andrea_12605

New Member

Download miễn phí Khóa luận Thực trạng và những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động liên doanh tại công ty dầu khí Đài Hải (DHP)





 
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU .1
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH THEO LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
I. Khái quát chung về đầu tư nước ngoài 3
1. Khái niệm đầu tư nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu .3
II. Một số vấn đề cơ bản về doanh nghiệp liên doanh theo luật
đầu tư nước ngoài tại Việt nam 6
1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của một doanh nghiệp
liên doanh .6
2. Những quan điểm của Nhà nước Việt nam về thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài theo hình thức doanh nghiệp
liên doanh .21
III. Vài nét về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh
tại Việt nam .28
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI
TẠI CÔNG TY DẦU KHÍ ĐÀI HẢI (DHP)
I. Khái quát về Công ty Dầu khí Đài Hải (DHP) .33
1. Sự cần thiết phải liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực
khí gas hoá lỏng (LPG), nhựa đường tại Việt nam .33
2. Sự ra đời Công ty Dầu khí Đài Hải (DHP) .39
3. Mục đích và nhiệm vụ chính của Công ty Dầu khí
Đài Hải (DHP) 40
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành quản lý của Công ty
Dầu khí Đài Hải (DHP) .41
II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Dầu khí Đài Hải (DHP) .46
1. Giai đoạn đầu (Từ năm 1995 đến năm 1997) .46
2. Giai đoạn mở rộng (Từ năm 1998 đến nay) 53
III. Đánh giá chung về hoạt động liên doanh với nước ngoài tại
Công ty Dầu khí Đài Hải (DHP) .57
1. Ưu điểm . .57
2. Những tồn tại chủ yếu . .60
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
TĂNG CƯỜNG LIÊN DOANH CÓ HIỆU QUẢ VỚI NƯỚC NGOÀI
TẠI CÔNG TY DẦU KHÍ ĐÀI HẢI (DHP)
I. Định hướng phát triển của Công ty .63
II. Những giải pháp nhằm tăng cường liên doanh có hiệu quả
với nước ngoài tại Công ty Dầu khí Đài Hải (DHP). .64
1. Giải pháp đối với Công ty Dầu khí Đài HảI (DHP) 64
2. Kiến nghị đối với Nhà nước 69
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .75
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng góp đáng kể trong kết quả tổng thể đạt được của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt nam thời gian qua, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá phục vụ và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp to lớn của hoạt động liên doanh với nước ngoài nói riêng và hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung đối với nền kinh tế đất nước thì từ năm 1997 trở lại đây nhịp độ thu hút đầu tư nướcngoài đặc biệt hoạt động liên doanh với nước ngoài có chiều hướng giảm sút. Bên cạnh những yếu tố khách quan như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực và sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng trở nên gay gắt…, do những hạn chế của bản thân môi trường kinh doanh tại Việt nam, những bất cập của một số cơ chế, chính sách, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này còn yếu kém, thủ tục hành chính phiền hà, tồn tại nhiều bất cập, thì sự giảm sút này còn có nguyên nhân do chính các doanh nghiệp Việt nam tham gia làm đối tác trong các liên doanh gây nên. Trong thời gian vừa qua xảy ra tình trạng có rất nhiều các công ty liên doanh sau một thời gian hoạt động đã đệ trình cơ quan chủ quản xin chuyển đổi thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, như Công ty TNHH Coca Cola Việt nam, Công ty TNHH Shell Codamo Việtnam,…Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do mâu thuẫn giữa bên Việt nam và nước ngoài trong quá trình quản lý điều hành Công ty. Bên Việt nam vẫn chưa thể làm quen được với những phương pháp quản lý tiên tiến của bên nước ngoài trong liên doanh, vẫn tồn tại cung cách quản lý lãnh đạo kiểu Việt nam: chậm chạp, không hiệu quả dẫn đến việc ra quyết định trong công ty liên doanh không được thuận lợi, thậm chí nhiều khi các đối tác trong công ty phải dùng đến biện pháp bỏ phiếu trong cuộc họp Hội đồng quản trị của công ty để biểu quyết cho một vấn đề mà hai bên không thể dung hoà quan điểm. Những người tham gia lãnh đạo công ty liên doanh do bên Việt nam cử ra do trình độ, tầm nhận thức hạn chế nên nhiều khi bên Việt nam chưa phát huy được vai trò là chủ nhà với thủ tục hành chính, luật pháp, điều kiện kinh doanh, đặc tính người lao động Việt nam…và đã không thể hiện được mình là chỗ dựa vững chắc cho liên doanh khiến đối tác nước ngoài cảm nhận rằng dường như bên Việt nam không vì lợi ích của Công ty liên doanh. Đây cũng là một hạn chế của hoạt động liên doanh do phía Việt nam đóng góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không phải góp vốn bằng tiền. Đặc biệt luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam quy định về nguyên tắc nhất trí đối với những vấn đề lớn của Công ty liên doanh. Nguyên tắc nhất trí này mặc dù nhằm nâng cao vị thế của bên Việt nam trong liên doanh nhưng đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ ra quyết định trong những vấn đề quan trọng vì trong trường hợp hai bên bất đồng quan điểm thì cứ phải bàn đi bàn lại nhiều lần, gây lãng phí thời gian, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Đối với người nước ngoài chữ “tín” được coi trọng hàng đầu, đã hứa đã nhận lời là phải thực hiện, nhưng ở người Việt nam bất kể là những người ở chức vụ cao hay những cán bộ công nhân bình thường phần đông thì lại có một thói quen xấu là dễ hứa và dễ quên. Chính điều này đã làm giảm độ tín nhiệm của nhà đầu tư nước ngoài đối với đối tác Việt nam. Và nó đã giải thích vấn đề tại sao bên nước ngoài chưa thể cất nhắc những người Việt nam vào những vị trí quan trọng trong Công ty. Muốn khắc phục được tình trạng trên hơn ai hết các doanh nghiệp Việt nam tham gia liên doanh phải tự nhận thức và hoàn thiện mình, lấy nguyên tắc “Hai bên cùng có lợi” làm kim chỉ nam cho hoạt động liên doanh. Khi xảy ra mâu thuẫn phải xử lý những va chạm, mâu thuẫn này theo hướng củng cố sự hợp tác giữa hai bên, vì sự tồn tại và phát triển của công ty liên doanh. Đồng thời bên Việt nam phải lựa chọn kỹ các thành viên tham gia hội đồng quản trị và tham gia ban lãnh đạo công ty liên doanh với các tiêu chuẩn như trọng chữ tín, có năng lực, bản lĩnh, có kiến thức kinh doanh để vừa có thể tham gia điều hành hoạt động của Công ty vừa đóng vai trò đối trọng trong quá trình ra quyết định cuối cùng của liên doanh trong việc so sánh với bên nước ngoài. Bên Việt nam phải phát huy được vai trò chủ nhà, phải thể hiện được mình là chỗ dựa vững chắc không thể thiếu trong liên doanh trong việc giải quyết những những vấn đề về thủ tục hành chính, những quy định luật pháp, điều kiện kinh doanh…
Chương II
Thực trạng liên doanh với nước ngoàI tạI công ty dầu khí đàI hảI (dhp)
kháI quát về công ty dầu khí đàI hải (DHP)
1. Sự cần thiết phải liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực khí gas hoá lỏng (LPG) và nhựa đường tại Việt nam
Doanh nghiệp liên doanh là một hình thức đầu tư nước ngoài trực tiếp, do đó tính tất yếu của việc thành lập các doanh nghiệp liên doanh nằm trong bản chất khách quan của sự vận động của dòng đầu tư nước ngoài trực tiếp.
Để phát triển và phổ cập sử dụng khí gas hoá lỏng trong dân dụng, trong công nghiệp, và muốn hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng lưới đường bộ giao thông thì phải có vốn, trang thiết bị hiện đại và trình độ tổ chức quản lý nghiệp vụ. Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, giải quyết vấn đề vốn ngoại tệ và kỹ thuật tiên tiến là vấn đề nan giải nhất. Trong thời gian gần đây, người ta đã giải quyết vấn đề này bằng con đường hợp tác liên doanh với các công ty dầu khí nước ngoài. Đây là một khuynh hướng đang phát triển ở các nước đang phát triển, và là một hình thức cao của quá trình hợp tác kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật tiên tiến, tranh thủ kinh nghiệm, còn góp phần mở rộng nguồn khách hàng, mở ra các cơ hội về việc làm, cải thiện đời sống người lao động.
Việc thành lập các liên doanh về khí gas hoá lỏng đã đáp ứng nhu cầu sử dụng gas làm chất đốt (nhiên liệu sạch) của người dân, phục vụ cho sản xuất ở các cơ sở công nghiệp. Gas được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1920 ở Mỹ. Đến nay, hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều sử dụng gas. Gas đã được sử dụng từ trước năm 1957 ở miền Nam Việt nam và đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, với mức tiêu thụ khoảng 400 tấn, năm 1964 tăng trưởng lên 1.900 tấn, năm 1975 tại khu vực này với 16 triệu dân với mức tiêu thụ gas chỉ vào khoảng 15.000 tấn/năm, có nghĩa là mức tiêu thụ xấp xỉ khoảng 1kg/đầu người. Khi đó thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối tồn trữ nhập khẩu LPG với công suất là 1.800 tấn, trong đó 600 tấn là thuộc kho chứa của Công ty Shell Hà lan, 1.200 tấn là công suất sức chứa của Công ty ESSO của Mỹ.
Năm 1975 sau khi kết thúc chiến tranh thống nhất đất nước, nền kinh tế Việt nam bị tàn phá nặng nề, lệnh cấm vận của Mỹ càng phong toả khả năng phát triển kinh tế kiến thiết xây dựng lại đất nước, ngoại tệ th...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top