ngohuythanh_112

New Member

Download miễn phí Luận văn Các giải pháp công nghệ chống thấm cho nền cát cuội sỏi: Ứng dụng công nghệ hợp lý cho hồ chứa nước Mỹ Lâm - Phú Yên





Khu tưới hồ chứa nước Mỹ lâm có cao độ thấp dần theo hướng từ phía Nam xuống phía Bắc, từ phía Tây sang phía Đông Bắc. Khu tưới được bao bọc bởi các dãy đồi núi cao và hệ thống sông suối. Khu tưới hồ Mỹ Lâm có sông Trong chạy thẳng theo hướng Bắc và đổ vào sông Bánh lái chia khu tưới làm 2 phần: Khu tưới phía Đông và khu tưới phía Tây.
Địa hình khu tưới cao ở gần khu đầu mối và thấp dần về cuối khu tưới, độ chênh cao từ 4 10m do đó rất thuận lợi để bố trí công trình tưới tự chảy. Địa hình tương đối dốc, mặt khác tuyến kênh phía Đông chạy ven theo bờ hữu sông Trong (đoạn đầu) và sông Bánh Lái (đoạn cuối) cho nên hàng năm vào mùa mưa nước từ sông Bánh Lái dâng cao tràn vào khu tưới gây úng ngập có độ sâu từ 0,8m đến 3m nước. Tuyến kênh phía Tây chạy áp sát chân núi, cho nên vào mùa mưa nước mặt từ trên núi tràn xuống. Do đó hệ thống kênh mương cần được kiên cố hoá mới không bị xói lở.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hồ chứa nước Mỹ Lâm huyện Tuy Hòa (nay là huyện Tây Hòa) được Bộ NN&PTNT phê duyệt tại quyết định 703 QĐ/BNN-XD ngày 23/03/2004 với nội dung chính như sau:
- Tên dự án công trình: Hồ chứa nước Mỹ Lâm.
- Cấp quyết định đầu tư: Bộ NN & PTNT
- Hình thức đầu tư: Xây dựng mới
- Địa điểm xây dựng : Huyện Tây Hòa-Tỉnh Phú Yên.
- Nhiệm vụ công trình:
+ Cấp nước tưới cho 2.500 ha đất canh tác (trong đó lúa: 2000 ha; tưới mía 500ha).
+ Cấp nước sinh hoạt cho 30.000 dân.
+ Ngăn lũ quét sông Trong, hạn chế và giảm lũ cho hạ du.
+ Tạo nguồn để bổ xung nước về mùa khô cho vùng nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch cách hồ Mỹ Lâm khoảng 30 km về hạ lưu với diện tích 800 ha.
+ Cải tạo khí hậu và môi trường sinh thái trong khu vực dự án.
Khối lượng công tác chính:
Bảng 3.1: Tổng hợp khối lượng chính của dự án:
TT
Hạng mục
Đơn vị
Khối lượng toàn dự án
Công trình đầu mối
Hệ thống kênh
Tổng cộng
1
Đất đào, bóc
m3
943.000
84.000
1.027.000
2
Đá đào
m3
48.300
-
48.300
3
Đất đắp
m3
1.729.000
192.000
1.921.000
4
Bê tông các loại
m3
34.590
8.230
42.820
5
Đá xây các loại
m3
45.940
18.780
64.720
6
Đá dăm, cát lọc
m3
48.470
40
48.510
7
Tường hào Bentonít
m3
3.290
-
3.290
8
Cốt thép các loại
Tấn
1.535
165
1.700
- Tổng mức đầu tư:
Theo mặt bằng giá quý II/2003 được dự kiến là: 175.710.000.000 đ.
Trong đó: + Chi phí xây lắp: 145.315.000.000 đ
+ Thiết bị cơ điện: 3.399.000.000 đ
+ Chi phí khác: 11.023.000.000 đ
+ Dự phòng: 15.973.000.000 đ.
3.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Hồ chứa nước Mỹ lâm được xây dựng trên sông Trong thuộc địa phận xã Hoà Thịnh, huyện Tuy Hoà (nay là huyện Tây Hòa), tỉnh Phú yên, có vị trí địa lý khoảng:
12°53¢44² ¸ 12°54¢15² vĩ độ Bắc
109°14¢ 27 ² ¸ 109°14 ¢33 ² kinh độ Đông.
Vị trí khu hưởng lợi vùng dự án.
Khu hưởng lợi vùng dự án bao gồm:
- Toàn bộ diện tích canh tác của xã Hoà Thịnh.
- Một phần diện tích canh tác nằm bên bờ hữu sông Bánh Lái của 4 xã: Hòa Mỹ Đông, Hoà Đồng, Hoà Tân Tây và Hoà Tân Đông.
Khu hưởng lợi vùng dự án có vị trí địa lý khoảng:
12°53¢15² ¸ 12°53¢44² vĩ độ Bắc
109°12¢ 02 ² ¸ 109°17 ¢16 ² kinh độ Đông.
Ranh giới khu tưới được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp: bờ hữu sông Bánh Lái.
Phía nam giáp: dãy núi thuộc các xã Hoà Thịnh, Hòa Mỹ Đông, Hoà Tân Tây.
Phía đông giáp: Đồng cỏ ống
Phía tây giáp: Bờ hữu suối Phướn ...
3.1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH:
+ Vùng lòng hồ và đầu mối.
Sông Trong là một nhánh của sông Bàn Thạch, bắt nguồn từ đỉnh Hòn Ngang cao 1131m dài 10,2 km tính tới tuyến công trình và chảy theo hướng Nam Bắc. Lưu vực hồ chứa nước Mỹ Lâm có diện tích khoảng 66,20 Km2, lưu vực được bao bọc bởi các đỉnh núi cao từ 1000m có xu thế giảm dần về phía Bắc, các dãy núi phía Tây có độ cao từ 1000 đến 1100m, các dãy núi phía Đông thấp hơn có cao độ khoảng 500m trở xuống. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc hứng gió Đông Bắc xâm nhập từ phía biển vào mang theo nhiều hơi nước và thường gây ra mưa rất lớn trên lưu vực, các đặc trưng lưu vực như sau :
- Diện tích lưu vực : 66,20 km2.
- Chiều dài sông : 12,20 km.
- Độ dốc lòng sông Js(0/00) : 29,7
- Độ dốc trung bình lưu vực Jd(0/00) : 150
+ Khu tưới.
Khu tưới hồ chứa nước Mỹ lâm có cao độ thấp dần theo hướng từ phía Nam xuống phía Bắc, từ phía Tây sang phía Đông Bắc. Khu tưới được bao bọc bởi các dãy đồi núi cao và hệ thống sông suối. Khu tưới hồ Mỹ Lâm có sông Trong chạy thẳng theo hướng Bắc và đổ vào sông Bánh lái chia khu tưới làm 2 phần: Khu tưới phía Đông và khu tưới phía Tây.
Địa hình khu tưới cao ở gần khu đầu mối và thấp dần về cuối khu tưới, độ chênh cao từ 4 ¸10m do đó rất thuận lợi để bố trí công trình tưới tự chảy. Địa hình tương đối dốc, mặt khác tuyến kênh phía Đông chạy ven theo bờ hữu sông Trong (đoạn đầu) và sông Bánh Lái (đoạn cuối) cho nên hàng năm vào mùa mưa nước từ sông Bánh Lái dâng cao tràn vào khu tưới gây úng ngập có độ sâu từ 0,8m đến 3m nước. Tuyến kênh phía Tây chạy áp sát chân núi, cho nên vào mùa mưa nước mặt từ trên núi tràn xuống. Do đó hệ thống kênh mương cần được kiên cố hoá mới không bị xói lở.
3.1.3. ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
3.1.3.1 Địa chất thuỷ văn:
Nước mặt có nguồn cấp khá phong phú bởi các hệ sông suối nhánh trong lưu vực: suối Bàn Thượng, sông Trong, suối Cổ, suối Quanh. Nước có đặc điểm lên nhanh vào mùa lũ khi mưa lớn do địa hình dốc. Kết quả thí nghiệm mẫu nước lấy tại sông Trong cho thấy nước là loại nước nhạt Bicacbonat Clorua Kali Natri , nước có tính kiềm yếu pH= 6,75; tổng độ khoáng hoá M= 41,.0mg/l , tổng số muối tan 42,03mg/l, Mg +2 = 0,41mg/l; SO4-2 = 1,52 mg/l ; Cl- = 8,08mg/l; HCO3- = 16,47mg/l ( 0,27 me/l) , CO2 xâm thực = 1,85 mg/l. Đối chiếu với tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 302-2004 nhận thấy nước có đủ điều kiện để dùng làm nước trộn bê tông và vữa.
Nước ngầm tồn tại chủ yếu trong các lớp đất nguồn gốc trầm tích tại phần bụng hồ và một phần trong tầng đá gốc bị phong hoá mạnh nứt nẻ. Nước ngầm có quan hệ chặt chẽ với nước trong sông. Theo số liệu phân tích của mẫu nước lấy tại độ sâu của tầng chứa trong các hố khoan cho thấy nước ngầm là nước nhạt Bicacbonat Clorua Natri Can xi với hàm lượng khoáng hoá như sau: pH=từ 6,72 – 6,81, tổng độ khoáng hoá M= 59,1- 61,86 mg/l , tổng số muối tan 62,7- 66,1mg/l; Mg +2 = 1,03- 1,85mg/l; SO4-2 = 2,1 -3,9mg/l ; Cl- = 8,76- 10,78mg/l, HCO3- = 28,5- 29,6mg/l ( 0,48me/l); CO2 xâm thực = 3,97 mg/l . Đối chiếu với tiêu chuẩn ngành 14TCN 78-88 cho thấy hàm lượng anion bicácbonat HCO3- thấp hơn quy định (< [1.07 me/l]) như vậy nước ngầm trong lớp bồi tích có dấu hiệu ăn mòn loại I - ăn mòn hòa tan ở mức độ mạnh đối với các cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép thủy công sử dụng các loại ximăng Pooclăng và Pooclăng Puzơlan.
3.1.3.2. Địa chất công trình khu vực đầu mối:
a. Tuyến đập:
+ Đặc điểm và điều kiện địa chất công trình tuyến đập:
Trên tuyến có các lớp đất, đá phân bố theo thứ tự từ trên xuống như sau:
Lớp 1: Đất thổ nhưỡng - sét pha nhẹ màu xám nâu, xám đen lẫn rễ cây, chiều dày từ 0,2- 0,4m ; đất có trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng phân bố trên bề mặt của thềm sông.
Lớp 2a: Đất sét pha vừa (đất bụi thường) màu xám đen trạng thái dẻo chảy. Trong vùng đầu mối, lớp phân bố cục bộ với chiều dày mỏng 0,9m.
Lớp 2b: Cuội sỏi thạch anh pha cát màu xám đen, xám trắng đôi chỗ lẫn tảng lăn Granít kích thước 60-100mm, nguồn gốc lũ tích ( apQ), bề dày trung bình là 1,3m.
Lớp 2: Đất sét xen kẹp sét pha (đất bụi thường đến nặng) màu nâu vàng xám ghi, trạng thái dẻo cứng đôi chỗ đến nửa cứng, chiều dày biến đổi từ 1,7- 2,5m . Đất có kết cấu chặt vừa, tính thấm nước yếu, sức chịu tải trung bình.
Lớp 3: Cát hạt thô lẫn hạt bụi màu xám vàng, xám xanh nguồn gốc bồi tích sông (aQ). Chiều dày lớp trung bình từ 2,3- 3,0m. Cát có trạng thái chặt vừa bão hoà nước.
Lớp 4a: Cát pha bụi lẫn sét mầu xám đen, xám xanh loang lổ trạng thái dẻo, chiều dày từ 0,6 – 1,0m, kết quả đổ nước cho thấy lớp có tính thấm trung bình với K= 6,8 x10- 4 cm/...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top