daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Dưới sức ép của
quy luật cạnh tranh, các doanh nghiệp khi tham gia thị trường buộc phải tìm
nhiều biện pháp nâng cao năng lực kinh doanh để tồn tại và phát triển trên thị
trường. Một trong những biện pháp nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh
nghiệp trên thị trường đó là tập trung các nguồn lực kinh tế nhằm tạo nên sức
mạnh tổng hợp cho doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp tham gia tập trung
kinh tế. Những biện pháp nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp
trên thị trường được gọi là tập trung kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thị trường, các hình thức, biện pháp tiến hành tập trung kinh tế diễn ra ngày
càng phổ biến và trở thành một phần quan trọng của quyền tự do kinh doanh
được pháp luật thừa nhận. Chính vì vậy cần có sự kiểm soát những hành vi này
để tránh tình trạng hình thành các doanh nghiệp lớn có sức mạnh khống chế thị

1


trường. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin tìm hiểu đề tài:“Thực trạng
pháp luật cạnh tranh Việt Nam về tập trung kinh tế”. Do kiến thức còn nhiều

thiếu sót, em hy vọng sẽ nhận được sự góp ý từ phía thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về tập trung kinh tế
1. Khái niệm và đặc điểm
Trong khoa học kinh tế, tập trung kinh tế được nhìn nhận là chiến lược
tích tụ vốn và tập trung sản xuất hình thành các chủ thể kinh doanh có quy mô
lớn nhằm khai thác lợi thế nhờ quy mô.
Dưới góc độ pháp luật, tập trung kinh tế được pháp luật của nhiều nước
hướng vào việc xác định các dấu hiệu cũng như hình thức thực hiện tập trung
kinh tế mà không đưa ra quy định giải thích tập trung kinh tế là gì. Pháp luật
cạnh tranh Việt Nam cũng không đưa ra khái niệm mang tính khái quát để định
nghĩa hành vi tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hình thức tập trung kinh tế.
Theo Điều 16 Luật cạnh tranh 2004:

2


“Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm:
1. Sáp nhập doanh nghiệp;
2. Hợp nhất doanh nghiệp;
3. Mua lại doanh nghiệp;
4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
5. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật”.
Hành vi tập trung kinh tế có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi tập trung kinh tế là các doanh nghiệp
theo Luật cạnh tranh 2004. Đối với từng hình thức tập trung kinh tế, chủ thể
thực hiện phải đáp ứng những yêu cầu nhất định. Các doanh nghiệp tham gia tập
trung kinh tế có thể là doanh nghiệp hoạt động trên cùng hay không trên cùng
một thị trường liên quan. Tuy nhiên, theo quy định của Luật cạnh tranh, hiện
nay Luật mới chỉ tập trung kiểm soát những hành vi tập trung kinh tế giữa các
doanh nghiệp hoạt động trên cùng thị trường liên quan.
Thứ hai, hành vi tập trung kinh tế được thực hiện dưới những hình thức
nhất định theo quy định của pháp luật. Bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp, hợp
nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp.
Thứ ba, hậu quả của hành vi tập trung kinh tế là làm thay đổi tương quan
cấu trúc cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời dễ hình thành các doanh nghiệp có
sức mạnh thị trường, có ảnh hưởng tới cạnh tranh.
2. Các hình thức tập trung kinh tế

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đàm phán trong kinh doanh hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn Luận văn Sư phạm 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top