nhoveem200827

New Member

Download miễn phí Đề tài Đánh giá hiệu quả biện pháp kích cầu trong thời kì suy giảm kinh tế Việt Nam, khả năng ứng dụng kích cầu trong thời kì kinh tế ổn định





Từ giữa giữa năm 2008 tình hình kinh tế thế giới đã ảnh hưởng rất nhiều đến Việt Nam
và tác động ngày càng rõ rệt: hoạt động dản xuất kinh doanh giảm, kim ngạch xuất khẩu
giảm, sức tiêu thụ giảm, hàng háo ứ đọng, hoạt động sản xuất có xu hướng thu hẹp nhất là
ở các lĩnh vực và sản phẩm như thép, xi măng, xây dựng, nông sản xuất khẩu, thu ngân
sách giảm, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh, bất động sản trầm lắng, các nhà đầu
tư nước ngoài bắt đâu rút vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân.
Trước tình hình đó Chính phủ xác định mục tiêu tổng quát mà Quốc hội đề ra nhằm
ngăn đà sụt giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu
tư và tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả đạt được là rất khả quan tuy còn tồn tại
nhiều vấn đề bất cập trong quản lí, điều hành và ra chính sách.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hơn
do ngân hàng trung ương tăng lãi suất và ngược lại. Đường MDS dịch chuyển lên trên nếu
chính sách tài khóa lỏng, xuất khẩu ròng hay chính sách tiền tệ lỏng.
II. Bàn về giải pháp kích cầu và kinh nghiệm của một nước trên thế
giới.
2.1 Tại sao phải kích cầu?
Theo Keynes khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ việc sản xuất dư thừa, lãng phí nguồn tài
nguyên và lao động. Tức là có sự thiếu hụt tổng cầu so với tổng cung. Vậy để đưa nền kinh
tế trở lại ổn định cần kích cầu bao gồm kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng. Trong
khi nền kinh tế đang khủng hoảng thì chỉ có nhà nước là có khả năng đẩy mạnh chi tiêu bởi
vì các doanh nghiệp và hộ gia đình trong thời kì này thường có xu hướng tiết kiệm không
muốn đầu tư thêm nữa vì không có khả năng sinh lợi cao. Vì vậy vai trò điều tiết của nhà
nước trong trường hợp này là cực kì quan trọng. Mức độ can thiệp của nhà nước phải tùy
thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia, việc can thiệp quá mức của nhà nước có thể dẫn đến
lạm phát cao hơn.
Keynes gợi ý 4 nhóm chính sách chống khủng hoảng như sau:
- Đảm bảo đầu tư nhà nước và kích thích đầu tư tư nhân.
- Sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều tiết nền kinh tế.
Nhà nước có thể dùng các công cụ như lãi suất, thuế, đầu tư nhà nước để kiểm soát
lạm phát mục tiêu, khuyến khích đầu tư tư nhân,…
- Tạo việc làm để người dân có thêm thu nhập, nhờ đó tăng tổng cầu của nền kinh tế.
- Kích thích tiêu dùng để tăng tổng chi tiêu.
2.2 Kích cầu khi nào?
- Nền kinh tế dư thừa hàng hóa, năng lực sản xuất vượt quá yêu cầu của thị trường.
Nguyên lý “cầu hữu hiệu” của Keynes khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do
lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng tổng cầu thì
sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái.
Hàm tổng cầu của Keynes có thể chia thành cầu tiêu dùng và cầu đầu tư, vì vậy kích cầu
chính là kích cầu tiêu dùng và đầu tư.
- Nền kinh tế không còn khả năng kích thích qua chính sách tiền tệ nới lỏng.
Chính sách tiền tệ nới lỏng là công cụ đầu tiên mà chính phủ các quốc gia thực hiện
nhằm đưa một lượng vốn lớn vào thị trường nhằm thúc đẩy kinh tế đi lên. Tuy nhiên chính
10
sách nới lỏng tiền tệ có thể không đủ sức kéo tổng cầu lên, ví dụ nếu việc giảm lãi suất là
liên tục và xuống thấp quá mức thì, theo thuyết ưa chuộng tính thanh khoản, mọi người sẽ
giữ tiền mặt chứ không gửi vào ngân hàng hay mua chứng khoán. Hậu quả là đầu tư tư
nhân khó có thể được thúc đẩy vì ngân hàng không huy động được tiền gửi thì cũng không
thể cho xí nghiệp vay và chứng khoán không bán được thì xí nghiệp cũng không huy động
được vốn. Chính sách tiền tệ trở nên bất lực trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó là
bất lực trong kích thích tổng cầu.3 Tình trạng này được gọi là bẫy thanh khoản.
2.3 Các điều kiện cần bảo đảm khi kích cầu
- Nhanh chóng, kịp thời
Tổng cung suy giảm kéo theo một vòng xoáy không thoát ra được làm mức độ trầm
trọng của nền kinh tế càng lúc càng tăng lên, chính vì vậy các chính sách kích cầu của
chính phủ phải được thực hiện nhanh chóng nhằm giảm bớt thiệt hại một cách tốt nhất.
- Đúng đối tượng
Để kích cầu được hiệu quả thì gói kích cầu phải tìm đến những đối tượng mà gói kích
cầu có tác dụng nhanh chóng, chi tiêu và đầu tư nhanh chóng đưa tổng cầu đi lên. Từ
phương trình (2) cho ta thấy khuynh hướng tiêu dùng biên càng lớn thì số nhân càng lớn.
vậy để đạt được hiệu quả cao nhất gói kích cầu phải hướng đến đối tượng là những người
có thu nhập thấp vì những người này có khuynh hướng tiêu dùng biên cao, một đồng chi
tiêu tăng thêm của họ có ý nghĩa hơn một đồng tăng thêm của người có thu nhập cao.
“Trong tình trạng xuất khẩu tụt giảm, chính sách kích cầu thông dụng bơm tiền vào đầu
tư công qua các tổng công ty nhà nước sẽ đem lại hiệu quả kém do hệ số ICOR của nền
kinh tế đã quá lớn và mỗi đồng chi tiêu sẽ chỉ có tác động lan tỏa yếu do thất thoát đáng kể
vào dòng nhập khẩu, vốn là đặc điểm của cấu trúc hiện có của kinh tế Việt Nam. Ngược
lại, mỗi đồng chi tiêu vào khu vực nông nghiệp hay giới công nhân sẽ có tác động lan tỏa
cao qua tác động kích cầu lớn hơn với các hàng sản xuất nội địa”4.
- Chỉ kích cầu trong ngắn hạn
Kéo dài kích cầu có khả năng làm giảm hiệu quả kích cầu, các dòng vốn kích cầu có thể
không được sử dụng đúng mục đích làm chệch khỏi mục tiêu ban đầu. Kích cầu trong dài
hạn khiến các doanh nghiệp không đẩy mạnh sản xuất.
Tăng trưởng chi tiêu và đầu tư trong ngắn hạn sẽ có tác dụng làm tăng tổng cầu nhưng
trong dài hạn có thể gia tăng lạm phát, mất cân đối vĩ mô dẫn đến tăng trưởng kinh tế
không tăng hay có thể giảm.
3
Nguồn Wikipedia tiếng Việt.
4
Trích “Từ lạm phát đến kích cầu”, Phạm Đỗ Chí, NXB Trẻ, 2009
11
Theo Keynes chính phủ có thể chấp nhận thâm hụt ngân sách để thúc đẩy sản xuất đi lên
trong thời kì khủng hoảng nhưng phải được bù lại trong thời kì kinh tế phát triển. Tuy vậy
kéo dài chính sách kích cầu có thể gây ra thâm hụt lớn trong ngân sách dẫn đến giảm giá trị
đồng nội tệ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, cấn cân thương mại bị thâm hụt.
- Kiểm soát được các ảnh hưởng tiêu cực của kích cầu:
Kích cầu có thể hiểu là việc cung ứng tiền tệ dễ dàng hơn đến các chủ thể trong nền kinh
tế, và người gánh chịu thiệt hại chính là chính phủ, gây tổn hại cơ chế phân bổ nguồn lực
của thị trường. Để kích cầu chính phủ phải chấp nhận rủi ro lạm phát, đôi khi phải hy sinh
một trong hai mục tiêu này. Vì vậy chính phủ phải kiểm soát được các gánh nặng nợ của
mình trong ngắn hạn và dài hạn, phải giữ vững tốt nhất các chỉ số cơ bản của nền kinh tế
như lạm phát, lãi suất, tỉ giá. Ví dụ việc in tiền để tài trợ cho gói kích cầu hay việc đầu tư
không hiệu quả vào các dự án có thể làm tăng lạm phát.
Công tác thực hiện cũng không kém phần quan trọng so với giá trị gói kích cầu và đối
tượng nhắm đến. Trong trường hợp nguồn tiền kích cầu có thể quay ngược lại đầu tư vào
các chứng khoán, ngoại tệ hay bất động sản làm nguy cơ bong bóng bùng nổ tăng lên,
kích cầu sẽ trở lên phản tác dụng.
Ngoài ra chính phủ không được lạm dụng công cụ kích cầu như một giải pháp duy nhất
cho bài toán khủng hoảng mà phải kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ và tài khóa.
- Không gây ra hiệu ứng chèn lấn khu vực tư
Theo phương trình (1) chi tiêu của chính phủ mở rộng lãi suất sẽ bị đẩy lên và triệt tiêu
những cố gắng nới lỏng tiền tệ cho cá nhân và doanh nghiệp, làm giảm chi tiêu và đầu tư
của dân chúng và doanh nghiệp.
2.4 Gói kích cầu của một số nước trên thế giới.
2.4.1 Tại Mỹ
Từ 2008 đến nay Mỹ đã đưa ra hai gói kích cầu, một dưới thời ch
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ Y dược 0
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ Luận văn Kinh tế 0
D Đánh Giá Hiệu Quả Của Composite Ủ Từ Xơ Dừa Và Phân Bò Bổ Sung Chế Phẩm BIO F Trên Cây Cà Chua Khoa học kỹ thuật 0
D thiết kế, lắp đặt và đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời hịa lưới áp mái Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng mô hình DEA Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá kết quả và hiệu quả tuyển dụng và đào tạo đại lý tại công ty BHNT Prudential Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium Tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top