daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh giỏi THPT thông qua dạy học chủ đề chuẩn độ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………….…………...…1
1. Lý do chọn đề tài………………………………..…………….…………………1
2. Mục đích nghiên cứu…………………………….……………….……………..2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………....2
3.1. Khách thể nghiên cứu……………………………..……..……………………. 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………..….……………….. 2
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu…………………………………..…………. 3
4.1. Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………….………… 3
4.2. Giả thuyết nghiên cứu………………………………………………….……… 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………….……….. 3
6. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………….. 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………… 3
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận……………………………………….……… 3
7.2. Phương pháp thực nghiệm………………………………………………..…… 4
7.3. Các phương pháp toán học…………………………………………….….…… 4
8. Kết quả nghiên cứu…………...…..……………………………………….…… 4
9. Cấu trúc luận văn…………………………………………………..……..…… 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI………………… 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu……..………………………………………..……..…….. 5
1.1.1. Trên thế giới………………………………………………………..….…….. 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước………………………………..….…….. 5
1.2. Một số vấn đề lý luận về tƣ duy và tƣ duy sáng tạo……..………….….….. 6
1.2.1. Khái niệm về tư duy………………………………………..………….…….. 6
1.2.2. Khái niệm về sáng tạo………………………………………..……….….….. 7
1.2.3. Bản chất của quá trình tư duy sáng tạo………………………………..…….. 7
1.2.4. Đặc điểm của quá trình tư duy sáng tạo…………………..………….……… 8
1.3. Tổng quan về năng lực……………………………………………………….. 9
1.3.1. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng tiếp cận năng
lực…………………………………………………………………………..……… 9
1.3.2. Khái niệm năng lực…………………………………………………….…... 10
1.3.3. Cấu trúc của năng lực…………………………………………….…….….. 10
1.3.4. Năng lực chung và năng lực chuyên biệt môn Hóa học………..…….…….. 111.3.4.1 Năng lực chung và năng lực chuyên biệt………………………….….…... 11
1.3.4.2 Năng lực chuyên biệt môn Hóa học ………………………………..…….. 12
1.4. Năng lực tƣ duy sáng tạo………………………………………………..…. 13
1.4.1. Khái niệm về năng lực tư duy sáng tạo…………………….………………..13
1.4.2. Các biểu hiện của năng lực tư duy sáng tạo …………………………...……13
1.4.3. Các biện pháp phát triển năng lực tư duy sáng tạo………………………….14
1.5. Lý luận về bồi dƣỡng học sinh giỏi ở trƣờng THPT Chuyên ……..………15
1.5.1. Quan niệm về học sinh giỏi ……………………………………...………….15
1.5.2. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi…………………………. 15
1.5.3. Những phẩm chất và năng lực của học sinh giỏi hóa học …………………. 16
1.6. Lý luận về dạy học theo chủ đề ………………………………..……………17
1.6.1. Khái niệm về dạy học theo chủ đề …………………….……………………17
1.6.2. Ý nghĩa dạy học theo chủ đề ………………………………………………..17
1.7. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………………….18
1.7.1. Nhiệm vụ điều tra ……………………………………………….…………..18
1.7.2. Nội dung điều tra ……………………………………………………………18
1.7.3. Đối tượng điều tra ………………………………………………..…………18
1.7.4. Phương pháp điều tra …………………………………………….…………18
1.7.5. Kết quả điều tra ……………………………………………………………..19
Chương 2: THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ CHUẨN ĐỘ BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC
SÁNG TẠO CHO HỌC SINH ..............................................................................22
2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung chủ đề chuẩn độ ……………………………22
2.1.1. Mục tiêu chương trình chuẩn độ ………………………………………...….22
2.1.2. Nội dung chương trình chuẩn độ ………………………………………..….22
2.2. Xây dựng nội dung chủ đề các phương pháp chuẩn độ …………………….. 23
2.3. Một số biện pháp sử dụng chủ đề chuẩn độ nhằm phát triển năng lực tƣ
duy sáng tạo …………………………………………………………………...….74
2.3.1. Biện pháp 1: Tạo lập môi trường sáng tạo trong lớp học …………………...74
2.3.2. Biện pháp 2: thiết kế các chủ đề tự học có hướng dẫn theo tiểu modun….... 75
2.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng bài tập về nhà ……………………………….……….76
2.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng các bài tập có nhiều cách giải ……………………… 77
2.4. Giáo án thực nghiệm sƣ phạm ………………………………..…………….78
2.4.1. Giáo án chủ đề 1 …………………………………………………………….78
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2.4.2. Giáo án chủ đề 4 …………………………………………….………………89
2.5. Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLTDST …………………………………... 95
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM……………………………………..… 98
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ……………………………….……….….98
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm .…………………………...……………. 98
3.3. Nội dung và kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm ……………………………. 98
3.3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm ………………………………...………..…98
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ……………………………………..….98
3.3.2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm …………………………………….…..……98
3.3.2.2 Tổ chức thực nghiệm sư phạm ……………………………………….…...99
3.4. Kết quả và đánh giá thực nghiệm sƣ phạm …………………………….…99
3.4.1. Cách xử lí kết quả các bài kiểm tra trong thực nghiệm sư phạm …………..99
3.4.1.1. Đánh giá định tính ..................................................................................... 99
3.4.1.2. Đánh giá định lượng ................................................................................. 99
3.4.2. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm …………...……………………... 99
3.4.3. Kết quả các bài kiểm tra trong thực nghiệm sư phạm ……………………. 100
3.4.4. Phân tích kết quả bài kiểm tra ……………………………………………..102
Kết luận và khuyến nghị ………………………………………………………. 104
1. Kết luận ………………..……………………………….……………………. 104
2. Khuyến nghị ……………..………………………………………………….. 104
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………….. 106
Phụ lục …………………………………………………………………………. 108
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Đảng ta xác định trong
10 năm tới, đến năm 2020, chúng ta phải tạo được nền tảng để Việt Nam trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện được điều đó thì ba đột phá
trong việc thực hiện chương trình hành động quốc gia đó là: thể chế, hạ tầng kĩ thuật
và chất lượng nhân lực. Cả ba đột phá đó đều rất cần nhân tài, do đó phải nỗ lực đầu
tư cho giáo dục và đào tạo. Như vậy, vấn đề bồi dưỡng nhân tài nói chung, đào tạo
học sinh giỏi, học sinh chuyên nói riêng đã và đang được Đảng và nhà nước đầu tư
hướng đến.
Trong hội nghị toàn quốc các trường THPT chuyên, Phó Thủ tướng, nguyên
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Hội nghị được tổ chức
nhằm tổng kết kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, đồng thời đề ra mục tiêu,
giải pháp nhằm xây dựng, phát triển các trường THPT chuyên thành hệ thống các
trường THPT chuyên chất lượng cao làm nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ,
đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập”. Hệ thống
các trường THPT chuyên đã đóng góp quan trọng trong việc phát hiện, bồi dưỡng học
sinh năng khiếu, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đào tạo đội ngũ
học sinh có kiến thức, có năng lực tự học, tự nghiên cứu, đạt nhiều thành tích cao góp
phần quan trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông.
Tuy nhiên một trong những hạn chế, khó khăn của hệ thống các trường THPT
chuyên trong toàn quốc đang gặp phải đó là chương trình, sách giáo khoa, tài liệu cho
môn chuyên còn thiếu, chưa cập nhật và liên kết giữa các trường. Bộ Giáo Dục và
Đào tạo chưa xây dựng được chương trình chính thức cho học sinh chuyên nên để
dạy cho học sinh, giáo viên phải tự tìm tài liệu, chọn giáo trình phù hợp, phải tự xoay
sở để biên soạn, cập nhật giáo trình.
Nội dung chương trình thi học sinh giỏi quốc gia và học sinh hỏi quốc tế gồm
nhiều mảng kiến thức vô cùng rộng lớn. Đặc biệt là kiến thức giành cho học sinh
chuyên hóa. Trong đó các nội dung thi về các phương pháp chuẩn độ là một nội dung
rất quan trọng. Phần này thường xuyên có mặt trong các đề thi học sinh giỏi khu vực,
Olympic, học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở trường
trung học phổ thông nói chung và trường trung học phổ thông chuyên nói riêng, việc
dạy học kiến thức về chuẩn độ gặp một số khó khăn như:
- Nội dung kiến thức lý thuyết về chuẩn độ trong tài liệu giáo khoa giành cho
học sinh chuyên hóa còn sơ sài chưa đủ để trang bị cho học sinh. Bài tập trong tài liệu2
rất ít, nếu chỉ làm các bài tập trong đó thì học sinh không đủ “lực” để thi vì đề thi khu
vực, học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hàng năm thường cho rộng và sâu hơn nhiều.
- Giáo viên thường phải sử dụng tài liệu ở bậc đại học, cao đẳng đã được biên
soạn. Khi áp dụng những tài liệu này cho học sinh phổ thông giáo viên và học sinh
không đủ thời gian nghiên cứu do đó khó xác định được nội dung chính cần tập trung.
Mặt khác, nhiều nội dung trong tài liệu đó lại quá “cao” so với chương trình thi gây
khó khăn khi đọc và hiểu.
- Tài liệu tham khảo phần bài tập vận dụng các kiến thức lý thuyết về phương
pháp chuẩn độ cũng rất ít, chưa có bài tập giành riêng cho học sinh chuyên hóa.
Để khắc phục những khó khăn trên, tự thân mỗi giáo viên tham gia bồi dưỡng
học sinh giỏi phải tự thân vận động, sưu tầm các tài liệu trên mạng internet, trao đổi
với đồng nghiệp… từ đó giáo viên phải tự biên soạn lại nội dung chương trình dạy và
xây dựng hệ thống bài tập để phục vụ cho công việc giảng dạy của mình, điều đó mất
rất nhiều thời gian và công sức của giáo viên.
Trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện chuyển
từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,
nghĩa là quan tâm đến việc học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Cùng với sự
đổi mới của giáo dục phổ thông thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng cần có sự đổi
mới theo định hướng tiếp cận năng lực của người học. Trong bồi dưỡng học sinh giỏi
phổ thông cũng cần xác định các phẩm chất và năng lực quan trọng để hình thành và
phát triển nhằm nâng cao hiệu công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân tài.
Xuất phát tử những lý do trên, tui chọn đề tài: “Bồi dưỡng năng lực tư duy
sáng tạo cho học sinh giỏi THPT thông qua dạy học chủ đề chuẩn độ”
Với hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo có ích cho bản thân, cho các giáo
viên và các em học sinh giỏi trong quá trình học tập và trang bị thêm kiến thức về hóa
học phân tích đồng thời giúp các em phát triển tối đa năng lực tư duy sáng tạo của
bản thân.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập bồi dưỡng HSG về phương pháp
chuẩn độ.
- Đề xuất một số biện pháp khai thác để phát triển năng lực tư duy sáng tạo
cho học sinh THPT, đặc biệt là HSG hóa học
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học và quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học trung
học phổ thông.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực tư duy sáng tạo của học sinh
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Có thể phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh giỏi hóa học thông qua
dạy học chủ đề chuẩn độ như thế nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu giáo viên xây dựng được hệ thống lý thuyết và bài tập về phương pháp
chuẩn độ hợp lý và đề xuất một số biện pháp sử dụng thích hợp thì có thể khai thác và
phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình bồi dưỡng HSG.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức và bài tập về phương pháp chuẩn độ trong
các tài liệu, đề thi học sinh giỏi khu vực, đề thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
- Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập về phương pháp chuẩn độ dùng để
bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh giỏi trung học phổ thông.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo thông qua
dạyhọc chủ đề chuẩn độ.
- Thực nghiệm sư phạm để phân tích và đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập
và các biện pháp đã đề xuất trong việc phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HSG.
Từ kết quả này, điều chỉnh và đánh giá lần hai.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu năng lực tư duy sáng tạo của học sinh giỏi trung học
phổ thông trong quá trình dạy học chủ đề chuẩn độ.
- Địa bàn:
+ Trường THPT Chuyên Tuyên Quang.
+ Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình
- Thời gian: từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 11 năm 2016
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhằm thu thập, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu lý luận liên quan đến
đề tài: Các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học hóa học đặc biệt
là các tài liệu về năng lực tư duy sáng tạo.
- Nghiên cứu các tài liệu về bồi dưỡng học sinh giỏi, các đề thi học sinh giỏi
khu vực, quốc gia, quốc tế.
- Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên internet có liên quan đến đề tài.
Việc bồi dưỡng HSG theo chủ đề tích hợp không chỉ bám sát với những yêu
cầu đổi mới của Bộ đưa ra mà còn thu hút hứng thú của HS, giúp các em vận dụng
khả năng tư duy và sáng tạo vốn có của bản thân, phát huy tối đa năng lực mà bản
thân đã có.
Việc học của HS: Kết quả điều tra 96 HS 3 lớp chuyên HH của THPT Chuyên
Tuyên Quang:
Bảng 1.3. Kết quả điều tra tình hình rèn luyện NLTDST của học sinh
(1) Rất thường xuyên ; (2) Thường xuyên ; (3) Không hay ít sử dụng
STT Nội dung khảo sát Các mức độ
(1) (2) (3)
1 Em có thường được học theo các PP, BP, kĩ thuật
dạy học mới?
32 54 14
2 Em tham gia làm việc nhóm trong giờ học có
thảo luận
17 43 40
3 Em đề xuất nhiều cách làm khác nhau khi thực
hiện 1 nhiệm vụ/bài tập
17 25 58
4 Em đề xuất ý tưởng mới khi thực hiện 1 nhiệm
vụ/ bài tập.
4 35 61
5 Trong giờ học, khi thầy cô đặt câu hỏi hay ra
bài tập khó, em trao đổi với bạn, nhóm bạn để
tìm câu trả lời tốt nhất.
2 5 93
6 Theo em việc rèn luyện và phát huy năng lực
sáng tạo có cần thiết cho học sinh không?
43 50 7
Kết quả bảng trên cho thấy, mặc dù HS đã nhận thức được vai trò của
NLTDST với bản thân tuy nhiên biểu hiện của NLTDST của các em trong các
hoạt động học tập vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân là do thói quen với phương pháp học
tập truyền thống và thiếu tích cực sáng tạo của HS. Nhiều em ít đầu tư công sức, thời
gian vào việc học, học tập chỉ mang tính đối phó. Với các em có ý thức tự giác, yêu
thích môn học thì lại chưa quen kĩ năng sáng tạo. Một mặt cũng là do HS còn chưa
quen với các phương pháp dạy học mới. Do đó, việc quan tâm, rèn luyện, nghiên cứu,
sử dụng các biện pháp dạy học nhằm phát huy NLTDST cho HS là rất cần thiết.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn tại Hà Nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên ở các trường tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Bồi dưỡng năng lực ứng dụng số phức vào giải toán hình học và lượng giác cho học sinh khá giỏi trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị Luận văn Sư phạm 1
D Bồi dưỡng năng lực huy động kiến thức cho học sinh khá, giỏi bậc THCS thông qua phát triển các bài t Luận văn Sư phạm 0
D Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT Luận văn Sư phạm 0
C Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học Huyện Luận văn Sư phạm 0
H Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên Trường Trung học phổ thông Hải An Thành p Luận văn Sư phạm 0
T Phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu qua việc giảng dạy "phương trình hàm" : Luận văn ThS. Giá Luận văn Sư phạm 0
T Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trường trung học phổ thông Tam Đảo tỉnh V Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top