Download miễn phí Luận văn Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung





Mục lục
Mở đầu 1
Chương I: Vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ 3
1.1 Khái niệm chung về hoạt động thanh toán quốc tế 3
1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 3
1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động thanh toán quốc tế 3
1.1.1.2 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 5
1.1.2 Các cách trong thanh toán quốc tế 9
1.1.2.1 cách chuyển tiền 10
1.1.2.2 cách nhờ thu (collection of payment) 11
1.1.2.3 cách tín dụng chứng từ 13
1.2 Thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ 14
1.2.1 Khái niệm chung về cách tín dụng chứng từ 14
1.2.1.1 Khái niệm về cách tín dụng chứng từ 14
1.2.1.2 Các bên tham gia vào cách thanh toán tín dụng chứng từ. 15
1.2.1.3 Qui trình nghiệp vụ cách tín dụng chứng từ 15
1.2.2 Nội dung cơ bản của thư tín dụng 17
1.2.2.1 Khái niệm về thư tín dụng 17
1.2.2.2 Vai trò của thư tín dụng 18
1.2.2.3 Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng (L/C): 19
1.2.3 Các loại thư tín dụng 22
1.2.3.1 Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) 22
1.2.3.2 Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) 23
1.2.3.3 L/C không huỷ ngang, miễn truy đổi (irrevocable without recourse L/C) 24
1.2.3.4 L/C không huỷ ngang và có xác nhận ( confirnied irrevocable L/C) 24
1.2.3.5 L/C tuần hoàn (revolving L/C) 25
1.2.3.6 L/C chuyển nhượng (irrevocable transferable L/C) 26
1.2.3.7 L/C giáp lưng (back to back L/C) 27
1.2.3.8 L/C đối ứng (reciprocal L/C) 27
1.2.3.9 Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred L/C) 28
1.2.3.10 Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C) 29
1.2.4 Lợi ích và rủi ro cho các bên tham gia thực hiện cách tín dụng chứng từ 30
1.2.4.1 Đối với người nhập khẩu 30
1.2.4.2 Đối với người xuất khẩu, người bán 31
1.2.4.3 Với ngân hàng mở thư tín dụng 32
1.2.4.4 Đối với các ngân hàng khác 33
1.3 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ 34
1.3.1 Tiêu thức đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ 34
1.3.1.1 Tiêu thức định lượng 34
1.3.1.2 Tiêu thức định tính 36
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Quang Trung 38
2.1 Khái quát chung về Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Quang Trung 38
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 38
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Quang Trung 41
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT chi nhánh Quang Trung năm 2007 43
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 43
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 45
2.1.3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế 49
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo cách chứng từ tại BIDV chi nhánh Quang Trung 51
2.2.1 Hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ 51
2.2.1.1 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C 52
2.2.1.2 Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C 58
2.3 Đánh giá mức độ phát triển thanh toán quốc tế bằng cách thanh toán chứng từ tại BIDV chi nhánh Quang Trung 64
2.3.1 Thành tựu đạt được 64
2.3.2 Hạn chế 65
2.3.3 Nguyên nhân 66
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan. 66
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan: 68
Chương III : Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Quang Trung 71
3.1 Quan điểm và định hướng 71
3.1.1 Quan điểm 71
3.1.2 Định hướng 72
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại BIDV chi nhánh Quang Trung 73
3.2.1 Xây dựng chiến lược maketing và tăng cường thực hiện công tác khách hàng 73
3.2.2 Phát triển tổ chức nhân sự, đào tạo mở rộng phạm vi hoạt động. 74
3.2.3 Cải tiến kỹ thuật công nghệ: 75
3.2.4 Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ 76
3.2.5 Đẩy mạnh tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu. 76
3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, và phòng ngừa rủi ro. 77
3.3 Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền 78
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước. 78
3.3.2 Đối với ngân hàng Nhà Nước 79
3.3.3 Đối với NHĐT & PTVN 79
Kết luận 81
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nhập khẩu
Nếu hợp đồng thương mại đòi hỏi việc áp dụng cách thanh toán tín dụng chứng từ thì việc mở thư tín dụng của người mua là điều kiện không thể thiếu để người bán thực hiện hợp đồng. Để mở một L/C thì người mua phải làm đơn, gửi tới ngân hàng phục vụ mình đồng thời phải kí quĩ một số tiền (tỉ lệ này tùy theo quan hệ của người yêu cầu mở thư tín dụng với ngân hàng mở, có khi phải ký quĩ tới 100%). Phải trả một khoản phí ( tùy thuộc số tiền và thời hạn của L/C). Vì thế mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ L/C ( theo đúng những qui định trong UCP 500 hay UCP 600). Người mua có quyền từ chối hoàn trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho ngân hàng nếu xét thấy bộ chứng từ thanh toán không phù hợp với những điều kiện mà họ đã nêu ra trong thư tín dụng. cách thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được Ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định.
Nhà nhập khẩu còn gặp một số rủi ro trong cách tín dụng chứng từ khi bên xuất khẩu không cung cấp hàng hóa; rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ; Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định…
Đối với người xuất khẩu, người bán
Khi nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo chuyển đến phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng xem có phù hợp nội dung của hợp đồng thương mại không. Nếu phát hiện ra những nội dung không phù hợp, không rõ rang và gây bất lợi cho mình có thể đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Người bán chuyển giao hàng hóa cho người mua sau khi đã có được thư tín dụng đáp ứng yêu cầu. Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán.
Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hay phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NH phát hành hay NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.
Với ngân hàng mở thư tín dụng
Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục, ngoài ra, Ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (Khi có kí quỹ). Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ... Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng. Ngoài ra theo qui định trong UCP 500, NH chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra “bề ngoài” của các chứng từ chứ không chịu trách nhiệm kiểm tra tính xác thực, tính pháp lý của chứng từ. Mọi sự tranh chấp “bên trong” của chứng từ sẽ do hai bên mua – tự giải quyết. NH được miễn trách nhiệm trong trường hợp rơi vào rủi ro bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn, động đất, lụt lội…
Tuy nhiên tham gia vào cách thanh toán này ngân hàng cũng gặp phải một số rủi ro khi thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, NH cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.
Đối với các ngân hàng khác
Lợi ích của các ngân hàng khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán, đều thu được các khoản phí thủ tục. Ngoài ra thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng.
Đối với ngân hàng thông báo không chịu trách về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ hay mất mát chứng từ trên đường đi đến ngân hàng phát hành L/C. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hay sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan.
Đối với ngân hàng trả tiền rủi ro xảy ra khi các NH này thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, NH này thường phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hay nhà xuất khẩu.
Đối với ngân hàng xác nhận được hưởng phsi xác nhận khá cao và nó thường yêu cầu ngân hàng mở L/C phải đặt tiền kí quĩ có khi tới 100% trị giá của L/C. Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.
Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ
Tiêu thức đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ
Tiêu thức định lượng
Để đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế người ta dùng các chỉ số để phân tích như: doanh số thanh toán, phí thu từ hoạt động thanh toán quốc tế, số lượng hồ sơ, số lượng khách hàng…
Khi thực hiện các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến thanh toán tín dụng chứng từ, NH sẽ thu được một mức phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của từng NH đối vối từng nghiệp vụ cụ thể như phí mở L/C; Phí thanh toán L/C… Hiệu quả hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ còn được đánh giá thông qua chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Để xác định được lợi nhuận, các NH cần tính đên chi phí p...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay mua nhà ở khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Luận văn Kinh tế 0
D phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo học phần sinh học cơ thể Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa Công nghệ thông tin 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ TP.HCM theo hướng phát triển Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top