Download miễn phí Lý luận chung về nghiệp vụ huy động vốn và hoàn trả





 

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ 1

1. Ý nghĩa của chu trình 1

2. Khái quát về các tài khoản và chứng từ, sổ sách: 2

3. Đặc điểm chu trình ảnh hưởng tới công tác kiểm toán báo cáo tài chính 2

4. Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát của chu trình 4

5. Mục tiêu kiểm toán chu trình huy động và hoàn trả 4

PHẦN II: KIỂM TOÁN PHIẾU NỢ PHẢI TRẢ 6

1. Khái quát về các tài khoản(Hình 3) 8

2. Các mục tiêu kiểm toán 8

3. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (thử nghiệm tuân thủ) 9

4. Các khảo sát cơ bản (thử nghiệm cơ bản) 9

PHẦN III: KIỂM TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 19

I. Nguồn vốn chủ sở hữu - các vấn đề về kiểm toán 19

1. Khái niệm 19

2. Đặc điểm 19

3. Kiểm soát nội bộ và thử nghiệm kiểm soát 19

4. Khảo sát cơ bản đối với nguồn vốn chủ sở hữu (thử nghiệm cơ bản) 20

II. Khái quát về kiểm toán vốn cổ phần 23

1. Vốn cổ phần và tầm quan trọng của vốn cổ phần 23

2. Sự cần thiết phải kiểm toán vốn cổ phần 24

3. Kiểm toán cổ phần vốn và vốn góp 24

III.Kiểm toán cổ tức 28

1. Khái quát 28

2. Kiểm toán cổ tức 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ốn của đơn vị là đi vay vốn của ngân hàng hay của các tổ chức, cá nhân khác. Kiểm soát nội bộ đối với các khoản vay chủ yếu là thực hiện nguyên tắc " uỷ quyền và phê chuẩn". Các khoản vay phải được ghi (Lập) trong kế hoạch vay vốn, trong đó giải trình về nhu cầu vay, mục đích sử dụng và phương án trả nợ tiền vay, trả lãi vay... Kế hoạch vay phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc quản lý các khoản vay phải tổ chức theo dõi chi tiết tình hình vay, trả theo từng chủ nợ và từng khoản vay. Định kỳ số dư nợ vay phải được đối chiếu với các chủ nợ.
Các thủ tục khảo sát nội bộ ở đây bao gồm:
* Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ: Chủ yếu dựa vào quan sát, tìm hiểu để mô tả cơ cấu kiểm soát nội bộ hiện hành của khách hàng ( bằng bảng tường thuật hay bằng lưu đồ)
* Xem xét về các qui định phân công và uỷ quyền trong quản lý tiền vay có được thực hiện hợp lý và đảm bảo nguyên tắc hay không.
*Xem xét về việc phân nhiệm rõ ràng và đúng nguyên tắc "Bất kiêm nhiệm" giữa các việc phê duyệt, việc thực hiện thu chi và việc ghi sổ kế toán về tiền vay hay không.
Dựa vào kết quả khảo sát đối với kiểm soát nội bộ nói trên, kiểm toán viên đánh giá lại mức độ rủi ro kiểm soát và điều chỉnh chương trình kiểm toán cho phù hợp.
Cũng cần lưu ý là đối với các khoản vay dài hạn thường trong năm phát sinh không nhiều và lại với số tiền lớn, nên việc thực hiện khảo sát kiểm soát thường kết hợp trong cùng quá trình khảo sát cơ bản.
4. Các khảo sát cơ bản (thử nghiệm cơ bản)
a) Các khảo sát nghiệp vụ
Các khảo sát của nghiệp vụ phiếu nợ phải trả bao gồm việc phát hành các phiếu nợ và hoàn trả vốn gốc và tiền lãi. Các khảo sát kiểm toán là một phần của các khảo sát nghiệp vụ các khoản thu tiền mặt và chi tiền mặt. Các khảo sát bổ sung của nghiệp vụ thưòng được thực hiện như một phần của các khảo sát chi tiết số dư vì tính trọng yếu của từng nghiệp vụ cụ thể.
Các khảo sát nghiệp, phiếu nợ phải và tiền lãi liên quan phải chú trọng vào việc khảo sát quá trình kiểm soát nội bộ quan trọng được đề cập ở phần trên. Ngoài ra, việc thu và chi đúng số tiền (sự đánh giá) cũng được nhấn mạnh.
Cụ thể các khảo sát nghiệp vụ phiếu nợ phải trả (tiền vay) tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:
Bảng 1: Khảo sát nghiệp vụ phiếu nợ phải trả và tiền lãi
Mục tiêu kiểm soát nội bộ
Các khảo sát nghiệp vụ
1.Có căn cứ hợp lý
Xem xét xem các chứng từ có đầy đủ hợp lệ và minh chứng được cho các khoản vay chẳng hạn như số tiền vay có đúng theo các hợp đồng, khế ước vay hay không, các khoản thanh toán có đầy đủ chứng từ hợp lệ hay không(phiếu chi, bản sao phiếu nợ...)
2.Sự phê chuẩn đúng đắn
Xem xét việc phê chuẩn thủ tục, chứng từ, hợp đồng khế ước vay của đơn vị vay và ngân hàng cho vay có đúng đắn hay không về số tiền vay lãi suất, thời hạn vay, cách hoàn trả, lãi sau thế chấp...
Việc kiểm soát các nghiệp vụ phê chuẩn các thủ tục vay tiền được kiểm toán viên khảo sát đối với từng hợp đồng hay khế ước vay
3.Tính đầy đủ
Khảo sát quá trình hạch toán các khoản tiền vay trên sổ kế toán có đúng đắn và đầy đủ không
4.Sự đánh giá
- Khảo sát quá trình việc hoàn trả vốn vay và tiền lãi, kiểm toán viên cần chú ý đến việc tính toán các khoản lãi và vốn vay phải trả trong từng kỳ có đúng đắn và phù hợp với hợp đồng và khế ước hay không.
- Việc mở các sổ phụ (sổ chi tiết) để theo dõi chi tiết theo từng đối tượng cho vay cũng thật cần thiết đối với doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp có thực hiện đúng đắn và đầy đủ không. Ngoài ra việc ghi đúng số tiền vay, tỷ suất lãi vay, thời hạn vay cũng cần được kiểm toán viên nhấn mạnh khi kiểm toán.
5.Sự phân loại
Xem xét việc mở các tài khoản và phân loại các khoản vay(ngắn hạn, dài hạn ) hay chuyển từ tài khoản vay dài hạn đã đến hạn trả sang mục vay ngắn hạn có đúng không.
6.Thời hạn
Xem xét việc ghi sổ các khoản vay và trả nợ vay có đúng với thời gian vay vốn và hoàn trả lãi vay được ghi trên hợp đồng, khế ước vay hay không, quá trình việc hoàn trả vốn vay và tiền lãi có đúng không. Các khoản thanh toán định kì tiền lãi vay và tiền gốc vay được kiểm toán viên xem xét cùng với khảo sát quá trình thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Khảo sát quá trình quy đổi ngoại tệ vay có đúng chế độ và tỷ giá ngoại tệ của từng kỳ hay không. Việc khảo sát đó được kiểm toán viên xem xét quá trình mà kế toán ở đơn vị đánh giá số vay bằng ngoại tệ theo tỷ giá thực tế tại cuối mỗi kỳ hạch toán có được thực hiện không và tỷ giá quy đổi trong việc đánh giá lại đó có phù hợp với thực tế tỷ giá của Ngân hàng nhà nước công bố hay không.
7.Quá trình chuyển sổ và tổng hợp
Quá trình kiểm tra độc lập định kỳ của doanh nghiệp về việc tính toán, ghi chép các khoản tiền vay, lãi vay và thanh toán chúng cũng là một trong các quá trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp về tiền vay. Do vậy kiểm toán vien có thể khảo sát các dấu hiệu kiểm tra độc lập của những nhân viên của doanh nghiệp đối với việc ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp về tiền vay và phí tổn vay.
Nếu có những dấu hiệu kiểm tra độc lập của bản thân đơn vị về những vấn đề liên quan đến hạch toán tiền vay thì kiểm toán viên cũng có thêm cơ sở để xác định mức độ tin cậy về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của đơn vị.
Thông thường các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vay vốn không phải là thường xuyên và nhiều nên viẹc khảo sát nghiệp vụ có thể được kiểm toán viên xem xét đối với từng nghiệp vụ cá thể có số tiền trọng yếu.
b) Các khảo sát chi tiết số dư
Điểm bắt đầu bình thường của cuộc kiểm toán phiếu nợ phải trả là bảng liệt kê phiếu nợ phải trả và tiền lãi tính dồn do khách hàng cung cấp cho kiểm toán viên. Một bảng liệt kê điển hình được trình bày trên hình 4. Bảng liệt kê thông thường gồm các thông tin chi tiết của tất cả các nghiệp vụ xảy ra trong năm của vốn gốc và tiền lãi, các số dư đầu kỳ và cuối kỳ của phiếu nợ và tiền lãi phải trả và thông tin miêu tả về các phiếu nợ. Thí dụ như ngày đến hạn, lãi suất và tài sản bị thế chấp như vật cầm cố.
Khi có nhiều nghiệp vụ liên quan đến phiếu nợ trong năm thì không thể có thông lệ là có được bảng liệt kê như hình thức được trình bày trên hình 4 . Trong trường hợp đó kiểm toán viên có khả năng yêu cầu khách hàng lập một bảng liệt kê chỉ gồm những phiếu nợ nào có số dư chưa thanh toán vào ngày cuối năm. Bảng này trình bày một sự mô tả về từng phiếu nợ, số dư cuối kỳ của nó và số tiền lãi phải trả vào lúc cuối năm, kể cả vật cầm cố và lãi suất. Cụ thể các thông tin chi tiết trên bảng liệt kê đó thường gồm số dư đầu kỳ, ngày vay, ngày đến hạn, lãi suất, tiền lãi phải trả... chi tiết cho từng khoản tền vay (từng hợp đồng, khế ước vay). Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản vay(vay ngắn hạn, vay dài hạn, vay ngoại tệ.) thì cần lập bảng liệt kê chi tiết từng loại vay.
Hình ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top