Tại công ty tui có một số công nhân được ký hợp đồng không xác định thời hạn, nhưng sau khi nhận lương đã tự ý nghỉ việc mà không thông báo gì cho công ty. Vậy những trường hợp này công ty chúng tui phải xử lý như thế nào cho đúng luật?
 

huahaonam2008

New Member
- Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 85 Bộ luật lao động (BLLĐ), Điều 6 nghị định số 41/CP năm 1995 của Chính phủ đã được sửa đổi bổ sung tại nghị định số 33/2003/NĐ-CP (quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của BLLĐ về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất), thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ trong trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng dương lịch, hay 20 ngày cộng dồn trong một năm dương lịch mà không có lý do chính đáng.

Theo hướng dẫn tại phần III thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 41/CP đã được sửa đổi bổ sung tại nghị định số 33/2003/NĐ-CP: các trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại điểm b điều 6 nghị định số 41/CP năm 1995 của Chính phủ đã được sửa đổi bổ sung tại nghị định số 33/2003/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

- Do thiên tai, hỏa hoạn có xác nhận của UBND cấp xã nơi xảy ra.

- Do bản thân ốm có giấy nghỉ ốm của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hay có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp khám và điều trị.

- Do thân nhân ốm trong trường hợp cấp cứu và có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị. Thân nhân bị ốm bao gồm: bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hay chồng; vợ hay chồng, con.

- Các trường hợp khác do NSDLĐ quy định trong nội quy lao động.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 38 BLLĐ thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp: “NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại điều 85 của BLLĐ”.

Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, nếu các công nhân nói trên nghỉ việc từ năm ngày trở lên trong một tháng dương lịch hay từ 20 ngày trở lên trong một năm dương lịch thì được xem là NLĐ tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng. Khi đó công ty có quyền xử lý kỷ luật công nhân theo hình thức kỷ luật sa thải được quy định tại điểm c khoản 1 điều 85 BLLĐ và có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với công nhân theo điểm b khoản 1 điều 38 BLLĐ.

Còn trường hợp công nhân tự ý nghỉ việc dưới năm ngày trong một tháng dương lịch hay dưới 20 ngày cộng dồn trong một năm dương lịch, công ty bạn không được quyền xử lý kỷ luật NLĐ nói trên theo hình thức kỷ luật sa thải.

Để tiến hành việc xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ theo đúng quy định pháp luật lao động, bạn có thể tham khảo tại đây.

Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP
(Văn phòng luật sư Gia Thành
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T cần tuyển nữ nhân viên phục vụ nhà hàng nhà nghỉ khách sạn quán hát quán karaoke bar Việc làm 0
N Một số biện pháp tạo động lực làm việc nhằm giảm thiểu nhân viên nghỉ việc tại khách sạn Sofitel Pla Địa lý & Du lịch 0
C Nhân viên nghỉ việc - Vì sao? Tài liệu chưa phân loại 0
D hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân viên lễ tân khách sạn crowne plaza west hanoi trong thời gian tới Văn hóa, Xã hội 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên kinh doanh của công ty TNHH manulife Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
D Nâng cao ý thức pháp luật của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân đội Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top