Download miễn phí Đề tài Giải pháp để nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông tại thành phố Hải Phòng





MỤC LỤC
 
 
 
A) THỰC TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I. Toàn cảnh hệ thống giao thông trong thành phố Hải Phòng .4
II. Hệ thống giao thông đường thủy . 5
III. Hệ thống giao thông đường bộ . .8
IV. Hệ thống giao thông đường sắt 14
V. Hệ thống giao thông đường hàng không . 15
B) GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .17
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỤC LỤC
A) THỰC TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Toàn cảnh hệ thống giao thông trong thành phố Hải Phòng…….4
Hệ thống giao thông đường thủy…………………………………. 5
Hệ thống giao thông đường bộ………………………………….….8
Hệ thống giao thông đường sắt……………………………………14
Hệ thống giao thông đường hàng không…………………….……15
B) GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG……………………..17
LỜI DẪN
Nói đến Thành Phố Hải Phòng là nói đến một thành phố cảng và công ngiệp ở miền Bắc Việt Nam và là một thành phố biển nằm trong Vùng Duyên hải Bắc Bộ, là 1 trong 28 tỉnh/thành phố duyên hải, với dân số gần 2 triệu người (1.837.302 người/ TK ngày 01/04/2009) trong đó trong đó dân cư thành thị 847.058 người chiếm 46,1%, dân cư nông thôn 990.244 người chiếm 53,9%.Hải Phòng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị loại một trung tâm cấp quốc gia,cùng với Đà Nẵng,Cần Thơ.Hải phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam,hiện đang phấn đấu đến năm 2025 trở thành đô thị đặc biệt.
Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, là thành phố cảng, cửa chính ra biển quan trọng của Việt Nam, là đầu mối giao thông quan trọng Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ.Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Với vị trí quan trọng trong "hai hành lang, một vành đai kinh tế", thành phố Hải Phòng là địa phương cần và phải được ưu tiên đầu tư nhiều nhất để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đủ năng lực cung cấp tất cả những dịch vụ vận tải khi các hành lang kinh tế chính thức đi vào hoạt động. Bằng ngững hành động cụ thể thành phố Hải Phòng đang nỗ lực hết mình trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng,phục vụ việc phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm,tận dụng hết những gì mình có để phát triển đi lên.Và ưu tiên hàng đầu của thành phố trong việc xây dựng và phát triển,chính là xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông – huyết mạch kinh tế.
Để hiểu biết thêm về Thành Phố Hải Phòng, chúng ta cùng tìm hiểu về hạ tầng giao thông ở đây,để từ đó chúng ta có cái nhìn khái quát về thành phố trong hiện tại và tương lai.Bên cạnh đó, sự hiểu biết về hạ tầng giao thông sẽ giúp ta khai thác tốt những lợi ích mà nó đem lại.
A) THỰC TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Toàn cảnh hệ thống giao thông trong thành phố Hải Phòng.
Giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong thiết kế quy hoạch đô thị. Mạng lưới giao thông đô thị quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng khác nhau.
Thành Phố Hải phòng có hệ thống mạng lưới giao thông phức tạp, được thiết kế chủ yếu theo hình tia và nan quạt.
Hình 1. Hệ thống giao thông ở TP. Hải Phòng
Hải Phòng cũng là một trong những nơi có đầy đủ loại hình phương tiện giao thông nhất nước ta hiện nay.
Về giao thông đối ngoại gồm có: máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô…ở khu vực ven nội thành còn có xe bus, xe gắn máy cá nhân, xe đạp, các loại xe thô sơ khác đi ra các vùng ngoại ô.
Về giao thông đối nội gồm có: xe bus chạy trong thành phố, ô tô, xe máy, xe đạp, xe thô sơ, đường đi bộ chính.
Các loại giao thông đô thị ở Hải Phòng gồm có 4 loại: đường hàng không, đường bộ, đường thủy, đường sắt.
II. Hệ thống giao thông đường thủy.
Nói đến Hải Phòng là người ta liên tưởng đến một thành phố năng động, một thành phố cảng và công nghiệp của miền bắc Việt Nam. Hải Phòng có vị trí rất thuận lợi: phía Đông tiếp giáp với Biển Đông – nhịp cầu giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Việt Nam với các nước trong khu vực châu Á và quốc tế. Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển chung quanh các đảo khơi. Chính điều này mà nhà nước cũng như chính quyền địa phương đặc biệt chú trọng đến hệ thống giao đường thủy.Và đây cũng là hình thức giao thông quan trọng bậc nhất trong ngành công nghiệp chuyên chở hàng hóa của thành phố.
Cảng Hải Phòng cùng với Cảng Sài Gòn là 1 trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang được Chính Phủ nâng cấp. Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại thành phố Hải Phòng.
Hình 2. Cảng Hải Phòng
Hình 3. Khu vực sân bãi cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng hiện nay bao gồm các khu bến cảng chính sau:
Cảng Vật Cách: Bốc xếp hàng hóa. Kinh doanh kho bến bãi. Đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá. Vận tải đa cách. Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, xăng dầu. Sữa chữa cơ khí, phương tiện cơ giới thủy bộ.
Cảng Hải Phòng (khu cảng chính, hay còn gọi là Bến Hoàng Diệu, trước gọi là Bến Sáu kho) trên sông Cấm: cảng container nội địa, cảng bốc xếp và vận chuyển hàng hóa rời, chủ yếu phục vụ nội địa. Khu cảng này có 11 cầu tàu, độ sâu trước bến là -8,4 mét; hệ thống kho rộng 31320 mét vuông; hệ thống bãi rộng 163 nghìn mét vuông.
Cảng Hải Phòng (khu bến Chùa Vẽ) trên sông Cấm: cảng container chuyên dụng, có 5 cầu tàu, hệ thống bãi rộng 179 nghìn mét vuông.
Khu bến Đình Vũ và Nam Đình Vũ: có thể tiếp nhận tàu trọng tải 10 nghìn - 20 nghìn DWT.
Cảng gồm 8 cầu tàu bê tông cốt thép, 2 cầu đang xây dựng trong đó có 1 bến nghiêng;
Kho có diện tích 70.232 m², bãi chứa hàng có diện tích 39.000 m²;
Thiết bị bốc dỡ: có cẩu cố định và di động 10 - 50 - 70 tấn, có xe nâng, hạ hàng, băng chuyển tải và cẩu xếp dỡ công ten nơ;
Độ sâu trung bình của mực nước là 7 m;
Có đường sắt vào các cầu tàu số 8 - 9 - 10 - 11.
Khả năng xếp dỡ: từ 3,5 đến 4,5 triệu tấn/năm. Đang tăng cường khả năng xếp dỡ hàng hóa và công ten nơ lên 7 triệu tấn/năm.
Khu bến sông Cấm: 5 nghìn - 10 nghìn DWT.
Khu bến Diêm Điền (huyện Hải Thịnh, tỉnh Thái Bình): 1 nghìn - 2 nghìn DWT.
Cảng Thủy sản.
Cảng Đoạn Xá: Bốc xếp hàng hóa, kinh doanh kho bãi. Vận tải và dịch vụ vãn tải thủy bộ. Đại lý vận tải đường biển, đại lý hàng hải
Tân Cảng Hải Phòng (đang xây dựng): có độ sâu cốt luồng là -7,3 mét, độ sâu trước bến là -10,3 mét, tiếp nhận được tàu 20 nghìn DWT, hiện có 2 cầu tàu dành cho làm hàng container (khi xây hoàn thành, sẽ có thêm 1 cầu tàu dành cho làm hàng container và 2 cầu tàu dành cho làm hàng rời).
Cảng Hải An : Hiện có 1 cầu tàu dành cho làm hàng container.
Cũng ở Hải Phòng, ngoài các cảng trên, còn có hơn 20 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D SKKN các giải pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý tại Trường TH Ba Cụm Bắc Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn Nhà Cổ Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và thương mại hoá chất An Phú Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN Luận văn Kinh tế 0
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thực trạng và các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của KTĐN ở nước ta trong giai đoạn Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp kiến nghị để hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Phan Gia Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top