daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
NHẬN XÉT
Qua phân tích BCĐKT chúng ta thấy được tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2008 thu về được 1 khoản lợi nhuận cao hơn năm 2007 mặc dù chí tính trên 9 tháng kinh doanh.

Tóm lại, tổng tài sản của công ty tăng 461,692,036,861đ (27.2%) so với năm 2007, chứng tỏ qui mô hoat động của công ty tăng lên. công ty đã chú trọng đến đầu tư tài sản cố định để tăng năng lực sản xuất kinh doanh hiện có, từ đó làm cho doanh thu của công ty tăng.
Nguồn vốn của công ty tăng lên chủ yếu là từ nguồn vay (tăng 37.8%), nguồn vốn chủ sở hữu tăng chậm,tăng do lợi nhuận tăng.Trong đó, vay ngắn hạn tăng nhiều nhất cho thấy công ty đang sử dụng nguồn vay này vào hoạt dộng sản xuất kinh doanh là chủ yếu, diều này nhìn chung không có lợi cho công ty mặc dù công ty có khả năng thanh toán .Do nhà nước đang sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và lãi suất ngân hàng cao cùng với sự biến động bất thường của thị trường vì vậy công ty nên giảm các khoản vay ngắn hạn và thay bằng vay dài hạn nhằm giảm tối thiểu rủi ro.
Trong năm số lượng hàng hóa mà Tập đoàn có chiếm tỉ lệ (40,91%) khá cao trong tổng giá trị tài sản của công ty, được thể hiện qua mức tăng của hàng tồn kho. Bên cạnh đó trong năm 2008 Tập đoàn cũng thành lập được quỹ khen thưởng và phúc lợi dành cho nhân viên.
KIẾN NGHỊ
Tập đoàn cần có những biện pháp nhằm giải quyết vấn đề về hàng tồn kho.Mặc dù đây là những mặt hàng mà có thể bảo quản lâu về chất lượng nhưng về mặc giá cả thì không ai có thể bảo đảm được, nền kinh tế thay đổi mọi lúc giá cả tại mọi thời điểm cũng khác nhau, nếu tại thời điểm sản xuất giá cao nhưng sau 1 thời gian thì giá sản phẩm thấp lúc đó Tập đoàn sẽ bị lỗ. Vì vậy Tập đoàn nên sản xuất vừa đủ các loại hàng hóa phục vụ cho các công trình và bán hàng,nhất là ở mùa mưa, không nên sản xuất quá nhiều, lúc đó nguồn vốn được phân bổ cho các chỉ tiêu khác đang cần mà không phải đi vay.
Một tập đoàn lớn như Tập đoàn Tôn Hoa Sen thì nguồn vốn lưu động là rất lớn, nếu lượng tiền thu về từ việc bán hàng và đầu tư không đủ trang trải cho hoạt động kinh tế thì Tập đoàn sẽ phải vay thêm ở bên ngoài. Như chúng ta biết năm 2008 tình hình kinh tế rơi khủng hoảng kéo theo nhiều sự biến động về tài chính thể hiện rõ nhất là lãi suất ngân hàng tăng giảm thất thường, ngoài việc trã lãi suất cho ngân hàng trong khi vay còn có những rủi ro về tài chính, vì vậy chỉ vay vừa đủ.
Đối với một Tập đoàn thì số lượng nhân viên rất nhiều nên Tập đoàn cần có các chính sách về tiền lương, khen thưởng, đãi ngộ nhân viên,tạo cho nhân viên có môi trường làm việc thuận lợi từ đó Tập đoàn sẽ có nguồn nhân lực tốt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra cũng cần bảo dưỡng, bảo trì máy móc trang thiết bị thường xuyên để luôn ở tình trạng hoạt động tốt, và tiết kiệm được chi phí sữa chữa máy móc.
Nghiên cứu đổi mới trang thiết bị, công nghệ nhằm giảm chi phí nguyên ,nhiên liệu.
Tập đoàn kiểm soát chặc chẽ các nguồn thu chi, cần sử dụng tiết kiệm chi phí tránh tình trạng lãng phí.
Điều khiến trong thời gian qua các DNTVN sản xuất thép bị động trong sản xuất và tài chính là do công tác dự báo thị trường thép của VSA và các cơ quan chức năng chưa chính xác và chưa theo kịp biến động trên thế giới.Do đó, doanh nghiệp Cần xây dựng hệ thống nắm bắt thông tin một cách chủ động, linh hoạt trước những biến động của thị trường tài chính , thị trường vốn, nguồn nguyên vật liệu , thị trường cung cầu, đối thủ cạnh tranh để có chính sách ứng phó kịp thời.tránh bị bất ngờ.

Để khôi phục lại thị trường này, các DNTVN kiến nghị Nhà nước cần tập trung vào việc cấp vốn cho các công trình xây dựng, điều chỉnh giá nguyên vật liệu kịp thời, đồng thời hạ lãi suất ngân hàng hay điều hành linh hoạt các chính sách như nới rộng định mức cho vay, giãn nợ vay, có đủ ngoại tệ bán và giá bán phù hợp để họ có khả năng vay vốn tiếp tục triển khai các dự án sản xuất.
Tạm dừng triển khai các dự án đầu tư: Cảng biển Hoa Sen - Gemadept, Nhà
máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, Nhà máy luyện và cán thép xây dựng, Nhà máy
vật liệu xây dựng giai đoạn 2, Chung cư căn hộ Phước Long B; đồng thời
giãn tiến độ đầu tư các dự án: xây dựng hệ thống chi nhánh phân phối - bán
lẻ, Chung cư căn hộ Hoa Sen – Phố Đông.

Chuyển đổi các hợp đồng vay VNĐ có lãi suất cao trong năm 2008 thành
các hợp đồng vay VNĐ với lãi suất thấp hơn để giảm chi phí lãi vay;
chuyển đổi các hợp đồng vay USD thành vay VNĐ để tránh rủi ro biến động
tỷ gía VNĐ/USD trong năm 2009.

Tiết giảm tối đa các khoản chi phí quản lý chưa thật cần thiết như: tiếp thị,
truyền thông, tài trợ, đào tạo; bố trí lại việc sử dụng xe con trong toàn Công
ty; tiết giảm mặt bằng làm việc để tiết giảm chi phí điện, nước, điện thoại.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
1.1 Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hoa Sen
Thành lập ngày 08/08/2001, với số vốn điều lệ hiện nay là 570 tỷ đồng, Hoa Sen Group có trụ sở chính tại số 09 Đại lộ Thống Nhất, Khu công nghiệp Sóng Thần II, Dĩ An, Bình Dương và Văn phòng thay mặt tại số 215 – 217 Lý Tự Trọng, Q1, TP. HCM.
Theo chiến lược đã định, Hoa Sen Group phát triển theo mô hình công ty mẹ - công ty con, hướng mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế năng động, bền vững, tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực: tôn – thép, vật liệu xây dựng, bất động sản, đầu tư tài chính, cảng biển và logistics. Theo đó, các công ty con thành viên đã được thành lập nhằm khai thác tối ưu những lợi thế từ chuỗi giá trị gia tăng của Hoa Sen Group như: Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen, Công ty TNHH MTV Cơ khí & Xây dựng Hoa Sen, Công ty TNHH MTV Vật Liệu Xây Dựng Hoa Sen, Công ty Cổ phần Tiếp Vận và cảng quốc tế Hoa Sen – Gemadept, Công ty TNHH MTV Bất động sản Hoa Sen, và hàng loạt các công ty con sắp triển khai khác.
Đến nay, Hoa Sen Group đã đưa vào hoạt động: nhà máy Thép cán nguội công suất 180.000 tấn/năm, nhà máy Tôn mạ hợp kim nhôm kẽm công nghệ NOF - công nghệ tiên tiến nhất thế giới, công suất 150.000 tấn/năm, hai dây chuyền Tôn mạ kẽm công suất 100.000 tấn/năm, hai dây chuyền Tôn mạ màu công suất 100.000 tấn/năm, tại KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương …hình thành nên cụm nhà máy liên hoàn, khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào tới khâu thành phẩm đầu ra, giúp Tập đoàn chủ động nguồn hàng, tiết kiệm thời gian và kiểm soát toàn bộ giá trị gia tăng từ các sản phẩm: thép cán nguội, tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh, tôn mạ màu,…
Bên cạnh đó, dự án Công ty Vật liệu xây dựng Hoa Sen cũng đã khánh thành giai đoạn I, với tổng số vốn đầu tư hơn 350 tỷ đồng, được xây dựng trong khuôn viên có tổng diện tích gần 11 hecta, tại KCN Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tiếp tục khởi công giai đoạn 2 để hoàn thành tổng thể vào cuối năm 2009 với những dòng sản phẩm cao cấp: hạt nhựa, ống nhựa, tấm trần nhựa, ống thép, ống inox, thanh nhôm định hình,…
Kết quả sau 7 năm thành lập, Hoa Sen Group từ đội ngũ nhân lực ban đầu là 22 người, đến nay đã tăng lên gần 2.000 người; vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng đã tăng lên 570 tỷ đồng; doanh thu từ 3 tỷ đồng đến năm 2007 đã đạt hơn 2.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế trên 151 tỷ đồng. Hoa Sen Group tự hào đứng đầu ngành tôn - thép cả nước về tốc độ tăng trưởng và sản lượng tiêu thụ, là doanh nghiệp đầu tiên – duy nhất tại VN có hệ thống vừa sản xuất vừa kinh doanh khép kín với mạng lưới phân phối trực tiếp gần 80 chi nhánh trải dài rộng khắp cả nước; được Báo Vietnam Net và tổ chức Vietnam Report công nhận thứ hạng 25 trong tốp 500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn nhất VN….
Bên cạnh việc phát triển sản xuất - kinh doanh, Hoa Sen Group còn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng bằng các hoạt động xã hội thiết thực, ngoài việc tài trợ chính cho Đội tuyển bóng đá quốc gia, Đội tuyển Olympic, trọng tài bóng đá VN trong ba năm liền (2006 – 2008), Hoa Sen Group còn là nhà tài trợ chính cho Giải Bóng đá trẻ em các Làng SOS toàn quốc, Giải bóng đá Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chương trình Hội nghị Quốc tế về kinh tế đối ngoại với Chính phủ Việt Nam năm 2008, chương trình trải thảm đỏ đón CEO - Báo Người lao động, ủng hộ quỹ người cùng kiệt TP.HCM, chương trình từ thiện “Cây Mùa Xuân 2008”,…và nhiều sự kiện kinh tế, giáo dục, xã hội - từ thiện, thể dục thể thao khác với tổng chi phí hàng năm lên đến hàng tỷ đồng.
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 18/05/1994, gia đình ông Lê Phước Vũ bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh với đồng vốn ít ỏi dành dụm từ đồng lương của người thợ, gia đình ông vừa thuê nhà vừa làm cửa hàng mua bán tôn lẻ tại ngã tư An Sương. Sau đó ít lâu, công việc kinh doanh có nhiều chuyển biến thuận lợi, chắt chiu được ít tiền, gia đình ông đã mua trả góp một máy cán tôn cũ, tự cắt tôn, đi bán lẻ khắp nơi…. Rồi đến khi có điều kiện thuận lợi, gia đình ông mới quyết định thành lập Cty để mở rộng sản xuất - Kinh doanh;
Ngày 08/08/2001, được sự chấp thuận của Sở kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương, Công ty Cổ phần Hoa Sen chính thức được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4603000028, với vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng và 22 CBCNV, hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực: nhập khẩu, sản xuất, phân phối các sản phẩm tấm lợp kim loại, xà gồ thép, tấm trần nhựa và các loại vật liệu xây dựng khác,… doanh thu cuối năm đạt được 3,2 tỷ đồng, tuy chưa có lợi nhuận nhưng bước đầu tạo được thị phần cơ bản trên thị trường;
Từ 2002 – 2003, Hoa Sen tiếp tục nâng cấp phát triển hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng thông các chi nhánh tập trung chủ yếu ở: Miền tây, Miền đông Nam Bộ và duyên hải Miền Trung. Kết quả kinh doanh năm 2002 rất đáng khích lệ, doanh thu tăng, thị phần tiếp tục được mở rộng;
Ngày 08/08/2004, khai trương và đưa vào hoạt động Dây chuyền sản xuất tôn mạ màu, công suất 45.000 tấn/năm, công nghệ tiên tiến của Nhật Bản; đồng thời khánh thành Toà văn phòng tổng hành dinh, toạ lạc tại số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương;
Ngày16/10/2004, công bố mở thầu Dự án Nhà máy thép cán nguội Hoa Sen, công suất 180.000 tấn/năm, vốn đầu tư gần 30 triệu USD, vay từ nguồn vốn ODA của chính phủ Ấn Độ, Quỹ hỗ trợ phát triển VN và vốn đối ứng;
Ngày14/02/2005, khai trương đưa vào hoạt động Dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm I, công suất 50.000 tấn/năm, tại KCN Sóng Thần 2, Dĩ an, BD.
Ngày16/02/2006, công bố khởi công xây dựng Nhà máy Thép cán nguội Hoa Sen, công suất 180.000 tấn/năm, với vốn đầu tư gần 30 triệu USD trong khuôn viên có diện tích gần 24.000 m2 bên cạnh toà văn phòng Tổng hành dinh và Nhà máy sản xuất tôn màu, tôn kẽm hiện tại;
Ngày 22/03 & 17/05/2006, ký 2 bản thoả thuận thuê đất với diện tích gần 100 hecta tại KCN Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để chuẩn bị cho các dự án Hoa Sen trên quy mô lớn, đầu tư tập trung vào các lĩnh vực: luyện kim, cán nóng, cán nguội, nhựa, sơn, mạ các loại…
Ngày 22/09/2006, mở văn phòng thay mặt tại cao ốc Saigon Trade Center, số 37 đường Tôn Đức Thắng, Q.1, TP. HCM nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, tiếp cận thị trường và phát triển công ty sau này;
Ngày 9/11/2006, công bố thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen là công ty con đầu tiên, với vốn điều lệ 320 tỷ đồng, hoạt động trên lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm thép cán nguội... Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc tạo đà phát triển bền vững và khép kín quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu thành phẩm đầu ra, giúp Hoa Sen nâng mình lên tầm cao mới, sẵn sàng chủ động trong bối cảnh Việt Nam hội nhập toàn diện với thế giới;
Ngày 03/01/2007, khai trương đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm II, công suất 50.000 tấn/năm, nâng tổng công suất 2 dây chuyền mạ kẽm lên 100.000 tấn/năm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng, đẩy mạnh doanh thu cho toàn hệ thống và bình ổn thị trường;
Ngày 16/03/2007, Công ty cổ phần Hoa Sen (Lotus Joint Stock Company) công bố tăng vốn điều lệ lần thứ 10 từ 250 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng, và đổi tên giao dịch thành Hoa Sen Corporation (viết tắt là Hoa Sen Corp.);
Ngày 26/03/2007, thành lập Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Hoa Sen, vốn điều lệ 700 tỷ đồng, tại KCN Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa & Vũng Tàu và Công ty Cổ phần Cơ khí - Xây dựng Hoa Sen, vốn điều lệ 10 tỷ đồng, tại KCN Sóng Thần, Bình Dương;
Ngày 06/04/2007, khánh thành Nhà máy thép cán nguội Hoa Sen, công suất 180.000 tấn/năm trực thuộc Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen và chính thức đưa vào hoạt động. Đồng thời khởi công xây dựng dây chuyền mạ công nghệ NOF, công suất 150.000 tấn/năm, với tổng giá trị đầu tư gần 30 triệu USD. Đây là dây chuyền mạ được thiết kế theo công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Sản phẩm chính của dự án là các chủng loại tôn mạ cao cấp phục vụ các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Ngày 21/04/2007, khởi công xây dựng dự án Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Hoa Sen tại KCN Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa & Vũng Tàu, trong khuôn viên có diện tích gần 11 hecta. Dự án bao gồm các dây chuyền sản xuất: ống thép, công suất 165.000 tấn/năm; ống nhựa và các sản phẩm từ nhựa, công suất 43.500 tấn/năm,… Với tổng giá trị đầu tư gần 700 tỷ đồng. Thời gian hoàn chỉnh tổng thể dự kiến đến năm 2009. Tuy nhiên, theo kế hoạch trong quý 3/2007, Cty sẽ lần lượt đưa vào hoạt động các dây chuyền: ống nhựa, ống thép,… nhà văn phòng và các công trình hạ tầng khác…

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Phần Mềm Plaxis 2D Phân Tích Động Trong Tính Toán Thiết Kế Các Công Tình Xây Dựng Kiến trúc, xây dựng 0
D Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thống kê tình hình thu nhập của người lao động trong Công ty Cổ Phần Quốc Tế MBA Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank - chi nhánh Gò Vấp giai đoạn 2012 - 2014 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Nam Việt Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top