dnk_pro

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích tình hình quản lý và sử dụng Tài sản cố định (TSCĐ) tại Công ty Du lịch Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Phú Thọ





LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I: QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ- NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ

1. Khái niệm TSCĐ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .3

2. Đặc điểm của TSCĐ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3

3. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .4

II. Phân loại và đánh giá TSCĐ .6

1. Phân loại TSCĐ . .6

2. Đánh giá TSCĐ . .9

III. Hạch toán TSCĐvới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .11

1.Hạch toán tăng – giảm TSCĐ hữu hình .11

2.Hạch toán tăng – giảm TSCĐ vô hình .19

3.Hạch toán tăng – giảm TSCĐ thuê dài hạn .22

4. Hạch toán sửa chữa TSCĐ .26

5. Kiểm tra , đánh giá lại TSCĐ .30

IV. Hạch toán khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp 32

1. Khái niệm về hao mòn và kkhấu hao TSCĐ .32

2.Các phương pháp xác định giá trịi hao mòn TSCĐ và Phương pháp tính khấu hao TSCĐ .33

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ - XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ THỌ

 

I. Đặc điểm chung của Công ty Du lịch Dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Thọ .38

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Du lịch Dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Thọ 38

2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Du lịch Dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Thọ .39

3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch Dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Thọ 40

II. Đặc điểm chủ yếu của Công ty Du lịch Dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Thọ ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng TSCĐ 41

1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Du lịch Dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Thọ .41

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Du lịch Dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Thọ .43

3. Các hình thức sổ sách kế toán của Công ty Du lịch Dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Thọ .45

III. Thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ của Công ty Du lịch Dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Thọ 47

1.Đặc điểm của TSCĐ ở Công ty Du lịch Dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Thọ . 47

2.Hạch toán TSCĐ ở Công ty Du lịch Dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Thọ .49

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ Ở CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ - XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ THỌ

I. Nhận xét khái quát về kế toán TSCĐ ở Công ty Du lịch Dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Thọ 59

II. Một số ý kiến nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở Công ty Du lịch Dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Thọ .61

1.Các giải pháp thuộc về Công ty Du lịch Dịch vụ - xuất nhập khẩu Phú Thọ . .61

1.1. Áp dụng rộng rãi tin học trong công tác kế toán của công ty 61

1.2.Tăng cường công tác boả quản và sử dụng TSCĐ ở công ty .61

1.3. Thực hiện đúng chế đọ kế toán của Nhà nước 62

1.4. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ và nhân viên trong công ty .62

2. Các kiến nghị đối với Nhà nước 62

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i TSCĐ không cần dùng thì doanh nghiệp có thể dùng để góp vốn liên doanh với đơn vị khác, nhượng bán lại hay cho các đơn vị khác thuê. Có những TSCĐ mà doanh nghiệp không có nhưng lại có nhu cầu sử dụng do yêu cầu sản xuất đặt ra và buộc phải đi thuê nếu chưa có điều kiện mua sắm.
TSCĐ thuê dài hạn thực chất là nguồn vốn. Đây là những tài sản cố định chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghiã vụ và trách nhiệm pháp lý, quản lý, bảo dưỡng, giữ gìn và sử dụng như TSCĐ của doanh nghiệp. Những TSCĐ thuê dài hạn buộc phải thoả mãn những điều kiện nhất định. Một giao dịch cho thuê tài chính phải thoả mãn một trong những điều kiện sau:
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên cho thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hay được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận cuả 2 bên.
- Nội dung hợp đồng thuê có quy định: khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
- Thời hạn cho thuê là một lại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê.
- Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê ít nhất phải tương ứng với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
3.1. Đối với đơn vị đi thuê.
Theo hình thức thuê TSCĐ tài chính, bên đi thuê ghi sổ kinh doanh giá trị TSCD theo nguyên giá tại thời điểm đi thuê như đã được mua và ghi sổ nợ dài hạn toàn bộ số tiền phải trả theo hợp đồng thuê TSCĐ (bao gồm nguyên giá TSCĐ thuê và phần lãi trên vốn thuê phải trả) việc xác định nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tuỳ từng trường hợp vào cách thuê (thuê mua, thuê trực tiếp, thuê qua công ty cho thuê TSCĐ) và tuỳ từng trường hợp vào nội dung ghi trên hợp đồng thuê. Trường hợp hai bên chỉ thoả thuận tổng tiền thuê phải trả thì bên thuê phải tính ra giá hiện tại của TSCĐ để ghi sổ. Nguyên giá của TSCĐ để ghi sổ. Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính có thể tính :
- Theo nguyên giá hiện tại nếu đơn vị bỏ tiền ra mua ngay (tương đương với giá mua TSCĐ trên thị trường)
- Lấy tổng giá TSCĐ đi thuê trừ đi lãi phải trả, hàng tháng đơn vị phải trả tiền thuê TSCĐ, đồng thời khi sử dụng phải tiến hành khấu hao và phân bổ trên lãi vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Khi hết thời hạn hợp đồng thuê TSCĐ thì nhận lại quyền sở hữu TSCĐ và thanh toán nốt tiền cho bên cho thuê.
a. Tài khoản sử dụng:
Kế toán ở đơn vị đi thuê sử dụng các tài khoản sau:
TK 142, 342, 214 (2)
TK 212 “ TSCĐ thuê tài chính” tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của đơn vị
Bên Nợ : Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính tăng
Bên Có : Nguyên giá trị TSCĐ đi thuê giảm do chuyển trả lại cho bên thuê khi hết hạn hợp đồng hay mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.
Số dư Nợ: phản ánh nguyên giá của TSCĐ và thuê tài chính hiện có
b. Phương pháp hạch toán
- Căn cứ vào hợp đồng thuê TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 212
Nợ TK 142 (1)
Có TK 342
Trong qúa trình quản lý và sử dụng TSCĐ thuê tài chính, bên đi thuê phải tính chi phí TSCĐ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng có liên quan.
Khi tính chích khấu hao TSCĐ
Nợ TK 627, 614
Có TK214 (2)
Tính lãi phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh
Nợ TK 627, 641. 642
Có TK 142 (1)
Hàng tháng hay định kỳ thoả thuận trong hợp đồng, trả tiền thuê TSCĐ cho bên thuê, kế toán ghi:
Nợ TK 315
Nợ TK 342
Có TK 111, 112
Khi kết thúc thời hạn thuê TSCĐ.
- Trường hợp 1: Nếu bên đi thuê được chuyển giao quyền sở hữu hay được mua lại TSCĐ thuê.
- Trường hợp chuyển giao quyền sở hữu ghi chuyển TSCĐ thuê tài chính thành TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
Ghi chuyển trả:
Nợ TK 211
Có TK 212
Ghi chuyển giá trị hao mòn:
Nợ TK 214 (2)
Có TK 214 (1)
Nếu TSCĐ thuê tài chính là TSCĐ thì đồng thời với việc ghi chuyển TSCĐ thuê tài chính thành TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì phải phản ánh việc chi trả tiền vào giá trị tăng thêm của TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 111, 112
- Trường hợp 2: kết thúc hợp đồng thuê, bên đi thuê trả lại TSCĐ cho bên thuê thì căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ thuê tài chính.
Nợ TK 214 (2)
Có TK 212
Nếu khấu hao chưa hết thì phải trích khấu hao cho đủ và tính vào chi phí kinh doanh. Trường hợp chưa trả hết nợ thì phải chuyển tiền thanh toán nốt.
3.2. Đối với đơn vị cho thuê;
TSCĐ cho thuê tài chính về thực chất là một khoản vốn bằng hiện vật cho bên ngoài thuê, TSCĐ vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho thuê phải theo dõi TSCĐ đã cho thuê tài chính về mặt hiện vật và hạch toán giá tại TSCĐ cho thuê như khoản đầu tư tài chính dài hạn khác .
Căn cứ hợp đồng cho thuê TSCĐ và biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán tính toán các chi tiêu cần thiết để ghi sổ kế toán
+ Phản ánh giá trị TSCĐ cho thuê tài chính
Nợ TK 228
Nợ TK 214 (1)
Có TK 211
Tiền thu về cho thuê TSCĐ được tính là khoản thu nhập đầu tư tài chính.
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 711,
Định kỳ phản ánh giá trị TSCĐ cho thuê cần thu hồi trong quá trình đầu tư coi đây là một khoản chi phí đầu tư, kế toán ghi.
Nợ TK 811
Có TK 228
Nếu chuyển quyền sở hữu hay bán TSCĐ cho bên đi thuê khi kết thúc thời hạn hợp đồng thuê:
Phản ánh giá trị TSCĐ cho thuê chưa thu hồi hết
Nợ TK 811
Có TK 228
Nếu kết thúc thời hạn cho thuê và nhận lại TSCĐ, căn cứ vào biên bản giao nhận “Tài sản cố định” để xác định các chỉ tiêu phục hồi TSCĐ của doanh nghiệp
Nợ TK 211
Có TK 228
4. Hoạch toán sửa chữa TSCĐ
4.1. Đặc điểm sửa chữa TSCĐ
TSCĐ trong các doanh nghiệp được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau. Trong quá trình sử dụng TSCĐ, các bộ phận này hư hỏng hao mòn không đồng đều. Để duy trì năng lực hoạt động của các TSCĐ đảm bảo cho các TSCĐ này hoạt động bình thường,an toàn, doanh nghiệp cần thường xuyên tiến hành bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng.
Tuỳ theo quy mô, tính chất công việc sửa chữa mà người ta chia làm 2 loại: Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng TSCĐ và sửa chữa lớn TSCĐ khi hư hỏng hay kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ.
4.2. Nội dung hoạch toán sửa chữa nhỏ TSCĐ
Hoạt động sửa chữa nhỏ là hoạt động sửa chữa mà các chi phí phát sinh thường ít điểm ra thường xuyên nên không gây ra các biến động lớn đối với giá thành sản phẩm. Bởi vậy, kế toán các chi phí này trực tiếp vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng với bộ phận sử dụng TSCĐ đó.
Nợ TK 627,641,642
Có TK 111,112
4.3. Nội dung hoạch toán sửa chữa lớn TSCĐ
Công việc sửa chữa lớn TSCĐ cũng có thể tiến hành theo cách tự làm hay giao thầu.
* Theo cách tự làm, các chi phí phát sinh được tập hợp vào bên nợ TK 241 (2413) chi tiết theo từng công việc sửa chữa lớn, căn cứ vào chứng từ tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 241 (2413)
Có TK 1111,1112,152 hay 241...
* Theo cách giao thầu kế toán phản ánh số tiền phải trả theo thoả thuận được ghi trong hợp đồng của công trình sửa chữa lớn:
Nợ TK 241(2413)
Có TK 331
* Khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán phải tính toán giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa để quyết toán số chi phí này theo từng trường hợp
+ Ghi thẳng vào chi phí
Nợ TK 627
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Có TK 241 (2413)
+ hay kết chuyển vào TK chi phí trả trước ( nếu chi phí lớn và ngoài kế toán trích trước) hay chi phí phải trả
Nợ TK 142
Nợ TK 335
Có TK 241 (2413)
* Trong trường hợp sửa chữa nâng cấp, hiện đại hoá hay kéo dài tuổi thọ của tài sản cố định thì toàn bộ chi phí này được kết chuyển để tăng nguyên giá của TSCĐ
Nợ TK 211
Có TK 241 (2413)
TK241(2413)
TK111,112,152
TK241(2413)
(3)
(1)
TK142
(7)
(4)
(6)
(8)
(5)
(2)
TK331
TK211
TK335
Chú thích:
(1). chi phí thực tế về sữa chữa thường xuyên
(2). Chi phí thực tế về sửa chữa lớn thuê ngoài làm
(3). Kết chuyển chi phí lớn về chi phí
(4). kết chuyển giá thành sửa chữa lớn ngoài kế hoặch
(5). Tính trứoc chi phí vào chi phí kinh doanh
(6). Kết chuyển chi phí sửa chữa tăng nguyên giá TSCĐ
(7). Phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ và chi phí kinh doanh
(8). Kết chuyển giá thành sửa chữa trong kế hoặch
5. Kiểm tra và đánh giá lại TSCĐ
5.1. Kiểm tra TSCĐ
Kiểm tra TSCĐ theo định kỳ là công việc thường xuyên của các doanh nghiệp
Kiểm tra là sự đối chiếu giưã số liệu trên sổ kế toán với số liệu thực tế. khi tiến hành kiểm kê doanh nghiệp phải thành lập hội đồng kiểm kê TSCĐ bao gồm:
Giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng, trưởng phòng kỹ thuật, thay mặt nơi sử dụng TSCĐ và kế toán theo dõi TSCĐ
Đối với TSCĐ doanh nghiệp kiểm tra ít nhất 1 năm 1 lần trước khi lập báo cáo quyết toán năm ( 0h ngày 30 tháng 12...) Hội đồng kiểm tra phải lập kế hoạch kiểm kê, chuẩn bị các nhân sự, phương tiện kiểm kê sau đó thực hiện kiểm kê và phải lập biên bản kiểm kê để so sánh TSCĐ giữa sổ sách và thực tế để xác định những TSCĐ thừa thiếu hay thay đổi về chất lượng, TSCĐ cần dùng hay không cần dùng để kiến nghị với doanh nghiệp xử lý. Biên bản kiểm kê phải có đầy đủ chữ ký của những người có liên qua...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top