Download miễn phí Đề tài Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DNNN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ DNNN Ở VIỆT NAM. 3
1.1 Một số vấn đề lý luận về cổ phần hóa các DNNN ở Việt Nam. 3
1.1.1 Quan niệm về cổ phần hóa DNNN. 3
1.1.2 Nội dung cổ phần hóa. 4
1.2.2.1 Đối tượng cổ phần hóa. 4
1.2.2.2 Hình thức tiến hành cổ phần hóa. 5
1.2.2.3 Xác định giá trị doanh nghiệp. 5
1.2.2.4 Đối tượng mua cổ phần và cơ cấu phân chia cổ phần. 6
1.2 Doanh nghiệp nhà nước và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam. 7
1.2.1. Tình hình hoạt động của các DNNN ở Việt Nam hiện nay. 7
1.2.2 Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa DNNN. 8
CHƯƠNG 2 : CỔ PHẦN HÓA DNNN Ở VIỆT NAM (TẠI TỔNG CÔNG TY BIA- RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI ) 10
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. 10
2.1 Tiến trình cổ phần hóa DNNN trong những năm vừa qua. 10
2.1.1 Giai đoạn thí điểm cổ phần hóa (từ 1992 đến 1996). 10
2.1.2 Giai đoạn mở rộng (từ 1996 đến 2002). 10
2.1.3 Giai đoạn bắt đầu cổ phần hóa (từ 6/2002 đến 11/2004). 11
2.1.4 Giai đoạn đẩy mạnh cổ phần hóa (từ 12/2004 đến nay). 12
2.2 Thực trạng cổ phần hóa DNNN và tình hình hoạt động của Tổng công ty bia- rượu- nước giảI khát Hà nội trong quá trình cổ phần hóa. 12
2.2.1 Thực trạng cổ phần hóa DNNN. 12
2.2.2 Tình hình cổ phần hóa Tổng công ty bia- rượu- nước giảI khát Hà nội( Habeco). 14
2.3 Đánh giá kết quả Cổ phần hóa DNNN. 16
2.3.1 Đảng và Nhà nước đã nhận thức được vai trò và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá một bộ phận DNNN: 16
2.3.2 Đảng và Nhà nước ta đã bước đầu quan tâm, chỉ đạo tiến trình CPH: 16
2.3.3 Nội dung CPH là đúng đắn, mục tiêu CPH đặt ra là cụ thể, mang tính khả thi; lợi ích mà CPH mang lại là cụ thể, khách quan và gắn với bản thân doanh nghiệp và người lao động 16
2.3.4 CPH đã thực sự nâng cao quyền làm chủ của người lao động trong Doanh nghiệp, gắn lợi ích của người lao động với lợi ích của Doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy người lao động sản xuất, có trách nhiệm với công việc, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh. 17
2.3.5 Các nhà lãnh đạo DNNN và các cán bộ công nhân viên đã nhận thức được được lợi ích và sự cần thiết cổ phần hoá. 17
2.4 Những khó khăn cần được tháo gỡ . 17
2.4.1 Những hạn chế của công tác cổ phần hóa. 17
2.4.2 Những vấn đề hậu cổ phần hóa. 19
2.5 Giải pháp thúc đẩy quá trình CPH DNNN ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả hoạt động Tổng công ty Bia- Rượu- Nước giảI khát Hà nội. 20
2.5.1 Giải pháp thúc đẩy quá trình CPH các DNNN. 20
2.5.2 Tăng cường hiệu quả hoạt động ngành Bia- Rượu- Nước giảI khát Việt nam nói chung và Tổng công ty Habeco nói riêng. 22
2.5.2.1 Quy hoạch phát triển sản phẩm và bố trí quy hoạch. 22
2.5.2.2 Nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư. 23
2.5.2.3 Hệ thông các giảI pháp và chính sách để thực hiện quy hoạch. 23
KẾT LUẬN 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Lời nói đầu
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng và Nhà nước ta đã đề ra công cuộc đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên trong quá trình đổi mới , khu vực doanh nghiệp Nhà nước – bộ phận trọng yếu của kinh tế Nhà nước, đã bộc lộ rất nhiều bất cập như cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu vốn, cơ chế quản lý cứng nhắc, trình độ quản lý thấp kém, hoạt động kém hiệu quả và nhất là không đáp ứng được với yêu cầu phát triển nhanh của lực lượng sản xuất, cản trở không nhỏ đến vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế.
Trước thực trạng trên, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận kinh tế Nhà nước như chuyển một số DNNN thành các Công ty Cổ phần (CPH DNNN), sắp xếp lại các DNNN, giải thề các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả…Trong đó cổ phần hóa được coi là giải pháp hàng đầu, có khả năng mang lại lợi ích hài hòa cho Nhà nước cũng như nhiều bộ phận kinh tế khác.
Do vậy khi nghiên cứu về cổ phần hóa trong thời điểm hiện nay tuy không phải là mới mẻ nhưng rất cần thiết. Thông qua nghiên cứu cơ sở khoa học của Cổ phần hóa DNNN, kinh nghiệm cổ phần hóa DNNN, thực trạng cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam để có thể rút ra những quan điểm và giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa DNNN ở nước ta trong thời gian tới.
Bài viết của em xin được chia ra làm 2 chương chính như sau:
ã Chương 1: Lý luận chung về cổ phần hóa DNNN và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam.
ã Chương 2: Cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam_ Thực trạng và giảI pháp.


Chương 1 : lý luận chung về cổ phần hóa dnnn và
sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá dnnn ở việt nam.

1.1 Một số vấn đề lý luận về cổ phần hóa các DNNN ở Việt Nam.
1.1.1 Quan niệm về cổ phần hóa DNNN.

Có thể hiểu, cổ phần hóa là việc chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp không phải công ty cổ phần sang hoạt động theo quy chế của công ty cổ phần.
Theo đó, kết hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta, khái niệm cổ phần hóa DNNN là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước (Doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (Doanh nghiệp đa sở hữu), chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp.
Từ nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VII(6/1992), tiếp theo đó là quyết định số 202/CT(6/1992) của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), rồi tới các nghị định số 28/CP(7/5/1996), 25/CP(23/7/1997), nghị định 44/CP(29/6/1998), cổ phần hoá luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Theo điều 1 nghị định số 64/2002/NĐ-CP xác định việc chuyển các DNNN thành các Công ty cổ phần nhằm thực hiện mục tiêu :
Đ Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của Doanh nghiệp; tạo ra loại hình Doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho Doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của Doanh nghiệp.
Đ Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển Doanh nghiệp.
Đ Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông; tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với Doanh nghiệp; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, Doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.
So với các nước tiến hành cổ phần hóa trên thế giới, ở nước ta chủ trương cổ phần hóa DNNN lại xuất phát từ đường lối và đặc điểm kinh tế xã hội trong quá trình đổi mới : chúng ta đang bố trí lại cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ chế quản lý cho phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều hàng hóa thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Về thực chất CPH ở nước ta là nhằm sắp xếp lại DNNN cho hợp lý và hoạt động có hiệu quả, còn việc chuyển đổi sở hữu của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông trong công ty cổ phần chỉ là một trong những phương tiện quan trọng để thực hiện mục đích trên.

1.1.2 Nội dung cổ phần hóa.
Với mục tiêu như trên, tiến trình cổ phần hóa đã dành được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ và các ban Ngành. Từ Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VII(6/1992) đến nay, nhiều văn bản pháp quy quy định chi tiết nội dung cổ phần hóa DNNN đã được ban hành nhằm cho tiến trình cổ phần hóa phù hợp với từng giai đoạn. Đặc biệt Nghị dịnh 44/CP(29/6/1998) của Chính phủ quy định chi tiết nội dung cổ phần hóa bao gồm :
ã Đối tượng cổ phần hóa.
ã Hình thức tiến hành cổ phần hóa.
ã Xác định giá trị doanh nghiệp.
ã Đối tượng mua cổ phần và cơ cấu phân chia cổ phần.

1.2.2.1 Đối tượng cổ phần hóa.
Xuất phát từ điều kiện và hoàn cảnh kinh tế nước ta, đối tượng tiến hành cổ phần hóa là những DNNN hội tụ đủ 3 điều kiện:
ã DN có quy mô vừa và nhỏ
ã Không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn đầu tư (đây là
điều kiện quan trọng nhất bởi những DNNN giữ 100% vốn đầu tư là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, là đòn bẩy kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, theo định hướng XHCN).
ã Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay tuy trước mắt có khó khăn nhưng triển vọng tốt.

1.2.2.2 Hình thức tiến hành cổ phần hóa.
Theo quy định thì có 4 hình thức cổ phần hóa DNNN:
Đ Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển Doanh nghiệp.
Đ Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại Doanh nghiệp.
Đ Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp.
Đ Thực hiện các hình thức 2 hay 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.
Tùy theo điều kiện cụ thể mà ban lãnh đạo Doanh nghiệp sẽ lựa chọn một hình thức cổ phần hóa phù hợp với doanh nghiệp và người lao động.

1.2.2.3 Xác định giá trị doanh nghiệp.
Việc xác định giá trị Doanh nghiệp là một khâu quan trọng và chiếm nhiều thời gian, công sức trong quá trình cổ phần hóa. Theo Điều 15 nghị định số 64/2002/NĐ-CP có hai nguyên tắc xác định giá trị Doanh nghiệp :
* Giá trị thực tế của Doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của Doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa có tính đến khả năng sinh lời của Doanh nghiệp mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là giá trị thực tế của Doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả và số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.
* Giá trị thực tế của Doanh nghiệp cổ phần hóa không bao gồm:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Hệ thống phân phối hàng hóa trong hoạt động logistics tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa Công nghệ thông tin 0
D Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung Luận văn Kinh tế 0
D Tiêu chuẩn và phương pháp Đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần hóa dầu PETROLIMEX Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty cổ phần tập đ Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần Gas Petrolime Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
N Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa ở công ty cổ phần Gas Petrolimex Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top