phuong_viet

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và giải pháp của công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất khẩu II Vũng tàu





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I : CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
I. Khái niệm đào tạo 2
II. Mục tiêu và vai trò đào tạo nguồn nhân lực 2
1. Mục tiêu 2
2. Vai trò 2
III. Quy trình đào tạo nguồn nhân lực 3
Phần II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU II VŨNG TÀU 6
1. Tổng quan về Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất khẩu II Vũng tàu 6
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của XN 6
1.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Xí nghiệp 7
1.3 Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp 7
2. Phân tích tình hình tổ chức và sử dụng lao động của Xí nghiệp 8
2.1. Cơ cấu lao động của Xí nghiệp 9
2.2. Tình hình biến động lao động năm 2008 11
3. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Chế biến Thủy sản xuất khẩu II Vũng tàu 12
Phần III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU II VŨNG TÀU 15
1. Hoàn thiện công tác đánh giá năng lực 15
2. Nâng cao công tác tuyển dụng 15
3. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo 16
Phần kết luận 19
MỤC LỤC 20
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

triển được nhân viên tốt chính là đã góp phần tạo ra công dân tốt cho xã hội.
Qua quá trình đào tạo và phát triển nhân sự, người lao động được tăng cường hiểu biết về xã hội cũng như sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy sự phát triển và hợp tác trong xã hội, trong các tổ chức mà họ tham gia, góp phần cải thiện mối quan hệ giữa các nhóm và cá nhân trong doanh nghiệp cũng như trong xã hội.
III. Quy trình đào tạo nguồn nhân lực:
Việc xây dựng một chương trình đào tạo có thể được thực hiện theo 7 bước
Bước 1 : Xác định nhu cầu đào tạo
Là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần đào tạo, đào tạo kỹ năng nào, cho loại lao động nào và bao nhiêu người. Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên phân tích nhu cầu lao động của tổ chức, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc thực hiện các công việc và phân tích trình độ, kiến thức, kỹ năng hiện có của người lao động.
Phương pháp thu thập thông tin để xác định nhu cầu đào tạo: có nhiều phương pháp thu thập thông tin để xác định nhu cầ đào tạo, chẳng hạn phỏng vấn cá nhân, sử dụng bảng câu hỏi, thảo luận nhóm, quan sát, phân tích thông tin sẵn có…
Phỏng vấn cá nhân là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều hiện nay. Người phỏng vấn sẽ trao đổi với nhân viên về những khó khăn trong thực hiện công việc, về nguyện vọng đào tạo của họ (kiến thức, kỹ năng, thời gian phù hợp, các hỗ trợ cần thiết từ phía doanh nghiệp…)
Sử dụng bảng câu hỏi cũng là một phương pháp thông dụng để thu thập thông tin về nhu cầu đào tạo. Nhân viên sẽ trả lời những câu hỏi liên quan đến công việc, khả năng thực hiện công việc, nguyện vọng đào tạo…được chuẩn bị sẳn trong bảng câu hỏi. Bảng hỏi có thể được chia thành nhiều phần: Ngoài những thông tin chung về cá nhân, bảng hỏi cũng cho phép nhân viên tự đánh giá năng lực thực hiện công việc của bản thân qua nhiều tiêu chí khác nhau. Sự khác nhau giữa yêu cầu công việc và năng lực hiện tại của nhân viên chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng nhu cầu đào tạo.
Thông tin về nhu cầu đào tạo có thể thu thập qua việc quan sát thực hiện công việc của nhân viên hay nghiên cứu tài liệu sẵn có.
Căn cứ vào các văn bản cho công việc và việc đánh giá tình hình thực hiện công việc, căn cứ vào cơ cấu tổ chức và kế hoạch về nhân lực, công ty sẽ xác định được số lượng, loại lao động và loại kiến thức kỹ năng cần đào tạo.
Bước 2 : Xác định mục tiêu đào tạo
Là xác định kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo. Bao gồm:
Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo.
Số lượng và cơ cấu học viên
Thời gian đào tạo.
Bước 3 : Lựa chọn đối tượng đào tạo
Là lựa chọn người cụ thể để đào tạo, dựa trên nghiên cứu và xác định nhu cầu và động cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người lao động và khả năng nghề nghiệp của từng người.
Bước 4 : Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
Chương trình đào tạo là hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp.
Bước 5 : Dự tính chi phí đào tạo
Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương án đào tạo, bao gồm các chi phí cho việc học, chi phí cho việc giảng dạy.
Bước 6 : Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Có thể lựa chọn những giáo viên từ những người trong biên chế của doanh nghiệp hay thuê ngoài (giảng viên của các trường đại học, trung tâm đào tạo…). Để có thể thiết kế nội dung chương trình đào tạo phù hợp nhất với thực tế tại doanh nghiệp, có thể kết hợp giáo viên thuê ngoài và những người có kinh nghiệm lâu năm trong doanh nghiệp. Việc kết hợp này cho phép người học tiếp cận với kiến thức mới, đồng thời không xa rời với thực tiễn tại doanh nghiệp. Các giáo viên cần được tập huấn để nắm vững mục tiêu và cơ cấu của chương trình đào tạo chung.
Bước 7 : Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo
Đánh giá chương trình: Chương trình được đào tạo có thể được đánh theo một trong các tiêu thức như:
- Mục tiêu đào tạo có đạt được hay không
- Những điểm yếu điểm mạnh của chương trình đào tạo là gì?
- Hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả của chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo.
Kết quả đào tạo: Bao gồm:
Kết quả nhận thức
Sự thoả mãn của người học đối với chương trình đào tạo
Khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo
Sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực
………
Để đo lường được các kết quả trên, có thể sử dụng phương pháp như phỏng vấn, điều tra thông qua bảng hỏi, quan sát, yêu cầu người học làm bài kiểm tra.
SƠ ĐỒ “TRÌNH TỰ XÂY DỰNG MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO”
Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Dự tính chi phí đào tạo
Đánh giá chương trình đào tạo
Các quy trình đánh giá được xác định phần nào bởi sự có thể đo lường được các mục tiêu
Đánh giá lại nếu cần thiết
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU II VŨNG TÀU
Tổng quan về Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất khẩu II Vũng tàu
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của XN
Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất khẩu II Vũng tàu được thành lập năm 1973 do tư nhân quản lý và sản xuất chủ yếu các mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu. Tên gọi ban đầu của Xí nghiệp là “Hãng tôm đông lạnh” vì sản lượng lúc đó còn rất thấp, khoảng 30tấn/năm.
Sau năm 1975, Nhà nước tiếp quản hãng và mở rộng thêm các mặt hàng đông lạnh xuất khẩu khác như: cá, mực đông lạnh, v.v… Từ thời gian này trở đi, Xí nghiệp không ngừng phát triển và lớn mạnh. Quá trình phát triển của Xí nghiệp được thể hiện qua các giai đoạn chính sau đây:
- Từ năm 1975 – 1979: mang tên Xí nghiệp Quốc doanh Tôm đông lạnh, trực thuộc Xí nghiệp Chế biến Hải sản Đặc Khu Vũng tàu Côn Đảo
- Từ năm 1980 – 1988: là Phân xưởng Đông lạnh Vũng tàu trực thuộc Xí nghiệp Chế biến hải sản Đặc khu Vũng tàu – Côn đảo (bên cạnh 02 phân xưởng khác của Xí nghiệp này là Phân xưởng bột cá và Phân xưởng nước mắm.
- Từ năm 1989 – 1991: Được nâng cấp thành Xí nghiệp chế biến hải sản trực thuộc Liên hiệp Xí nghiệp Xuất nhập khẩu Thủy sản Đặc khu Vũng tàu - Côn đảo.
- Từ năm 1992 – 2003: Xí nghiệp mang tên Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất khẩu II Vũng tàu, là xí nghiệp thứ 2 của Công ty Chế biến XNK Thủy sản Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu – BASEAFOOD (Công ty BASEAFOOD có 06 xí nghiệp)
- Từ năm 2004 trở đi Công ty BASEAFOOD tiến hành cổ phần hóa và xí nghiệp vẫn giữ nguyên tên cũ là Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất kh...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top