camhapt

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Xã hội là một hệ thống toàn vẹn có cấu trúc phức tạp với nhiều yếu tố hợp thành. Với
tính cách là một yếu tố của cấu trúc đó, tôn giáo đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến con
người và xã hội trên cả hai mặt, tích cực và tiêu cực, góp phần tạo nên sắc thái đặc biệt cho
đời sống nhân loại.
Trong lịch sử, vai trò của tôn giáo được đánh giá hết sức khác nhau, thậm chí đối lập
nhau. Tuy nhiên, điểm chung có thể rút ra là, tôn giáo vừa có khả năng cản trở sự phát triển
của con người và xã hội song cũng có thể tạo nên những giá trị có tính tích cực. Vì vậy, việc
nghiên cứu phải hướng đến phát hiện những hợp lý và khiếm khuyết của hiện tượng tôn giáo
và những ảnh hưởng của nó đã, đang và sẽ có đối với lịch sử nhân loại. Và điều này, theo
chúng tui là thực sự cần thiết trong thời đại ngày nay, khi cùng với sự phát triển của khoa học,
của các trào lưu hiện đại hoá, các tôn giáo trên thế giới đang có xu hướng gắn bó hơn với đời
sống thế tục, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, văn hoá xã hội và đạo đức, lối sống để tự
điều chỉnh, thích ứng với xu thế của thời đại, mong giữ được thánh địa thiêng liêng của mình
để tiếp tục tồn tại và tồn tại lâu dài.
Thực tế ở Việt Nam, trong quá trình lịch sử lâu dài, bên cạnh những hạn chế nhất định,
tôn giáo đã có những đóng góp tích cực cho nền văn hoá của dân tộc, góp phần tạo nên bản
sắc văn hoá độc đáo của dân tộc Việt Nam.v.v..
Ngày nay, trước những biến đổi của tình hình thế giới và trong nước, tôn giáo ở Việt
Nam đang có những biến động phức tạp theo nhiều chiều hướng. Vì vậy, nhiều vấn đề được
đặt ra, nhất là xung quanh việc đánh giá ảnh hưởng của tôn giáo đến lĩnh vực tinh thần của xã
hội Việt Nam trong thời hiện tại và tương lai như vấn đề ảnh hưởng của tôn giáo với chính trị
hay rộng lớn hơn là ảnh hưởng của tôn giáo với văn hoáv.v...
Vấn đề xem xét ảnh hưởng của tôn giáo đối với lối sống, đạo đức cũng được đặt ra và
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Có tình hình đó bởi lẽ, tác động của những mặt
trái của kinh tế thị trường hiện nay đã làm nảy sinh những hành vi lối sống không phù hợp
truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiến bộ xã hội. Những hành vi lối sống ấy đã và đang làm
xói mòn giá trị văn hoá truyền thống mà dân tộc ta đã phải mất hàng ngàn năm mới có thể
hình thành được.
Trong các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo là một tôn giáo lớn được du nhập vào Việt
Nam từ rất sớm. Và nhìn chung, đây là tôn giáo khá gắn bó, đồng hành với dân tộc. Trong quá
trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã có đóng góp cho dân tộc trên nhiều
phương diện, đặc biệt là trên lĩnh vực đạo đức, lối sống. Nhiều quy phạm, chuẩn mực đạo đức
Phật giáo đã được người Việt dựa trên cơ tầng văn hoá của mình lựa chọn, tiếp nhận, nâng
cao và sử dụng ở các mức độ và phương diện khác nhau, góp phần hình thành những giá trị,
chuẩn mực trong lối sống của người dân Việt Nam. Có thể nói, tồn tại cùng dân tộc trong hơn
hai ngàn năm qua, Phật giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn hoá Việt Nam.
Hiện nay, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam theo định hướng xã hội
chủ nghĩa đang bước vào giai đoạn mới - giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và
đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chủ trương phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đã dần đưa nước ta vào thế ổn định và
phát triển.
Phải nói rằng, kinh tế thị trường đã đem lại những thành tựu quan trọng cho sự phát
triển đất nước, nhưng những mặt trái của nó cũng làm xuất hiện và ngày càng gia tăng các
hiện tượng tiêu cực trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là sự suy thoái của đạo đức,
lối sống. Chủ nghĩa thực dụng tuyệt đối hoá vai trò của đồng tiền, lối sống gấp xa rời lý tưởng
cách mạng đang làm tha hóa đạo đức, lối sống của một bộ phận người trong xã hội, trong đó
có cả các cán bộ Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, khuynh hướng làm giàu bằng bất cứ giá nào,
kể cả lừa đảo bất chính, gây tội ác, vi phạm pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên lương tâm và nhân
phẩm con người ở một số cá nhân vị kỷ đã và đang tạo nguy cơ làm băng hoại các giá trị văn
hoá, đạo đức và luật pháp.
Đảng ta trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã thẳng thắn chỉ ra rằng:
"Tình trạng quan liêu tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống ở một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy
của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn
của chế độ ta. Tình trạng lãng phí quan liêu còn khá phổ biến"
Thực trạng nói trên đang đặt ra yêu cầu cần xây dựng nền đạo đức và lối sống mới
xã hội chủ nghĩa cho con người Việt nam hiện nay. Điều này vừa nằm trong chiến lược phát
triển con người phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước, vừa góp phần ngăn chặn sự suy Phật giáo cũng chưa triệt để và còn trừu tượng. Tuy nhiên, cũng nhờ vậy mà trong gia đình
Việt Nam, mặc dù ảnh hưởng của Nho giáo rất sâu đậm song vai trò người phụ nữ được coi
trọng hơn, thậm chí còn được tôn vinh mà một trong những biểu hiện là tín ngưỡng thờ mẫu
rất phổ biến. Nói như vậy không có nghĩa, toàn bộ công lao đó thuộc về Phật giáo bởi, việc
người phụ nữ được coi trọng hơn khi so với các quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo như
Trung Hoa, Nhật Bản...còn do hoàn cảnh, điều kiện lịch sử của người Việt và đây là nhân tố
có tính quyết định.
Hai là, Phật giáo chủ trương giữ gìn sự chung thủy giữa vợ và chồng, trong khi Nho
giáo thừa nhận quyền có thê thiếp của người chồng theo kiểu “trai năm thê bảy thiếp, gái
chính chuyên chỉ có một chồng”...
Bàn về tình yêu, Phật cho rằng, tình yêu bắt đầu từ sự hiểu biết lẫn nhau bởi không
hiểu thì không thể thương yêu sâu sắc, không thể thương yêu đích thực và đó là nhân tố tạo
nên yếu tố nền tảng - tình thương. Trong tình yêu cũng có 4 yếu tố là từ, bi, hỷ, xả bởi, để
nuôi dưỡng tình yêu phải hiến tặng hạnh phúc, chia xẻ buồn vui, không kỳ thị là hèn sang để
cùng hưởng hạnh phúc dài lâu. Điều này cho thấy, Phật giáo cũng khác Nho giáo bởi Nho
giáo chủ trương môn đăng hộ đối và vì vậy, trong xã hội Việt Nam truyền thống, bên cạnh
cách thức ứng xử của Nho giáo, nhiều người Việt đã tiếp nhận quan niệm của Phật giáo để
xây đắp hạnh phúc gia đình mà không câu nệ giàu sang.
Ngoài việc đề cao sự hiếu thuận, hòa thuận, sự thủy chung trong quan hệ vợ chồng,
trách nhiệm giữa các thành viên, trong quan hệ gia đình, Phật giáo cũng chủ trương thực hiện
bát chính đạo, thể hiện qua lời nói, suy nghĩ và cả hành vi. Hiện khó có thể đưa ra nhận định
rằng câu tục ngữ “lời nói gói vàng, lời nói đọi máu” hay “anh em chém nhau đằng sống”...là
xuất phát từ đâu nhưng có thể tìm thấy sự tương đồng của tư tưởng đó khi đối chiếu với các
quan niệm của Phật giáo. Một gia đình hoàn mỹ theo Phật giáo phải lấy tình thương yêu làm
trọng và các thành viên phải là những nhân tố vừa tự mình vượt khổ, vừa giúp nhau vượt khổ
để đạt hạnh phúc, an vui.
Những quan niệm trên của Phật giáo mặc dù không thể định lượng được mức độ ảnh
hưởng đến cách thức giao tiếp ứng xử của con người song, có thể khẳng định, nó phù hợp nhu
cầu và tâm thức của người Việt, được người Việt tiếp nhận có chọn lọc. Vì lẽ ấy, hệ giá trị của
gia đình Việt Nam không thuần túy mang màu sắc của Phật giáo, Nho giáo hay của Lão giáo

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top