daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

I. VĂN HỌC - KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VỀ VĂN CHƯƠNG
1. Văn chương là gì?
Trong vòng mấy chục năm lại đây hai khái niệm "Văn chương" và "Văn học" bị dùng
lẫn lộn. Cái gọi là Văn chương thì được dùng "Văn học" để thay thế. Còn cái gọi là "Văn
học" thì được dùng "Khoa Văn học " hay khoa "Nghiên cứu văn học" để thay thế.
Sự lẫn lộn này không đơn thuần là lẫn lộn và tên gọi mà, lắm khi, dẫn đến sự hiểu lầm
về bản chất.
Vậy, Văn chương là gì? Văn chương là khái niệm dùng để chỉ một ngành nghệ thuật -
nghệ thuật ngôn từ (chứ không phải khoa học). Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để
xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống.
2. Văn học là gì?
Văn học là khoa học nghiên cứu về văn chương. Nó lấy các hiện tượng văn chương
nghệ thuật làm đối tượng cho mình.
Sơ đồ về mối quan hệ giữa văn chương và văn học
như sau: Văn học ( Văn chương ( Ðời
sống
Quan hệ giữa văn chương và văn học là quan hệ giữa đối tượng và chủ thể, giữa nghệ
thuật và khoa học; văn chương (nghệ thuật) là đối tượng của văn học (khoa học).
Lấy văn chương làm đối tượng, khoa nghiên cứu văn chương có nhiệm vụ thông qua
việc nghiên cứu những hiện tượng văn chương để tìm hiểu nguyên nhân, qúa trình phát sinh
và phát triển của văn chương; tìm hiểu bản chất của văn chương, khám phá ra những qui
luật nội tại của văn chương; tìm hiểu sự liên quan giữa văn chương và các hiện tượng khác
của cuộc sống...
Khoa học nghiên cứu về văn chương hướng về nhiều lĩnh vực khác nhau của văn
chương để nghiên cứu, do đó, nó bao hàm trong bản thân mình rất nhiều ngành, nhiều bộ
môn khác nhau:
- Lí luận văn học.
- Lịch sử văn học.
- Phê bình văn học.
Ngoài 3 bộ môn chính trên, khoa nghiên cứu văn chương còn có một loạt các bộ môn
khác:
- Phương pháp luận nghiên cứu văn học.
- Tâm lí học văn học.
- Xã hội học văn học.
- Thi pháp học.
Phương pháp luận nghiên cứu văn học có nhiệm vụ xác lập một hệ thống lí luận về
phương pháp nghiên cứu văn chương.
Tâm lí học văn học có nhiệm vụ khảo sát những đặc điểm tâm lí trong hành động
sáng tác của tác giả và trong hoạt động thưởng thức của độc giả.
Xã hội học văn học xem xét hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương trong thực tiển,
tìm hiểu dư luận công chúng về các hoạt động văn chương.
Thi pháp học có nhiệm vụ nghiên cứu cấu trúc cùng các phương tiện và cách
thể hiện nội dung trong tác phẩm văn chương.
Ngoài những bộ môn trên, khoa nghiên cứu văn chương còn có hai bộ môn bổ trợ là
văn bản học và thư mục học.
Văn bản học có nhiệm vụ giám định tính chính xác của văn bản văn chương.
Thư mục học là bộ môn chuyên về lập thư mục theo những yêu cầu và mục đích nhất
định.
II- LÍ LUẬN VĂN HỌC LÀ GÌ?
1. Khái niệm.
Lí luận văn học là bộ môn có nhiệm vụ nghiên cứu những quy luật chung nhất của
văn chương. Nó có nhiệm vụ thông qua việc nghiên cứu hàng loạt tác phẩm Ðông - Tây,
Kim - Cổ, tìm ra các quy luật chung nhất, cái bản chất chung của văn chương - cái mà bất
kỳ tác phẩm nào được gọi là văn chương đều có sự tồn tại của nó.
Ví dụ: "Văn chương phản ánh đời sống bằng hình tượng", đó là đặc tính chung của
văn chương. Như vậy, những tác phẩm ngôn từ nào không phản ánh đời sống thì không gọi
là văn chương. Nhưng phản ánh cuộc sống mà không bằng xây dựng những hình tượng -
tức là "những bức tranh về đời sống" - thì cũng không phải là văn chương. Chẳng hạn:
những bài diễn ca như diễn ca điều lệ hợp tác xã nông nghiệp, hay những bài kiểu như: "Bài
ca hóa trị" là không thuộc văn chương nghệ thuật. Vì chúng chỉ là những đoạn văn vần
nhằm mục đích làm cho người ta dễ thuộc, dễ nhớ những điều khoản, những công thức.
Chúng không có tính hình tượng. Trong lúc đó, Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoi là
bộ sử thi và là những bức tranh, là "tấm gương phản chiếu cách mạng Nga" những năm đầu
thế kỷ XIX. hay bộ Tấn trò đời của Balzac là bức tranh hiện thực sinh động về xã hội tư
sản pháp cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. hay cuốn tiểu thuyết bằng thơ Truyện Kiều là
bức tranh hiện thực sinh động về xã hội Việt Nam, những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ
XIX. Chúng là những tác phẩm văn chương vì chúng phản ánh đời sống dưới dạng những
bức tranh về đời sống.
2. Nhiệm vụ của lí luận văn học.
Lí luận văn học có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Xác định bản chất xã hội của văn chương. Tức nó chỉ ra nguyên nhân hình thành và
thúc đẩy văn chương phát triển; mục đích phục vụ của văn chương là gì; văn chương có tác
dụng trong đời sống xã hội như thế nào...
- Xác định chức năng thẩm mĩ của văn chương. Trong quá trình cải tạo thế giới, đồng
hóa thế giới, con người có nhiệm vụ đồng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ. Tức là chiếm lĩnh
các giá trị thẩm mĩ của thế giới và tạo ra cho thế giới các giá trị thẩm mĩ mới. Bất kỳ một
hoạt động sáng tạo nào của con người cũng có thứơ đo thẩm mĩ. Marx nói: con người sáng
tạo thế giới theo qui luật của cái đẹp. Vậy văn chương, cái đẹp mà nó biểu hiện và truyền
thụ cho con người là gì? Và biểu hiện bằng cách nào? cách biểu hiện có gì khác với các
hoạt động sáng tạo khác của con người? v.v...
- Xác định qui luật phản ánh hiện thực và đặc trưng của qui luật ấy. Giữa văn chương
và đời sống xã hội có quan hệ gì? Quan hệ đó như thế nào? Ðặc trưng của quan hệ đó được
biểu hiện ra làm sao?
- Xác định nguyên tắc xây dựng hình tượng và điển hình. Là một bộ môn nghệ thuật,
văn chương biểu hiện tính nghệ thuật của mình trước hết ở tính hình tượng. Tức là ở chỗ
phản ánh đời sống không phải trực tiếp khái quát thành công thức, định lí mà gián tiếp qua
hình tượng. Vậy hình tượng là gì? Giữa nó với công thức, định lí khoa học khác nhau ra
sao. Giữa nó - những bức tranh về đời sống - và chính đời sống giống và khác nhau như thế
nào? Tại sao? Bản chất, đặc trưng của hình tượng là gì?
- Xác định phương pháp phân tích tác phẩm văn chương với những tiêu chuẩn về nội
dung và hình thức. Phân tích tác phẩm là làm gì và làm như thế nào? Những tiêu chuẩn nào
được dùng làm căn cứ để phân tích.
- Xác định các loại và thể của văn chương. Thế giới văn chương rất phong phú, đa
dạng. Từ trước tới nay, từ Ðông sang Tây, ta không thể tìm thấy 2 tác phẩm nào giống nhau
hoàn toàn. Tuy vậy, sáng tạo nghệ thuật không phải là tùy tiện, tùy hứng, mà là một công
việc được tiến hành một cách có nguyên tắc, có căn cứ, theo một cách nhất định.
Những tác phẩm có cùng một cách phản ánh, một cách thức xây dựng tác phẩm sẽ
được xếp vào một loại nhất định và trong từng loại sẽ có các thể.
- Xác định qui luật phát sinh và phát triển các trào lưu và phương pháp sáng tác. Sáng
tác văn chương cũng như nhiều hoạt động nhận thức và sáng tạo khác của con người là phải
có phương pháp, có nguyên tắc. Lí luận văn học chỉ ra những nguyên tắc tư tưởng - nghệ
thuật bao quát của mối quan hệ giữa nghệ sĩ và thực tại đời sống trong quá trình xây dựng
hình tượng.
3. Lí luận văn học với một số ngành nghiên cứu văn học, nghệ thuật.
3.1. Lí luận văn học với Lịch sử văn học
Lịch sử văn học là bộ môn nghiên cứu lịch sử của văn chương. Nó có nhiệm vụ
nghiên cứu quá trình phát sinh và phát triển của các hiện tượng văn chương dân tộc để xác
đặc điểm, vai trò vị trí, ý nghĩa, tác dụng của chúng; vạch ra sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa
các nền văn chương , các giai đoạn văn chương, các hiện tượng văn chương.
Ví dụ: Quy luật phát sinh và phát triển của văn chương Việt Nam là gì? Sự giống
nhau và khác nhau giữa nó với văn chương các dân tộc khác ra sao?...
Giữa lí luận văn học và lịch sử văn học có mối quan hệ mật thiết. Cả hai đều có cùng
đối tượng là văn chương. Một bên sẽ nghiên cứu phương diện cấu trúc của văn chương, một
bên khác nghiên cứu phương diện sinh thành của văn chương. Nhưng chúng quan hệ qua
lại. Không có cái này thì sẽ không có cái kia và ngược lại. Cái này sẽ làm tiền đề cho cái kia
và ngược lại. Nghĩa là nếu không có quá trình phát triển của văn chương thì cũng không thể
có quy luật và đặc trưng chung của văn chương. Mặt khác, nếu không thấy được đặc trưng,
quy luật chung thì cũng không chỉ ra được quá trình phát triển của văn chương.
3.2. Lí luận văn học với Phê bình văn học
Phê bình văn học là bộ môn chuyên phát hiện, phân tích bình giá các hiện tượng văn
chương cụ thể mới ra đời theo quan điểm hiện đại.
Nó có nhiệm vụ cổ xúy những thành tựu văn chương theo một khuynh hướng nhất
định; đồng thời, công kích những khuynh hướng trái ngược. Phê bình văn học còn có nhiệm
vụ hướng dẫn, giúp đỡ, gợi ý cho người thưởng thức và vạch rõ ưu khuyết điểm cho người
sáng tác.
Ví dụ: Một tác phẩm văn chương nào đó mới xuất hiện, nhà phê bình có nhiệm vụ
xem xét, định giá cho nó; giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật đối với đương
đại và đối với truyền thống cũng như đối với thế giới ... Phê bình văn học và lịch sử văn học
đều đề cập tới những hiện tượng văn chương cụ thể. Nhưng phê bình văn học đứng trên
quan điểm hiện đại để bình giá một một hiện tượng văn chương mới ra đời. Cho nên, tính
hiện đại và tính thời sự là đặc điểm quan trọng của phê bình văn học. Còn lịch sử văn học,
tính lịch sử lại là đặc điểm quan trọng. Nghĩa là nó nghiên cứu những hiện tượng văn
chương đã xảy ra và trở nên ổn định. Người ta không thể tìm thấy gương mặt toàn diện của
một nền văn chương trong quá khứ hay trong hiện tại ở phê bình văn học, nhưng điều đó lại
là yêu cầu bậc nhất của lịch sử văn học.
Phê bình văn học, lịch sử văn học đề cập tới những hiện tượng cụ thể, lí luận văn học
nghiên cứu những quy luật chung nhất. Cho nên, phê bình văn học và lịch sử văn học sẽ
cung cấp những nhận định khái quát cho lí luận văn học. Ngược lại lí luận văn học được
xem như là bộ môn triết học cụ thể của văn chương. Nghĩa là nó cung cấp quan điểm, kiến
thức cho phê bình văn học. Cũng trên ý nghĩa ấy, về cơ bản, lí luận văn học được xem như
là môn phương pháp của phê bình văn học và lịch sử văn học.
3.3. Lí luận văn học và Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Ngày nay, trong quá trình phát triển của mình. Khoa nghiên cứu văn học hình thành
bộ môn mới: phương pháp luận nghiên cứu văn học.
Phương pháp luận nghiên cứu văn học có nhiệm vụ xác lập hệ thống những lí luận về
phương pháp nghiên cứu văn chương. Nó chỉ ra sự vận dụng những quan điểm Mác - xít,
những tri thức khoa học và
phương pháp nói chung vào nghiên cứu văn chương và chỉ ra và chỉ ra phương pháp có tính
chất đặc thù nghiên cứu văn chương.
Nghiên cứu văn học là một khoa học. Ðã là khoa học thì không thể có phương pháp.
Nếu không có phương pháp thì không thể có khoa học. Vì, phương pháp là con đường dẫn
đến kiến thức. Nhưng giữa nhà khoa học xã hội và nhà khoa học tự nhiên, con đường dẫn
đến kiến thức ấy là không giống nhau, mà là, có tính đặc thù. Hệ thống lí luận những
phương pháp nghiên cứu văn chương sẽ mở đường cho các nhà nghiên cứu văn học nhanh
chóng tiếp cận với chân trời khoa học.
So với lí luận văn học, phê bình văn học, lịch sử văn học… thì phương pháp luận là
khoa học của khoa học. Hay nói cách khác nó là loại siêu khoa học.
Các khoa học: lí luận văn học, lịch sử văn học, phê bình văn học… có phương pháp
luận của mình. Ðó là, phương pháp luận lí văn học, phương pháp luận lịch sử văn học,
phương pháp luận phê bình văn học…
Ðấy cũng là tất cả lí do vì sao lí luận văn học là một bộ môn khó, trừu tượng, rất mới
đối với học sinh phổ thông nhưng lại được bố trí vào học ngay đầu năm thứ nhất.
3.4. Lí luận văn học với Mĩ học
Theo Lukin, Mĩ học là khoa học về thẫm mĩ trong hiện thực, về bản chất và quy
luật của nhận thức thẩm mĩ và hoạt động thẩm mĩ của con người, là khoa học về các quy
luật chung của sự phát triển nghệ thuật [1]
Ðối tượng của mĩ học là toàn bộ những quy luật cơ bản và phổ biến nhất của đời
sống thẩm mĩ: tự nhiên, xã hội, nghệ thuật.
So với mĩ học, lí luậân văn học chỉ là một ngành của khoa nghiên cứu một loại nghệ
thuật. Mĩ học là khoa học phương pháp luận của lí luân văn học. Mĩ học sẽ trang bị cho
người nghiên cứu văn chương nói chung và lí luận văn học nói riêng những cơ sở lí luận,
những tiêu chí thẩm mĩ, sự định hướng cho lí luận văn học.
Chẳng hạn, một trong những vấn đề của lí luận văn học là lí giải về hình tượng văn
chương. Muốn lí giải được điều này, lí luân văn học phải xem mĩ học đã giải quyết vấn đề
hình tượng nghệ thuật như thế nào, rồi dựa vào đó mà lí giải hình tượng văn chương.
3.5. Lí luận văn học với Ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học nghiên cứu mọi hoạt động ngôn từ của con người để xác định đặc
điểm và quy luật của các ngôn ngữ dân tộc.
Như vậy, đối tượng của ngôn ngữ học là ngôn ngữ của dân tộc nói chung. Trong lúc
đó đối tượng của lí luân văn học là văn chương nghệ thuật. Lí luận văn học có đề cập đến
vấn đề ngôn ngữ, nhưng là ngôn ngữ văn chương nghệ thuật, với tư cách là chất liệu xây
dựng hình tượng nghệ thuật. Hơn nữa, ngôn ngữ đối với lí luận văn học chỉ là một trong các
phương diện của hiònh thức nghệ thuật
Không biết ba trăm năm sau thì ai trong thiên hạ hiểu được cái chí của mình? Ai là kẻ
tri âm với mình. Những người theo chủ nghĩa ấn tượng Pháp chủ trương người tiếp nhận
văn chương là người kể lại cuộc phiêu lưu của tâm hồn mình giữa những kiệt tác (A.
France), phải gạt bỏ mọi qui tắc, công thức để tìm các đẹp tùy theo cảm hứng cá nhân
(T.Gôchiê). Họ lấy chủ nghĩa chủ quan làm nguyên tắc quyết định để hiểu và lí giải tác
phẩm. R.Ingarden, nhà hiện tượng học Ba Lan đã nói: Có bao nhiêu độc giả và có bao hiêu
sự đọc mới cho cùng một tác phẩm thì có bấy nhiêu những thành tạo mà chúng ta gọi là
những sự cụ thể hóa các tác phẩm. Trước Ingarden, Potebnhia, nhà ngữ văn học Nga đã
xem tác phẩm văn chương như một bình chứa sẽ được người đọc làm đầy bằng những nội
dung mà nó còn chưa đủ. Nhà lí luận đồng thời là nhà phê bình Pháp, Roland Barthes phát
biểu: Khi đọc tác phẩm, tui đặt vào sự đọc cái tình huống của tôi,.. tình huống hay thay đổi
làm ra tác phẩm, tác phẩm không thể phản đối, chống lại cái ý nghĩa mà tui phán cho
nó…[1]
Hiển nhiên là vai trò chủ quan của người tiếp nhận cái quan trọng trong quá trình tiếp
nhận văn chương. nhưng nếu sự sống của tác phẩm nghệ thuật, vai trò quyết định là thuộc
về người sử dụng nghệ thuật hoàn toàn thì một vấn đề được đặt ra là tại sao có những tác
phẩm chịu đựng được thử thách của thời gian và gần như bất tử lại có tác phẩm sống một
cách trầy trật hay chết yểu.
b. Tiếp nhận văn chương là một hoạt động mang tính chất khách quan.
Thực ra, tiếp nhận văn chương là một hoạt động xã hội - lịch sử, mang tính khách
quan. Chứ không phải là một hoạt động cá nhân chủ quan thuần túy. Tác phẩm sau khi thoát
ly khỏi nhà văn thì nó trở thành một hiện tượng tinh thần, một khách thể tinh thần tồn tại
một cách khách quan đối với người đọc. Người đọc tiếp nhận nó là một kiểu phản ảnh, nhận
thức thế giới. Mà nhận thức nào cũng có phương diện chủ quan và phương diện khách quan
của nó. Hơn nữa, một nhận thức đúng đắn là một nhận thức tiếp cận được với bản chất và
quy luật của đối tượng. Nội dung của tác phẩm trước hết là do những thuộc tính nội tại của
nó tạo nên, là cái vốn có chứa đựng trong bản thân tác phẩm. Việc người đọc khác nhau đã
cắt nghĩa khác nhau khi cùng đọc một tác phẩm là thuộc phương diện chủ quan của tiếp
nhận. Với thuyết Mác hóa - tượng trưng, Roland Barthes cố tình bảo vệ quan điểm về tính
đa nghĩa đến vô hạn của nghệ thuật và bảo vệ tính xác đáng của mọi cách đọc, đã chẳng
những không lưu ý tới tính khách quan của tiếp nhận tác phẩm mà còn thổi phồng một cách
vô căn cứ phương diện chủ quan. cần thấy rằng đời sống của tác phẩm trong tiếp nhận:
tác phẩm nghệ thuật là một sự chuyển hóa qua lại giữa đặc thù khách quan và chủ quan, một
quan hệ xã hội, một tương quan với độc giả, một tổng thể gồm nhiều quá trình khác nhau,
đa dạng, nhưng hệ thống. Có thể nói tác phẩm nghệ thuật gồm có hai phần, phần cứng và
phần mềm. Phần cứng là văn bản, là sự khái quát đời sống, là một hệ thống ý nghĩa, tiếp
nhận phụ thuộc vào các tương quan đời sống xã hội, phụ thuộc vào lòng người đọc. Phần
cứng tạo ra cơ sở khách quan của tiếp nhận. Trong phần cứng này, có nhiều phương diện để
tạo ra tính khách quan cho tiếp nhận văn chương. thứ nhất là hiện thực đời sống được phản
ảnh. Thứ hai là chất liệu nghệ thuật xây dựng hình tượng phản ánh đời sống là trên cơ sở
ngôn
ngữ toàn dân, thứ ba là sự định hướng nội tại của tác phẩm vào việc tác động thẩm mĩ do
nhà văn tạo nên. Nhà văn không giản đơn chỉ làm cái truyền đạt những hiểu biết đời sống,
những quan sát, những phát hiện nghệ thuật của mình mà anh ta còn hướng tới việc thể hiện
những cái đó sao cho chúng gây ấn tượng nhiều nhất đến công chúng độc giả. Ðây là thuộc
tính tất yếu của tác phẩm ở cả nội dung và hình thức
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top