rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Túi nhựa xuất hiện cách đây khoảng 150 năm - do nhà hóa học Anh, Alexander
Parkes phát minh, và đến nay chưa xác định chính xác được thời gian nó phân hủy.
Tuy nhiên, các nhà môi trường, khoa học gia đều cho rằng quá trình túi ni lông phân
hủy có thể mất từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Dù
đã phân huỷ và lẫn vào đất thì chất nhựa PVC sẽ làm đất bị trơ, không giữ được nước
và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng .
Túi polyetylen (PE) hay còn gọi là túi ni lông được sử dụng lần đầu tiên vào những
năm 50 của Thế kỷ trước. Năm 1958, bắt đầu cạnh tranh với các loại túi giấy trong các
hiệu giặt khô.
Trong vòng 1 thập kỷ, gần 1/3 lượng túi ni lông được sử dụng để gói bánh mì. Vào
giữa những năm 70, nhiều tiểu thương Hoa Kỳ đã chuyển sang sử dụng túi ni lông làm
túi đựng hàng hóa thay thế cho túi giấy. Từ khi xuất hiện trong các siêu thị ở Hoa Kỳ
vào cuối thập niên 1970, túi ni lông đã có mặt khắp mọi nơi, là vật không thể thiếu của
người mua hàng trên thế giới. Nó nhẹ, chắc và rẻ hơn so với túi giấy. Ước tính, mỗi
năm nhân loại sử dụng khoảng 500 tỉ đến 1.000 tỉ túi nhựa.
Năm 1990, hoạt động tái chế túi nhựa tiêu dùng bắt đầu được tiến hành thông qua
mạng lưới thu gom tại siêu thị ở Hoa Kỳ và trong vòng 2 năm, gần một nửa số siêu thị
ở nước này đã có các kế hoạch thu gom túi nhựa tái chế tại cửa hàng. Vào năm 1996,
cứ 5 túi đựng hàng thì có tới 4 túi bằng ni lông.
Không kể những tác hại môi trường mà các thế hệ sau phải gánh chịu, túi ni lông
còn gây ra nhiều tác hại trước mắt, trực tiếp vào người sử dụng. Rác thải nhựa làm tắc
các đường dẫn nước thải gây ngập lụt cho đô thị, dẫn đến ruồi muỗi phát sinh, lây
truyền dịch bệnh… Bao bì ni lông cũng đe doạ trực tiếp tới sức khoẻ con người vì nó
chứa chì, cadimi… (có trong mực in tạo mầu trên các bao bì) có thể gây tác hại cho
não và là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi.
Vấn đề đối với rác thải nhựa là chúng không phân huỷ thành các chất vô hại, phân
huỷ rất chậm trong môi trường tự nhiên và là chất thải tồn tại lâu dài. Quá trình sản
xuất ra chai nhựa PET làm phát thải chất độc cao hơn 100 lần vào môi trường không
khí và nước, so với quá trình sản xuất chai thuỷ tinh cùng kích cỡ.
Các phát thải khác từ quá trình sản xuất nhựa gồm SO2, NOx, methanol, ethylene
oxide và các hợp chất hữu cơ bay hơi (volantile organic compounds-VOCs). Ngoài ra,
quá trình sản xuất và đốt cháy nhựa cũng tạo ra dioxin, một chất có độc tính rất cao
ngay cả ở nồng độ thấp. Bụi nhựa có thể hấp thụ chất độc như polychlorinated
biphenyl (PCBs) và thuốc bảo vệ thực vật DDT và tích tụ trong môi trường gây hại
đến sức khoẻ con người.
Để đối phó với nguồn ô nhiễm này, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã có những biện
pháp hạn chế và thậm chí cấm hẳn việc phát túi ni lông cho khách hàng, nhưng ở Việt Nam
thì chưa. Luật Môi trường Việt Nam đã có mục quy định về vấn đề này, nhưng chúng ta vẫn
chưa thể ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể. Hy vọng trong thời gian tới Việt Nam sẽ
áp dụng các biện pháp có thể nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông góp phần bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
4
I. KHÁI NIỆM VỀ NHỰA PHẾ THẢI CHẤT THẢI NI LÔNG
Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE), sau khi sử dụng trở
thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt còn có các loại nhựa khác cũng có chứa các
loại nhựa phế thải. Rác thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm
phần lớn là nhựa PE.
1.1. Các loại chính thường gặp: Polyethylene (LDPE; HDPE…); Polypropylene
(PP); Polyvinyl chlorid (PVC); Polystyrene (PS) ngoài ra trong rác thải sinh hoạt
thường gặp loại nhựa Polyester và Polyethylene telephthalate (PET).
Vật liệu nhựa đã được phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20, được ứng dụng nhiều
trong đời sống sản xuất và quốc phòng. Nhiều loại đã thay thế các vật liệu truyền
thống như gỗ, thuỷ tinh, giấy, sắt thép làm bao bì, các chi tiết máy móc trong các
ngành như xây dựng, điện, điện tử và ô tô..
Sản lượng nhựa trên thế giới tăng bình quân hàng năm khoảng 3,5%. Năm 1997,
tổng sản lượng nhựa nói chung của thế giới là 127 triệu tấn, riêng Tây Âu là 27,978
triệu tấn, trong đó LDPE chiếm 20,5%, HDPE: 14%.
Chỉ tính riêng LDPE năm 1999 thế giới đã sản xuất 27,4 triệu tấn, năm 2000: 33,8
triệu tấn, HDPE năm 1999 là 16,3 triệu tấn, năm 2000: 20,6 triệu tấn.
Sản lượng LDPE của châu Á năm 1999: 5,5 triệu tấn; năm 2000: 7,8 triệu tấn;
HDPE năm 1999: 4,3 triệu tấn;năm 2000: 6,5 triệu tấn.
Mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người năm 1994 của một số nước và lãnh thổ trên
thế giới: Đài Loan (Trung Quốc) 144kg/người/năm; Hoa Kỳ:108kg/người/năm;
Singapo: 105,5kg/người/năm; Nhật Bản: 85kg/người/năm; Hàn Quốc: 79,4
kg/người/năm; Việt Nam năm 1994: 3,5kg/người/năm; 1998: 5,3 kg/ người/năm: năm
2003: 15 kg/người/năm.
1.2. Nhựa phế thải
Tất cả các đồ vật bằng nhựa sau sử dụng thải ra môi trường đều trở thành nhựa phế
thải. Theo tính chất của từng loại có thể phân ra như sau:
- Nhựa LDPE: Bao gói hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm là các túi ni lông; các chai
truyền dịch và xi lanh tiêm nhựa…
- Nhựa HDPE : Các loại chai nhựa đựng dầu gội đầu; sữa tươi, dầu nhớt và các đồ
gia dụng bằng nhựa….
- Nhựa PET: Vỏ chai nước khoáng, nước mắm, dầu ăn…..
- Nhựa PVC: Ống nước; tấm lợp nhựa; dây điện….
- Nhựa PP: Bao bì xác rắn; một số loại nhựa cứng…..
- Nhựa PS: Hộp xốp bọc vỏ máy; vỏ bút bi, cốc đựng nước….
1.3. Quản lý và xử lý chất thải nhựa:
* Trong quản lý và xử lý chất thải nhựa có thể được chia ra theo các công đoạn sau:
- Thu gom;
- Nhận dạng;
- Kiểm tra dòng chất thải độc hại;
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá tiềm năng từ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ biogas quy mô hộ gia đình ở tỉnh An Giang Khoa học Tự nhiên 0
D Đa dạng di truyền vi khuẩn tổng hợp chất kết tụ sinh học và ứng dụng xử lý nước thải sau biogas Khoa học Tự nhiên 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top