daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
  Trang
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CP NAM VIỆT 3
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3
1.2.Cơ cấu tổ chức 4
1.3.Chức năng và nhiệm vụ 8
1.4.Tình hình hoạt động kinh doanh 9
1.5.Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian qua 10
1.6.Định hướng phát triển của doanh nghiệp 11
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY 13
2.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 13
2.1.1 Khái niệm 14
2.1.2 Ý nghĩa , nhiêm vụ và mục đích của phân tích tài chính 14
2.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính và mối liên hệ 14
2.1.4 Các phương pháp phân tích tài chính công ty 16
2.1.4.1 Phương pháp so sánh 16
2.1.4.2 Phương pháp liên hệ cân đối 17
2.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 17
2.2.1 Phân Tích Khái Quát Tình Hình Tài Chính Qua Bảng Cân Đối Kế Toán 17
2.2.1.1 Phân tích khái quát về tài sản và nguồn vốn 18
2.2.1.2 Phân tích kết cấu tài sản 19
2.2.1.3 Phân tích kết cấu nguồn vốn 20
2.2.2 Phân Tích Tình hình Tài Chính Qua Bảng Báo Cáo KQHĐKD 21
2.2.2.1 Phân Tích tình hình doanh thu- chi phí 21
2.2.2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận 21
2.2.3 PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 22
2.2.3 Phân Tích Các Hệ Số Tài Chính 29
2.2.3.1 Phân tích khả năng thanh toán 23
2.2.3.2 Phân tích tỷ số hoạt động 24
2.2.3.3 Phân tích tỷ số đòn bẩy 25
2.2.3.4 Phân tích tỷ số lợi nhuận 26
2.2.3.5 Phân tích chỉ số giá thị trường 26
2.2.4 Phân tích Dupon 27
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTY CP NAM VIỆT
3.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 29
3.1.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 29
3.1.1.1 Đánh giá khái quát về tài sản và nguồn vốn 29
3.1.1.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn 35
3.2.1 PHÂN TÍCH BÁO CÁO KQHĐKD CỦA CÔNG TY 41
3.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu- chi phí 41
3.2.1.2 Phân tích tình hình lợi nhuận 44
3.3.1 PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 46
3.3.1 Phân Tích Các Hệ Số Tài Chính 46
3.3.1.1 Phân tích khả năng thanh toán 46
3.3.1.2 Phân tích tỷ số hoạt động 48
3.3.1.3 Phân tích tỷ số đòn bẩy 55
3.3.1.4 Phân tích tỷ số lợi nhuận 57
3.3.1.5 Phân tích tỷ số giá thị trường 60
3.3.2 Phân tích Dupon 62
3.4.1 PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 63
3.4.2 NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 65
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP NAM VIỆT 67
4.1 CƠ SỞ CÁC GIẢI PHÁP 67
4.2 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 67
4.3 KIẾN NGHỊ 70
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN 73






Chú Thích



BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
CCDC : Công cụ công cụ
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
HĐTC : Hoạt động tài chính
ĐTDH: Đầu tư dài hạn
ĐTNH : Đầu tư ngắn hạn
LN : Lợi nhuận
TC : Tài chính
MMTB : Máy móc thiết bị
QLKD: Quản lý kinh doanh
XDCB : Xây dựng cơ bản
THTC : Tình hình tài chính
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ: Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
NVL : Nguyên vật liệu
CP : Cổ phiếu
PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài:
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam từ hơn thập kỷ qua kéo theo sự thay đổi sâu sắc trong các Doanh nghiệp và nhất là cách quản lý. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, tất yếu Doanh nghiệp dù bất cứ loại hình hoạt động nào cũng phải đối mặt với những khó khăn thử thách và phải chấp nhận quy luật cạnh tranh từ phía thị trường. Như vậy Doanh nghiệp sẽ phải làm gì để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt?
Đứng trước những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình.
Để thực hiện điều đó thì tự bản thân Doanh nghiệp phải hiểu rõ được “tình trạng sức khỏe của Doanh nghiệp mình” để điều chỉnh quá trình Kinh doanh cho phù hợp và không có gì khác hơn phản ánh một cách chính xác “sức khỏe” của Doanh nghiệp ngoài tình hình tài chính. Có thể nói rằng tài chính như dòng máu chảy trong cơ thể Doanh nghiêp. mà bất kỳ sự ngưng trệ nào cũng ảnh hưởng xấu tới toàn bộ Doanh nghiệp. Bởi vì, trong quá trình hoạt động từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ. các vấn đề đều liên quan tới tài chính.
Hơn nữa. trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, để kinh doanh ngày càng hiểu quả, tồn tại bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường thì mỗi Doanh nghiệp phải xây dựng phương hướng, chiến lược kinh doanh và mục tiêu trong tương lai. Đứng trước hàng loạt những chiến lược được đặt ra đồng thời Doanh nghiệp phải đối diện với những rủi ro. Do đó để lựa chọn những chiến lược phù hợp với nguồn lực của mình và hạn chế những rủi ro thì tự bản thân Doanh nghiệp phải thấy được những biến động về tài chính trong tương lai của Doanh nghiệp mình, trên cơ sở đó tiến hành hoạch định ngân sách tạo nguồn vốn cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh.
Đánh giá đúng nhu cầu về vốn, tìm được nguồn tài trợ, sử dụng chúng một cách hiệu quả là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ Doanh nghiệp nào. Nhận thức được tầm quan trọng đó, em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Nam Việt”. Thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại Công ty để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là nhằm làm rõ thực trạng tài chính tại Công ty, để từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty. Đồng thời giúp Doanh nghiệp nhìn thấy trước những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề sẽ tập trung vào các vấn đề sau:
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty CP Nam Việt.
- Đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu:
Từ các báo cáo tài chính của Công ty như: Bảng CĐKT, Báo cáo KQHĐKD,các báo biểu kế toán, sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích so sánh các số liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Nam Việt trong những năm 2006,2007,2008 dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập số liệu từ Công ty, tài liệu từ sách báo.
- Phương pháp được được dùng để phân tích số liệu:
+Phương pháp so sánh là chủ yếu, ngoài ra còn dùng cá phương pháp khác như: Phân tích xu hướng( theo phương pháp hồi quy tuyến tính). Phân tích theo tỷ lệ chung, phương pháp liên hệ cân đối và thay thế liên hệ cân đối và thay thế liên hoàn.





PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CP NAM VIỆT.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty CP Nam Việt là công ty được chuyển đổi từ Công ty TNHH Nam Việt vào tháng 10/2006, với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến xuất khẩu cá tra, cá ba sa đông lạnh. Công ty TNHH Nam Việt được thành lập từ năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng và chức năng kinh doanh chính là xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đến năm 2000 Công ty quyết định mở rộng phạm vi kinh doanh sang chế biến thuỷ sản, khởi đầu là việc xây dựng Xí nghiệp đông lạnh Thuỷ sản Mỹ Quý với tổng vốn đầu tư là 30.8 tỷ đồng, chuyên chế biến xuất khẩu cá tra. cá ba sa đông lạnh. Đây là một trong những bước chuyển biến quan trọng về định hướng sản xuất kinh doanh của công ty . Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2004, Công ty Nam Việt đã đầu tư thêm 02 nhà máy sản xuất thuỷ sản đông lạnh là nhà máy Nam Việt được đổi tên từ Xí nghiệp đông lạnh thuỷ sản Mỹ Quý và nhà máy Thái Bình Dương với tổng công suất chế biến trung bình của công ty là 500 tấn cá / ngày. Ngoài ra, Công ty Nam Việt còn có một nhà máy sản xuất bao bì riêng cho sản phẩm chính của mình .Mẫu mã bao bì của sản phẩm do Nam Việt sản xuất được đánh giá có chất lượng đảm bảo đúng tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo định hướng phát triển của thị trường trước thềm hội nhập và đại chúng hoá Công ty, Nam Việt đã chính thức chuyển sang Công ty cổ phần với mức vố điều lệ là 600 tỷ đồng theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 05/10/2006. Ngày 28/11/2007 Công ty CP Nam Việt đã được Uy Ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép niêm yết số 160/Đ-SGDHCM trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh .
Tên công ty : Công ty Cp Nam Việt
Tên tiếng anh : Nam Viet Corporation
Vốn điều lệ : 600.000.000.000 đ
Trụ sở chính: 19D Trần Hưng Đạo, P.Mỹ Quý, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang
Điện thoại : (84-76) 932 486
Fax : (84-76) 833 779
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 52000050 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tỉnh An Giang cấp ngày 05/10/2006.
-Loại cổ phiếu : Cổ phiếu phổ thông
-Mệnh giá : 10.000 đ/CP
-Số lượng CP niêm yết : 66.000.000 cổ phiếu
-Ngày giao dịch : 07/12/2007
-Mã chứng khoán : ANV
Đến cuối năm 2007 vốn điều lệ của Công ty là 660.000.000.000 đ
Công ty CP NamViệt với tổng diện tích hơn 51.000 m2 và gần 7.000 cán bộ công nhân viên. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã không ngừng phát triển toàn diện trong sản xuất và quản lý như : Quản lý nhân sự, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ …Hiện nay Công ty CP Nam Việt là Công ty đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu cá tra, cá ba sa trong cả nước. Sản phẩm mang thương hiệu Navico được khẳng định về chất lượng trên thị trường và đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Các sản phẩm của Công ty đã đạt được những tiêu chuẩn về chất lượng phù hợp với các quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà nhập khẩu và thị hiếu của người tiêu dùng các nước. Trong tương lai Công ty dự kiến sẽ mở rộng hoạt động, đưa ra thị trường những loại sản phẩm giá trị gia tăng căn cứ vào nhu cầu phát triển của thị trường .Công ty luôn hướng đến việc tìm kiếm những cơ hội phát triển mới nhưng vẫn duy trì những tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng, an toàn trong sử dụng thực phẩm.
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty:

sản phẩm phải được ưu tiên hàng đầu , để giảm tối đa lượng hàng bán bị trả lại làm ảnh hưởng đến doanh thu thuần và nhất là uy tín cả công ty trên thương trường quốc tế.
Mặt khác , tiết kiệm chi phí cũng là vấn đề đáng quan tâm .Công ty phải tiết kiệm chi phí một cách tối đa từ tất cả các khâu trong sản xuất cho đến chi phí của các phòng ban nghiệp vụ mà chi phí trong sản xuất là quan trọng và chiếm tỷ trọng chính : Tiết kiệm nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách hạ định mức nguyên liệu xuống mức thấp nhất mà chất lượng qui cách sản phẩm vẫn đảm bảo ; tiết kiệm chi phí bao bì, công cụ công cụ .Công ty phải kiểm tra một các sát sao việc sử dụng công cụ công cụ và bao bì với số lượng công nhân lớn việc kiểm soát và nhắc nhở là rất cần thiết nếu không thì không thể nào tiết kiệm được chi phí. Hay nói cách khác công ty phải nâng cao trình độ quản lý sau lãnh đạo các phòng ban và năng lực làm việc của bản thân mỗi công nhân trong toàn công ty để làm đến mức thấp nhất các chi phí và đẩy mạnh lợi nhuận lên .
Khả năng sinh lời trên vốn kinh doanh có thể gia tăng bằng cách giảm vốn sản xuất kinh doanh hay tăng lợi nhuận . Nhưng trong giai đoạn hiện nay, công ty đã mở rộng quy mô tăng cường sản xuất thì việc giảm vốn sản xuất kinh doanh là không hợp lý. Vì vậy để tăng cường khả năng sinh lời trên vốn kinh doanh chỉ có biện pháp là tăng lợi nhuận thật nhiều sao cho tốc độ tăng lợi nhuận hơn tốc độ tăng vốn .
4.2.2 Quản trị tài chính
4.2.2.1 Quản trị tiền mặt
Tiền mặt của công ty chiếm tỷ trọng không nhỏ trong kết cấu tài chính, một phần do đặc điểm hoạt động của công ty .Tuy nhiên tiền tồn quỹ quá nhiều sẽ gây lãng phí trong việc sử dụng vốn của công ty. Do đó việc quản trị tiền mặt, xác định mức tiền mặt hợp lý là điều cần thiết hiện nay .Công ty nên lập lịch trình theo dõi sự luân chuyển của tiền mặt mà có biện pháp điều chỉnh hợp lý .
4.2.2.2 Quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất, chính vì thế mà các doanh nghiệp thường muốn bán được hàng và ghi nhận được ở các khoản phải thu hơn là ở tồn kho hơn nữa lợi nhuận khả dĩ thu được trong việc bán chịu sản phẩm vẫn nặng hơn sự gia tăng rủi ro trong việc thu tiền bán chịu. Vì thế kiểm soát hàng tồn kho là điều không thể thiếu đối với công ty. Muốn vậy, công ty cần :
Xác định tính chất từng mặt hàng, lô hàng sản xuất, thực hiện phương trâm “ Chất lượng ưu tiên hàng đầu “ của sản phẩm sản suất. Hàng tồn kho của công ty qua các năm là cao, vòng quay hàng tồn kho cũng còn chậm . Vì vậy công ty cần căn cứ vào thời vụ để có chính sách hợp lý trong việc dự trữ và tiêu thụ hàng tồn kho .
Quản trị chi phí hàng tồn kho : Công ty phải xem xét các chi phí liên quan đến tồn trữ, bảo quản hàng tồn kho, nhất là hàng đông lạnh, chi phí bảo quản là rất lớn nhưng quan trọng hơn là chi phí cơ hội, đó là chi phí bỏ ra nếu không thực hiện hợp đồng … để có những biện pháp giảm chi phí hiệu quả .
4.2.3 Phương pháp sử dụng vốn
Trong thời gian qua, hoạt động của công ty đã đạt được những hiệu quả đáng kể. Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 266.298.045 nghìn đồng, năm 2007 đạt 386.351.746 nghìn đồng tăng 120.053.701 nghìn đồng tương đương 45.08 % so với năm 2006.
Tuy nhiên, lợi nhuận đạt được chưa xứng với vốn mà doanh nghiệp bỏ ra cũng như tiềm năng tài chính của doanh nghiệp .Nguồn vốn chủ sở hữu tăng gần một nghìn tỷ đồng chiếm tỷ trọng 145.63 % trong tổng nguồn vốn ở năm 2007, trong khi nợ phải trả chỉ chiếm tỷ trọng 27.88% do vay ngắn hạn , vay dài hạn và phải trả người bán đều giảm đáng kể .Công ty nên tăng tỷ trọng nợ phải trả lên nữa trong tổng nguồn vốn, nhất là tăng khoản chiếm dụng vốn từ phải trả người bán để có thể tăng cao lợi nhuận.
4.2.4 Xây dựng cách thanh toán hiệu quả.
Trong quá trình xuất khẩu và nhập khẩu luôn phát sinh những hình thức thanh toán khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương nhiều mặt của khách hàng. Nếu cách thanh toán không phù hợp, bất lợi cho công ty sẽ dẫn đến việc thiếu hụt vốn không đáng có hay phải tốn nhiều chi phí hơn so với yêu cầu…vì thế xây dựng cách thanh toán hợp lý, hiệu quả là điều rất cần thiết có tác động tích cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp .
cách thanh toán : cách thanh toán chủ yếu của công ty là TT và LC được chuyển khoản qua các ngân hàng .Là các cách an toàn và dễ theo dõi. Hiện tại, công ty sử dụng cách thanh toán TT là nhiều hơn . tuy cách này đỡ tốn phí hơn cách LC nhưng lại rủi ro nhiều hơn, khách hàng dễ chiếm dụng vốn hơn .Công ty nên sử dụng cách LC một cách tối đa có thể để đảm bảo hơn về vốn của mình, nên cân nhắc giữa tiền phí ngân hàng với khoản lãi của vốn bị chiếm dụng.
Thời gian thanh toán :Công ty nên lập kế hoạch khi bán sản phẩm . chuẩn bị những khoản bị chiếm dụng cho những thời gian phù hợp nhất .Hiện tại công ty đang áp dụng chính sách bán trả chậm để tạo mối quan hệ lâu dài . Tuy nhiên qua phân tích chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân thì thời gian bán trả chậm quá lâu với một số nợ quá lớn . ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn vốn hoạt động của công ty, hơn nữa còn dẫn đến hình thành các khoản dự phòng nợ khó đòi, làm giảm lợi nhuận chung .Do đó công ty nên cân nhắc để có chính sách phù hợp nhất.
Thủ tục và địa điểm thanh toán : Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà công ty chọn thủ tục và địa điểm sao cho phù hợp .
Ngoài ra. trong quá trình thanh toán sẽ xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết . đòi hỏi bộ phận kinh doanh của công ty nên chú trọng và có những qui định đúng đắn .Chẳng hạn có thể dùng chính sách huê hồng . khuyến mãi …trong thanh toán .
4.2.5 Sử dụng nguồn nhân lực .
Việc sử dụng nguồn lao động gắn liền với sản xuất . cho nên sử dụng lao động hiệu quả sẽ đẩy mạnh tăng năng xuất, tiết kiệm chi phí … Từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty, góp phần làm tăng khả năng lớn mạnh về tài chính vốn có của công ty .
Từ khi thành lập công ty TNHH cho đến khi chuyển đổi thành Công ty CP . Công ty nam Việt đã không ngừng gia tăng số lượng công nhân, đến nay số lượng công nhân đang làm việc tại công ty đã lên đến gần 6000 người đây là nguồn nhân lực rấ lớn cần tổ chức phân công sao cho hợp lý thì mới có hiệu quả hay nói cách khác cần có khả năng quản lý nguồn nhân lực một các hiệu quả ở cả 4 khâu :
Lập kế hoạch và tuyển dụng
Đào tạo và phát triển
Duy trì và quản lý
Hệ thống thông tin và dịch vụ về nhân lực .
Không những thế .doanh nghiệp cần thường xuyên quan tâm đến việc :
Khảo sát tìm hiểu nhân viên để biết nhu cầu của họ .
Xác định những vấn đề nẩy sinh trong quá trình quản lý nguồn nhân lực.
Xây dựng các kế hoạch đào tạo cho các nhóm và các cá nhân để vừa cung cấp kỷ năng cho các công việc hiện tại vừa tạo cơ sở cho cho sự tăng trưởng trong tương lai
4.3 Nhận xét và kiến nghị
Trước sự lớn mạnh của nền kinh tế thị trường đã tạo ra bước phát triển mới trong đời sống vật chất của con người, nhu cầu về đời sống của người dân cũng được nâng dần theo tiến trình xã hội, nhiều loại hình doanh nghiệp mới lần lượt ra đời … nhưng gắn liền với nền kinh tế phồn vinh luôn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp . nó luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm. ứng dụng những công nghệ mới vào quá trình hoạt động. thay đổi cách thức quản lý sao cho phù hợp với tình hình mới …Muốn đạt được điều đó. các doanh nghiệp phải có chủ trương đường lối đúng đắn ngay từ đầu và trên hết phải biết xử lý vốn sao cho hiệu quả nhất.
Công ty Cổ phần Nam Việt được thành lập toàn toàn phù hợp với tiến trình xã hội, với xu hướng phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng. Suốt quá trình hoạt động. công ty đã không ngừng hoàn thiện và phát triển để phù hợp với tình hình mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội, để đến nay công ty Cổ phần Nam Việt đã là công ty đứng đầu Việt Nam về sản xuất, xuất khẩu cá tra, cá ba sa góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và nền kinh tế tỉnh nhà. Tạo công ăn việc làm cho một lượng không nhỏ người lao động trên mọi miền đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động công ty không thể tránh khỏi những hạn chế làm ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty, chính vì thế phân tích và tìm ra những biện pháp để khắc phục những hạn chế là điều mà công ty cần quan tâm .
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động của công ty CP Nam Việt . bản thân tui nhận thấy: Công ty Nam Việt là một công ty sản xuất . xuất khẩu lớn . đã có danh tiếng trên thị trường quốc tế . tuy nhiên để đứng vững trên thị trường đầy thách thức và khắc nghiệt này công ty cần xem xét những tồn tại và tìm cách khắc phục nó một cách có hiệu quả .Sau đây là một số kiến nghị :
Công ty nên xem xét vấn đề sử dụng lao động là yếu tố quyết định trong việc tăng hiệu quả hoạt động của công ty .Nếu sử dụng tốt nguồn lực này sẽ tạo được lợi thế rất lớn về giá thành sản phẩm. tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty .Công ty nên xem xét vấn đề sau :
+ Công ty nên tạo hộp thư góp ý để những người lao động có thể phản ánh những điều mình chưa hài lòng. nhờ đó công ty sẽ biết các xử lý cho phù hợp .
+ Quản lý chặt hơn trong các khâu. các công đoạn sản xuất để tránh những hư hỏng đáng tiếc, gây lãng phí .
+ Xem xét sắp xếp lại lao động công ty sao cho phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn của từng người có kế hoạch bồi dưỡng chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý. có chính sách đào tạo nhân viên có trình độ khoa học kỹ thuật giỏi có khả năng tốt trong tiếp cận làm chủ các thiết bị mới cũng như vận dụng tốt những qui luật kinh tế trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt .
Hàng tồn kho qua các kỳ đều cao, vòng quay hàng tồn kho còn chậm, do là hàng đông lạnh nên chi phí lưu kho là khá tốn kém. mặt khác cũng không dễ bảo quản . nếu thời gian tồn kho quá lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm . gây tổn thất cho công ty . Do đó công ty nên có chính sách dự trữ hàng tồn kho sao cho hợp lý nhất. Nên quan tâm hơn nữa về chính sách chất lượng sản phẩm .
Nợ phải thu còn cao qua các kỳ, ngày thu tiền bình quân quá dài, công ty nên chọn cách và thời gian thanh toán hợp lý khi ký hợp đồng bán hàng để rút ngắn tối đa thời gian thu tiền bình quân .
Công ty nên nhanh chóng đưa các công trình đang XDCB vào hoạt động để đẩy mạnh năng suất, tăng doanh thu, tăng tỉ số về doanh lợi .

KẾT LUẬN

Công ty Cổ phần Nam Việt được thành lập toàn toàn phù hợp với tiến trình xã hội, với xu hướng phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng .Suốt quá trình hoạt động, công ty đã không ngừng hoàn thiện và phát triển để phù hợp với tình hình mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội để đến nay công ty Cổ phần Nam Việt đã là công ty đứng đầu Việt Nam về sản xuất, xuất khẩu cá tra, cá ba sa .Góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và nền kinh tế tỉnh nhà . tạo công ăn việc làm cho một lượng không nhỏ người lao động trên mọi miền đất nước . Tuy còn một số hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng là công ty có nhiều tiềm năng và thế mạnh : tiềm năng về tài chính, con người và cả về thiên nhiên ưu đãi . Nam Việt sẽ nhanh chóng khắc phục những mặt còn tồn tại nhất là trong tình hình kinh tế thế giới đang gặp những vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, để không ngừng phát triển về mọi mặt, tiếp tục đưa con cá da trơn đi khắp thị trường quốc tế. Góp phần vào việc tăng trưởng nền kinh tế tỉnh An Giang nói riêng, nền kinh tế đất nước nói chung và xứng đáng với phương châm mà lãnh đạo công ty đã đặt ra “Navico là trung tâm thế giới của Pangasius”.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Phần Mềm Plaxis 2D Phân Tích Động Trong Tính Toán Thiết Kế Các Công Tình Xây Dựng Kiến trúc, xây dựng 0
D Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thống kê tình hình thu nhập của người lao động trong Công ty Cổ Phần Quốc Tế MBA Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tôn Hoa Sen Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank - chi nhánh Gò Vấp giai đoạn 2012 - 2014 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top