nghĩa. Điều này xảy ra đối với công việc của nhà quản lý cĩng như công việc của những người không phải là quản lý, và nó đúng với lý thuyết về động cơ thúc đẩy của Hezberg. Trong đó các yếu tố như sự thử thách, sự thành đạt, sự thừa nhận và trách nhiệm được coi là những động học thúc đẩy thực tế. Mặc dù lý thuyết của Herzberg coi trọng các yếu tố thúc đẩy hơn là yếu tố duy trì nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong việc phát triển các phương pháp làm phong phú cho nội dung công việc, đặc biệt được dùng cho những người không làm công tác quản lý.
Sự làm phong phú thêm công việc muốn nói ở đây không phải là sự mở rộng công việc nhằm làm cho công việc đa dạng hơn bằng cách giảm bớt sự đơn điệu do phải thực hiện công việc một cách lặp đi lặp lại. Trong việc làm phong phú công việc thì sự cố gắng là nhằm làm cho công việc có ý nghĩa cao hơn về sự thách thức và thành đạt. Một công việc có thể được làm phong phú thêm bằng nhiều cách. Nhưng ta cũng có thể làm cho nó phong phú thêm bằng nhiều cách tạo cho các công nhân, nhân viên quyền tự do hơn trong quyết định các vấn đề, các phương pháp làm việc hay là sự khuyến khích tham gia của cấp dưới để cùng thực hiện nhiệm vụ chung hay là việc cung cấp các thông tin phản hội về sự hoàn thành công việc của họ trước khi báo cáo cho cấp trên của họ…

6.Quan tâm đến đào tạo và phát triển
Quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển về văn hoá chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng thích hợp để đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của người lao động. Vấn đề ở đây là tổ chức phải biết được nhu cầu của mỗi nhân viên của họ, họ có muốn đào tạo không? Nếu có và họ được đáp ứng thì hiệu quả của quá trình đào tạo đầu tư vào con người của doanh nghiệp là rất tốt còn không họ không cần đào tạo mà họ cần thứ khác kia thì nó lại phản tác dụng các nhà tổ chức phải cân nhắc và quyết định chính xác.

7. Tạo điều kiện lao động thuận lợi và kích thích tâm lý thẩm mỹ trong sản xuất.
- Loại trừ các trở ngại cho việc thực hiện công việc: Loại trừ các yếu tố không cần thiết các trở ngại ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công việc. Bằng cách cung cấp các điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc, các phương tiện phục vụ cho quá trình làm việc phải bố trí cho phù hợp khi cần là có, ngoài ra các điều kiện bên ngoài tác động rất mạnh tới người lao động đặc biệt là tâm lý các điều kiện như nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, màu sắc, cường độ làm việc số lượng các thao thác, động tác… Thực tế qua nghiên cứu các nhà tâm lý người lao động mạnh mẽ từ đó ảnh hưởng đến khả năng làm việc độ hướng thù trong công tác việc để dẫn đến sự mệt mỏi dễ gây tai nạn lao động… Do vậy nhà tổ chức, quản lý cần quan tâm đến vấn đề vấn đề này nó cũng là điều kiện quan trọng việc xây dựng phương hướng tạo động học đạt hiêụ qủa cao.
-Trong tổ chức lao động, việc giảm mệt mỏi cho người lao động là một hướng quan trọng để nâng cao chất lượng thực hiện công việc. Để thực hiện việc này các tổ chức, công ty phải chú ý đến môi trường làm việc- điều kiện làm việc của người lao động, và kích thích thẩm mỹ trong lao động.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của cơ quan điều hành Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng khả năng tạo động lực của chính sách đãi ngộ tại công ty TNHH MTV Duyên Hải Luận văn Kinh tế 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo học phần sinh học cơ thể Luận văn Sư phạm 0
D nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần dệt may huế Luận văn Kinh tế 0
D Tạo động lực làm việc cho công nhân nhà máy may Veston Hòa Thọ Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ CỦA CÔNG TY SÁCH ALPHA Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá khả năng tạo động lực lao động của chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty Cổ phần Bưu chính Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top