tran_du

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước việc phát hiện và bồi dưỡng
nhân tài luôn được nhà nước ta rất coi trọng. Bia tiến sĩ ở Quốc Tử Giám đã khắc
những dòng bất hủ "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế
nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Đó là
nguyên lí sống còn để dựng nước và giữ nước của ông cha ta.
Ngày nay chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của sự văn minh hiện đại cùng
với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,
đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng tạo nên sức mạnh của mỗi
quốc gia trong chiến lược phát triển. Xã hội phồn vinh ở thế kỉ XXI phải là một xã
hội “dựa vào tri thức”, dựa vào năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo, trí tuệ thông
minh tài năng sáng chế của con người. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi
mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục là khâu then chốt”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của chính
phủ đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng
dụng khoa học, công nghệ, coi trọng phát triển năng lực người học. Bởi vậy, “Nâng
cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài” luôn là một nội dung quan
trọng trong chiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta. Việc
phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về các môn học ở bậc học
phổ thông là bước khởi đầu quan trọng để góp phần đào tạo các em trở thành những
nhân tài, thành nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước góp phần xây dựng đất
nước phát triển bền vững hơn trên con đường XHCN.
Hiện nay công tác BDHSG được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là
công tác mũi nhọn, là tiêu chí thi đua của giáo viên trực tiếp giảng dạy nói riêng và
của nhà trường nói chung. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác phát hiện và bồi
dưỡng học sinh có năng khiếu về các môn học nói chung và môn Hoá học nói riêng
ở trường THPT còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Trước hết là do kinh nghiệm của giáo viên trong việc phát hiện học sinh có năng
khiếu về môn Hoá học còn thiếu, bản thân giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc
xác định phẩm chất và năng lực cần có của học sinh giỏi Hoá học và các biện pháp
nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực đó.
Trong dạy học Hóa học, bài tập có tác dụng lớn về mặt trí dục và đức dục:
Giúp học sinh hiểu đúng, hiểu sâu hơn các khái niệm hóa học, củng cố và khắc sâu
các kiến thức hóa học cơ bản, góp phần hình thành và rèn luyện các kĩ năng hóa học
như kĩ năng thiết lập phương trình hóa học, kĩ năng tính toán; vận dụng kiến thức
hóa học vào thực tiễn. Giúp học sinh phát triển tư duy, rèn trí thông minh và năng
lực sáng tạo. Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học
để giải đáp hay giải quyết những vấn đề được đặt ra trong học tập hay trong thực
tiễn. Bài tập Hóa học giữ một vai trò quan trọng trong dạy và học Hóa học, đặc biệt
là sử dụng hệ thống bài tập để phát triển năng lực khoa học như nhận thức, phát
hiện - giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học cho học sinh. Tuy vậy, hiện nay hệ thống
bài tập dùng để BDHSG HH nói chung và đồng thời việc sử dụng hệ thống bài tập
này trong quá trình BDHSG còn nhiều hạn chế nên công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi của nhiều giáo viên chưa đạt được kết quả cao.
Xuất phát từ những lí do trên, tui chọn đề tài “Bồi dưỡng học sinh giỏi thông
qua dạy học phần Kim loại, Hóa học 12”
2. Mục đích nghiên cứu
Tuyển chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại cương về
kim loại và đề xuất cách sử dụng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập đó BDHSG
nhằm đạt thành tích cao trong các kì thi HSG cấp tỉnh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc phát hiện và BDHSG HH ở
trường THPT.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức lí thuyết và bài tập đại cương kim loại.
- Tuyển chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập (tự luận và
TNKQ) phần đại cương kim loại dùng để BDHSG trường THPT.
- Đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại
cương kim loại để BDHSG trường THPT.
- Thực nghiệm sư phạm với hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại
cương kim loại để BDHSG trường THPT.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT.
Đối tượng nghiên cứu là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học dựa vào
hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại cương kim loại, Hóa học 12.
Phạm vi nghiên cứu là hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại cương
kim loại, Hóa học 12 để BDHSG ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu tuyển chọn, xây dựng được hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại
cương kim loại, Hóa học 12 có chất lượng tốt, đồng thời biết sử dụng nó một cách
hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng BDHSG HH ở các trường
THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học
hóa học, các tài liệu về BDHSG, các đề thi học sinh giỏi, . . .
- Phân tích và tổng hợp các số liệu điều tra.
- Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên internet có liên quan đến đề tài.
- Đọc, nghiên cứu và xử lý các tài liệu.
6.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực tiễn công tác BDHSG ở trường THPT.
- Tập hợp và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa lớp 12 và các đề thi học sinh
giỏi, đề thi vào đại học và cao đẳng, các tài liệu tham khảo khác để tuyển chọn và xây
dựng hệ thống bài tập tự luận và TNKQ phần kim loại.
- Thông qua thực nghiệm sư phạm đánh giá chất lượng hệ thống bài tập từ đó
đúc kết kinh nghiệm BDHSG ở trường THPT.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.
7. Phạm vi và giới hạn của đề tài
- Nội dung: Bài tập phần kim loại dùng BDHSG HH.
- Đối tượng: HS dự thi HSG cấp tỉnh.
- Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm: Trường Văn Lang, trường THPT Hòn
Gai thuộc thành phố Hạ Long và trường THPT Đầm Hà thuộc huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7 năm 2013 tới tháng 10 năm 2014.
8. Đóng góp của đề tài
- Tuyển chọn và xây dựng được hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại
cương kim loại có chất lượng giúp cho giáo viên có thêm nguồn tài liệu dùng trong
việc BDHSG trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất được biện pháp sử dụng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần
đại cương kim loại trong việc BDHSG.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tuyển chọn xây
dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập BDHSG.
Chương 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại cương kim
loại dùng trong BDHSG HH ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

cbtkk

New Member
Re: Bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua dạy học phần Kim loại, Hóa học 12 : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 01 11

Link die rồi mod ơi. Cho link mới đi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top