Download miễn phí Tiểu luận Lịch sử hình thành và thành tích của không quân Việt Nam





- Từ cuối năm 1969, không quân ta đã cơ động một lực lượng MIG-17 và MIG-21 vào Thọ Xuân (Thanh Hoá;) để hoạt động chiến đấu trên chiến trường Nam khu 4 và trực tiếp bảo vệ các (chân hàng) cửa khẩu trên tuyến hành lang chiến lư¬ợc, trong đó có nhiệm vụ quan trọng và mới mẻ là chuẩn bị đánh máy bay chiến l¬ược B-52. Tổ chức theo dõi, nghiên cứu sự hoạt động của B - 52. Trong những năm 1970-1971, MIG-21 đã đánh thắng một số trận, bắn rơi các loại máy bay địch: trinh sát không người lái F-4, trực thăng CH-53, và bắn bị thương máy bay chiến lược B-52 làm cho địch hoảng sợ phải ngừng hoại động một thời gian, tạo điều kiện cho vận chuyển tiếp tế vào chiến trường Miền Nam.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lịch sử hình thành và thành tích của không quân Việt Nam
I.Lịch sử hình thành không quân Việt Nam.
1. Khái quát chung
Ngày 9 tháng 3 năm 1949: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia Việt Nam ra quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Không quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu.
Ngày 3 tháng 3 năm 1955: Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 15/QĐA thành lập Ban nghiên cứu Sân bay trực thuộc Tổng Tham mưu trưởng. Ngày này được lấy làm ngày thành lập Không quân Nhân dân Việt Nam.
Ngày 24 tháng 1 năm 1959: Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh ban hành Quyết định số 319/QĐ thành lập Cục Không quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu trên cơ sở tổ chức và lực lượng của Ban Nghiên cứu Sân bay và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
Ngày 22 tháng 10 năm 1963: Cục Không quân chuyển thành Bộ Tư lệnh Không quân (gồm một số binh chủng) thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân.
Ngày 16 tháng 5 năm 1977: thành lập Quân chủng Không quân. Quân chủng Không quân gồm các binh chủng Không quân tiêm kích, Không quân tiêm kích-bom, Không quân vận tải, Không quân trinh sát,... và tồn tại đến năm 1999.
Từ ngày 3 tháng 3 năm 1999: trở lại là một thành phần (gồm một số binh chủng) trong Quân chủng Phòng không-Không quân.
2.Sự hình thành các trung đoàn không quân tiêm kích
Ngay từ tháng 3 năm 1956, các đoàn cán bộ, chiến sĩ thuộc Ban nghiên cứu sân bay được cử đi nước ngoài học tập. Đoàn học lái máy bay tiêm kích có 50 người, do Phạm Dưng làm trưởng đoàn (sau này Đào Đình Luyện thay) được cử sang học tập tại Trung Quốc.
Lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam đầu tiên được thành lập là Trung đoàn không quân tiêm kích 921, mật danh là Đoàn Sao Đỏ, do Trung tá Đào Đình Luyện làm Trung đoàn trưởng, Thiếu tá Đỗ Long làm Chính ủy, Thiếu tá Trần Mạnh làm Trung đoàn phó. Trung đoàn này được huấn luyện trên cao nguyên Vân Quý - Trung Quốc.
Đoàn không quân "Sao Đỏ" đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang góp phần xứng đáng trong trận Điện Biên Phủ trên không
Ngày 3 tháng 2 năm 1964, lễ thành lập Trung đoàn không quân đầu tiên được tổ chức tại Mông Tự, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ban đầu Trung đoàn có 32 chiếc máy bay chiến đấu kiểu MiG-17, 4 chiếc máy bay kiểu MiG-15, số phi công có 70 người, được đào tạo ở Trung Quốc trở về nước cùng với số máy bay MiG-17A được viện trợ. Từ tháng 4 năm 1965 chuyển sang máy bay MiG-21.
Ngày 4 tháng 8 năm 1965, Trung đoàn không quân tiêm kích thứ 2 là Trung đoàn 923, mật danh Đoàn Yên Thế, được thành lập, gồm 2 đại đội 17 phi công MiG-17, do Nguyễn Phúc Trạch làm Trung đoàn trưởng, Nguyễn Ngọc Phiếu làm Chính ủy. Không quân Việt Nam được trang bị thêm một số máy bay MiG-17F có bộ phận tăng lực. Đến cuối năm 1965, Không quân Việt Nam có thêm một số máy bay MiG-21 do Liên Xô viện trợ, tuy nhiên, mãi đến tháng 3 năm 1966, số máy bay này mới về đến Việt Nam. Từ năm 1979 Trung đoàn 923 trang bị máy bay tiêm kích-bm Su-22.Vào giữa thập niên 1990, do nhu cầu hiện đại hóa từng bước lực lượng không quân Việt Nam đã mua một số Su-27 nhằm thay thế dần một số chiến đấu cơ Mig-21 đã hết hạn sử dụng và nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng không quân.
Ngày 24 tháng 3 năm 1967, Sư đoàn không quân Thăng Long (phiên hiệu là Sư đoàn 371) tức Bộ tư lệnh không quân được thành lập, gồm các trung đoàn 921, 923, 919 và đoàn bay Z. Đây là Sư đoàn Không quân đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đến tháng 3 năm 1972, trung đoàn không quân tiêm kích thứ 3 thành lập, trung đoàn 927, mật danh Đoàn Lam Sơn.
Ngày 29 tháng 3 năm 1973, thành lập Sư đoàn phòng không 673 tại Trị-Thiên.
Ngày nay quân chủng phòng không và quân chủng không quân hợp nhất lại là: Quan chủng phòng không - không quân. Từ một đội bay vận tải (1954) đến một trung đoàn không quân tiêm kích (1964), ngày nay không quân ta đã trở thành một lực lượng hoàn chỉnh trong quân chủng PK - KQ bao gồm:
Các sư đoàn không quân tiêm kích, tiêm kích bom.
Các trung đoàn máy bay vận tải, trực thăng, trực thăng vũ trang.
Hệ thống sân bay nằm trên các địa bàn quan trọng trên phạm vi cả nước, đảm bảo cho tất cả các loại máy bay hiện đại hạ cánh, cất cánh.
Hệ thống các nhà máy, kho tàng hiện đại, có thể sửa chữa lớn các loại máy bay và sản xuất phụ tùng thay thế.
Hệ thống các nhà trường đào tạo phi công, cán bộ tham mưu, cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học.
Như vậy, ta có thể thấy rằng lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh và rất vững chắc.
II.Thành quả của không quân Việt Nam
Trong kháng chiến chống Mỹ, không quân làm nhiệm vụ tác chiến phòng không, bảo vệ miền Bắc XHCN và chi viện cho miền Nam.Từ 1959¸1964, tuy còn non trẻ, không quân ta đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng như: bay chuyên cơ, vận chuyển trong nước và quốc tế. Đặc biệt. trong những năm 1960¸1962, không quân ta đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ bay tiếp tế, thả dù, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường Đông Dương.
Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân đế quốc Mỹ, không quân Việt Nam non trẻ phải đương đầu với một đối tượng tác chiến dày dạn kinh nghiệm, có số lượng đông, được huấn luyện bài bản, có trang bị kỹ thuật hiện đại.
Khi bước vào cuộc chiến đấu với không quân nhà nghề Mỹ, không quân ta chỉ có một số lượng ít ỏi máy bay MIG-17 của trung đoàn không quân tiêm kích 921 . Nhiệm vụ của không quân lúc này là sẵn sàng chiến đấu “mở mặt trận trên không thắng lợi" đánh thắng trận đầu. Chủ trương của ta là lấy đánh nhỏ để diệt địch và rèn luyện bộ đội. Những diễn biến trên không của cuộc đối đầu giữa không quân ta và không quân Mỹ có thể được tóm tắt như sau:
Ngày 3-4-1965 , không quân Mỹ đánh khu vực cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá). Chớp thời cơ, nắm chắc âm mưu thủ đoạn của địch, tận dụng yếu tố bất ngờ, biên đội 4 máy bay MIG-17 đã xuất kích trận đầu, bắn rơi: 2 máy bay 8U của không quân hải quân Mỹ, “Mở mặt trận trên không thắng lợi”. Ngày 3-4 trở thành ngày truyền thống của bộ đội không quân.
Ngày 4-4 mặc dù địch đông hơn ta gấp bội, nhưng với ý chí quyết thắng và tinh thần dũng cảm ngoan cường, 4 máy bay MIG-17 của ta đã bắn rơi 2 máy bay F-105 (thần sấm) của không quân Mỹ. Đây là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển của không quân ta.
Trước đó 15-2-1965 các phi công của ta là Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước đã dùng 1 máy bay T-28 ta thu được của địch bắn rơi 1 máy bay C-1 23 của Mỹ - Nguỵ trên vùng trời biên giới Việt Lào khi chúng bay vào thả biệt kích trên lãnh thổ chúng ta.
Từ tháng 4-1965 đến tháng 6-1966, không quân ta đã xuất kích chiến đấu 24 trận, bắn rơi 26 máy bay các loại của Mỹ.
Năm 1967-1968, Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc một cách toàn diện, quy mô lớn, liên tục và ác liệt hơn. Cuộc chiến đấu của không quân ta ngày càng khẩn trương, quyết liệt, không quân ta vừa phải tập trung lực lượng cùng với các lực lượng phòng không khác. Đánh bại các bước leo thang của địch bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và chấp hành các nhiệm vụ khác, vừa phải nổ lực nhanh chóng nâng cao chất lượng bộ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top