rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
1. Khái niệm đạo đức kinh doanh 3
1.1. Khái niệm đạo đức 3
1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh 3
1.3. Nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức kinh doanh 4
1.4. Phạm vi ứng dụng đạo đức kinh doanh 4

2. Ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh đến sự thành công của doanh nghiệp
2.1. ĐĐKD điều chỉnh hành vi chủ thể kinh doanh 6
2.2. ĐĐKD góp phần vào chất lượng doanh nghiệp 8
2.3. ĐĐKD góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên 9
2.4. ĐĐKD góp phần làm hài lòng khách hàng 11
2.5. ĐĐKD góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp 13
2.6. ĐĐKD góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia 14
3. Kết luận 17
2
1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh:
1.1 Khái niệm đạo đức:
Để làm rõ khái niệm đạo đức trong kinh doanh, trước tiên ta cần tìm hiểu khái niệm
về “đạo đức”.
Đạo đức là tập hợp các quan điểm về thế giới, về phong cách sống của một cá
nhân, một nhóm người hay rộng hơn là của một tầng lớp xã hội. Đạo đức là khái niệm về
những nguyên tắc luân thường đạo lý của con người, thuộc phạm trù tốt hay xấu, đúng
hay sai. Đạo đức thường gắn liền với một nền văn hóa, tôn giáo, quan điểm về nhân văn,
triết học và luật lệ xã hội.
Tại nhiều quốc gia châu Á, nơi học thuyết của Khổng Tử được đề cao và truyền bá
rộng rãi. Ổn định xã hội dựa trên quan hệ không bình đẳng giữa các cá nhân. Gia đình là
tế bào của mọi tổ chức xã hội. Hành vi đạo đức đúng mực là cư xử với người khác theo
cách mà bản thân mong muốn được người khác đối xử. Và các việc cần làm trong đời của
người có tư cách đạo đức là học tập và rèn luyện kỹ năng, làm việc chăm chỉ, không tiêu
xài quá mức cần thiết, kiên trì và bền bỉ. Thể diện là quan trọng nhất và người có tư cách
đạo đức luôn cố gắng kiềm chế trong mọi hoàn cảnh.
Đạo đức có những đặc điểm sau:
- Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực và tính địa phương.
- Nội dung các chuẩn mực đạo đức có thể thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể.
- Cần phân biệt đạo đức với pháp luật: đạo đức không có tính cưỡng chế, cưỡng bức
mà mang tính tự nguyện.
1.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh:
Kinh doanh là hoạt động của các cá nhân hay tổ chức nhằm đạt được những mục
tiêu về lợi nhuận thông qua các hoạt động như: quản trị, sản xuất, tiếp thị, tài chính kế
toán,…Đạo đức kinh doanh liên quan đến những nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh, trong điều
3
kiện môi trường kinh doanh của cá nhân và tổ chức đó. Trên cơ sở đó, hiện nay có rất
nhiều định nghĩa về đạo đức kinh doanh như:
- Giáo sư Phillip V. Lewis từ trường đại học Abilene Christian, Mỹ sau quá trình
nghiên cứu, thu thập thông tin từ nhiều định nghĩa khác nhau đã tổng hợp và đúc kết ra

khái niệm về đạo đức kinh doanh như sau: “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc,
tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hay luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử
chuẩn mực và sự trung thực (của một cá nhân hay tổ chức kinh daonh) trong những
trường hợp nhất định”.
- Ferrels và John Fraedrich lại có định nghĩa khác, có nhiều điểm tương đồng với
định nghĩa của Lewis nhưng thể hiện rõ ràng hơn, theo đó: “Đạo đức kinh doanh bao
gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh
doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, có phù hợp với đạo
đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có
quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng”.
1.3 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:
Đạo đức kinh doanh dựa trên nền tảng những chuẩn mực, luân lý về đạo đức:
- Về mặt kinh tế - xã hội: Chú trọng đến lao động tập thể, tính đoàn kết, tự giác và
sang tạo trong tập thể. Ngoài ra, còn kết hợp hài hòa với tinh thần yêu nước, hòa nhập
quốc tế và đề cao chủ nghĩa nhân đạo.
- Về mặt cá nhân: Đề cao các phẩm chất tốt đẹp của con người tham gia lao động:
trung thực, khiêm tốn, sáng tạo, có trách nhiệm cao trong công việc, biết gắn kết lợi ích
của doanh nghiệp với lợi ích khách hàng và xã hội; đồng thời đề cao trách nhiệm xã hôi.
1.4. Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh:
Đạo đức kinh doanh thể hiện trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp từ khi thành lập, vận hành đến khi giải thể. Đăc biệt trong kinh tế thị
trường còn nảy sinh những vấn đề xã hội cấp thiết như: lợi nhuận, cạnh tranh, môi trường
kinh doanh…Vì vậy, những bên liên quan đến các tổ chức, các đơn vị hoạt động kinh
4
doanh như các thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ
đông, chủ doanh nghiệp, người làm công đều là các đối tượng phải áp dụng đạo đức
kinh doanh.
2. Ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp:
Thực tế đã cho thấy, nếu các doanh nghiệp xây dựng các chuẩn mực, triết lý kinh
doanh dựa trên nền tảng đạo đức tốt, tôn trọng các giá trị bền vững từ bên trong (như
người lao động, văn hóa công ty,…) cũng như các chủ thể tương tác bên ngoài (như
khách hàng, nhà đầu tư, xã hội, môi trường tự nhiên…) thì sẽ phát triển ngày càng lớn
mạnh và bền vững; sức mạnh thương hiệu ngày càng được nâng cao trên thương trường.
Ngược lại, nếu thiếu đạo đức và kỷ cương quản trị, sẽ dễ trở thành một doanh nghiệp của
cơ hội, kinh doanh chụp giật, đầu cơ…
Phần lớn những doanh nhân thành công ở các thị trường mới nổi cho rằng việc kiếm
tiền cho doanh nghiệp là một hoạt động hoàn toàn về kinh tế, không liên quan gì đến đạo
đức xã hội hay tôn giáo, triết lý. Họ thường bào chữa cho các hành xử sai trái trong công

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

timtailieuhay

New Member
mod tải sai link rùi ( k phải bài đó ) link bài nay cơ mod giúp coi tải lại e với thanks add nhiều..

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top