nhalamvuon

New Member

Download miễn phí Giáo trình Seminar 1





ỤC LỤC
Chương Trang
Lời nói đầu 1
1 CẤU TRÚC TẬP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2
1.1 Cấu trúc tập luận văn tốt nghiệp 2
1.2 Những trang đầu của tập luận văn 2
1.2.1 Bìa luận văn tốt nghiệp 2
1.2.2 Phụbìa 2
1.2.3 Trang cảm tạvà đềtặng (không bắt buộc) 2
1.2.4 Quá trình học tập 3
1.2.5 Lời cam đoan 3
1.2.6 Trang chấp nhận luận văn tốt nghiệp 3
1.2.7 Mục lục 3
1.2.8 Danh sách hình 3
1.2.9 Danh sách bảng 4
1.2.10 Danh sách từ đặc biệt (không bắt buộc) 4
1.2.11 Danh sách từviết tắt 4
1.2.12 Tóm lược và Summary 4
1.3 Nội dung chính của luận văn tốt nghiệp 5
1.3.1 Mở đầu 5
1.3.1.1 Tầm quan trọng 5
1.3.1.2 Cách viết phần mở đầu 6
1.3.1.3 Sơ đồcách viết mở đầu 7
1.3.1.4 Những lỗi thường mắc phải khi viết phần mở đầu 7
1.3.2 Chương 1: Lược khảo tài liệu (còn gọi là tổng quan tài liệu) 8
1.3.2.1 Mục tiêu của lược khảo tài liệu 8
1.3.2.2 Cách trích dẫn tài liệu 8
1.3.2.3 Tài liệu sửdụng đểtham khảo 9
1.3.2.4 Nguyên tắc viết lược khảo tài liệu 10
1.3.2.5 Làm thếnào đểviết tốt tài liệu tham khảo 11
1.3.3 Chương 2: Phương tiện và phương pháp 11
1.3.3.1 Phương tiện 11
1.3.3.2 Phương pháp thí nghiệm 11
1.3.4 Chương 3. Kết quảvà thảo luận 12
1.3.5 Kết luận và đềnghị13
1.3.6 Danh sách tài liệu tham khảo 14
1.3.7 Phụlục (Appendix) 14
2 HÌNH THỨC TRÌNH BÀY TẬP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 16
2.1 Tên đềtài 16
2.2 Soạn thảo văn bản 16
2.3 Chương, mục và đoạn 17
2.3.1 Chương 17
2.3.2 Mục chính 17
2.3.3 Mục phụ 17
2.3.4 Đoạn 18
2.4 Đánh sốchương, mục chính và mục phụ 18
2.5 Khổgiấy và chừa lề 18
2.6 Đánh số trang 19
2.7 Sửdụng “thì” trong câu 19
2.8 Hình 20
2.9 Bảng 21
2.10 Viết tắt 23
2.11 Dấu hiệu và ký hiệu 23
2.12 Số 24
2.13 Danh mục tài liệu thamkhảo 26
2.14 Chính tả 27
2.15 Gạch dưới 28
2.16 Viết hoa 28
2.17 Chấm câu 28
3 BÁO CÁO TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG 30
3.1 Chuẩn bị bài báo cáo 30
3.2 Cấu trúc chung của bài báo cáo 30
3.3 Cách trình bày báo cáo 31
3.4 Trợhuấn cụ 32
3.5 Giọng nói và điệu bộ 33
3.5.1 Giọng nói 33
3.5.2 Cửchỉ 33
3.6 Những điều nên tránh 34
3.7 Vượtqua sợ hãi 34
3.7.1 Cảm giác sợ hãi 35
3.7.2 Biểu hiện sựsợhãi của người báo cáo 35
3.7.3 Những bước đểvượt qua sựsợ hãi 35
3.7.3.1 Chuẩn bị báo cáo 35
3.7.3.2 Thực tập 36
3.7.3.3 Biên soạn dự phòng 37
3.7.3.4 Tâm lý thoải mái 37
4 CHỦTRÌ HỘI NGHỊKHOA HỌC 38
4.1 Cách chủtrì hội nghịkhoa học 38
4.2 Điều khiển hội nghị 38
4.3 Giữkhông khí hội nghịthân thiện 39
4.4 Chủtrì cho những người cùng trình độ 39
4.5 Chủtrì cho những người không cùng trình độ 40
Tài liệu thamkhảo 41
Phụlục



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

3.1 ..................
3.1.1 ...............
19
Đoạn không có số thứ tự. Chỉ bắt đầu bằng dấu sao (*) hay dấu gạch ngang
(-).
2.5 Khổ giấy và chừa lề
Luận văn được in trên giấy khổ A4 (210 x 297 mm), phải trắng và chất lượng
tốt. Tập luận văn thường dầy không quá 100 trang, không kể phụ lục. Chỉ in trên một
mặt giấy.
Lề được chừa như sau:
- Lề trên 3,0 cm
- Lề trái 3,5 cm.
- Lề dưới 3,0 cm.
- Lề phải 2,0 cm.
2.6 Đánh số trang
Mỗi trang giấy trong bài viết được xem như là một trang. Mặc dù chúng được
tính như là trang trong bài viết, tuy nhiên có những trang giấy không đánh số trang (xem
mục 1.2). Có hai hệ thống đánh số trang trong một luận văn là đánh số La Mã nhỏ và
đánh số Á Rập:
Những trang đầu của tập luận văn (trong mục 1.2) được đánh số La Mã nhỏ (ii,
iii, iv...), đặt ở giữa cuối trang. Những phần sau đây được đánh số La Mã:
- Bìa không được tính trang (Phụ lục 1).
- Phụ bìa được xem là trang một (i) nhưng không viết số trang (Phụ lục 2).
- Trang cảm tạ và lời đề tặng là trang ii (Phụ lục 3). Đánh số trang liên tục cho
những phần tiếp theo.
- Trang quá trình học tập (Phụ lục 4)
- Lời cam đoan (Phụ lục 5)
- Chấp nhận luận văn của Hội Đồng (Phụ lục 6).
- Mục lục (Phụ lục 7).
- Danh sách hình (Phụ lục 8).
- Danh sách bảng (Phụ lục 9).
- Danh sách từ khó (Phụ lục 10)
- Danh sách từ viết tắt (Phụ lục 11)
- Tóm lược bằng tiếng Việt (Phụ lục 12)
- Summary bằng tiếng Anh (Phụ lục 13)
Phần bài viết được đánh số Á Rập (1, 2, 3...). Trang 1 được tính từ trang đầu tiên
của phần mở đầu, và tiếp tục đến hết luận văn, kể cả hình, bảng, tài liệu tham khảo và
phụ chương. Trang được đánh số ở giữa, cách mép giấy phía trên 1,5 cm. Không được
để số trang trong ngoặc hay giữa hai gạch.
Thí dụ:
20
Không được viết (15) hay -15- mà chỉ viết 15. Trang đầu tiên của các phần và
chương tuy có tính số trang nhưng không viết số trang lên trang đó.
2.7 Sử dụng “thì” trong câu
- Những sự kiện của thí nghiệm phải được viết ở thì quá khứ.
Thí dụ:
Bệnh đã phát triển nhiều hơn ở những lô có bón phân N so với đối chứng.
- Giới thiệu về kết quả được trình bày trong luận văn phải dùng thì hiện tại.
Thí dụ:
Sự gia tăng chiều cao cây được trình bày trong Hình 2.
- Trích dẫn kết quả thí nghiệm của các tác giả khác được dùng ở thì quá khứ.
Thí dụ:
Paul (1996) đã tìm thấy rằng ...
- Những sự thật hiển nhiên và những nhận định của tác giả được viết ở thì hiện tại.
Thí dụ:
Chất đạm rất cần thiết cho đời sống của cây.
2.8 Hình
Hình vẽ, hình chụp, đồ thị, bản đồ... phải được đặt tiếp theo ngay sau phần mà
nó được đề cập trong bài viết lần đầu tiên, nghĩa là tất cả các hình đều phải được đề cập
trong bài. Hình trình bày chung với bài viết phải cách nhau là 2 hàng đơn (Phụ lục 14).
Hình vẽ phải được vẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại.
Tên gọi chung cho tất cả các loại trên là Hình (bản đồ, đồ thị, biểu đồ, hình
ảnh,...) được đánh số Á Rập và gắn với chương. Thí dụ Hình 3.2 có nghĩa là hình thứ
hai trong chương 3. Nếu trong hình có nhiều phần nhỏ, thì mỗi phần được đánh ký hiệu
là a, b, c...
Hình chụp có thể trắng đen hay màu, nhưng phải có sự tương phản rõ nét.
Không sử dụng photocopy của hình chụp. Hình phải được dán bằng loại keo tốt, không
bị tróc khi quá khô hay ẩm, keo được thoa đều cả hình. Không dùng loại dán góc, kim
bấm để gắn hình.
21
Chú thích hay đơn vị trên hình (mm, cm, m,...) được đặt ở bên cạnh hay bên
trong hình hơn là đặt bên dưới hình (Phụ lục 15).
Những mẫu tự alphabe, từ viết tắt và ký hiệu được sử dụng trong hình như là
chìa khóa để xác định từng phần trong hình phải được giải thích trong phần tựa hình.
Thí dụ, mẫu tự dùng để chỉ thứ tự những hình nhỏ trong hình phải được đề cập ở phần
tựa của hình như trong phụ lục 16, trong phần tựa nầy, những mẫu tự được viết bằng
cách gạch dưới hay là viết nghiêng.
Thí dụ:
Hình 2.5 Lá xoài bị ngộ độc mặn: (a) xoài Thanh Ca; (b) xoài Cát Hòa
Lộc; và (c) xoài Bưởi
Hình 2.7 Đặc tính hình thái lá của (A) Mãng Cầu Xiêm và (B) Mãng Cầu
Ta trồng trong nhà lưới sau 2 tuần xử lý 2,4-D
Số thứ tự của hình và tựa hình được đặt ở dưới hình. Tuy tựa hình được viết
ngắn gọn (không cần đúng cấu trúc ngữ pháp của một câu văn), nhưng phải dễ hiểu mà
không cần tham khảo bài viết. Nếu tựa hình dài hơn một dòng thì dòng trên cách dòng
dưới là 1 hàng đơn. Nếu hình được trích từ tài liệu khác thì tên tác giả và năm xuất bản
được viết trong ngoặc đơn và đặt theo sau tựa hình.
Thí dụ:
Hình 2.1 Sự tương quan giữa số chồi, số lá bị sẹo, số nhánh mới, với chiều dài
chồi (Nguyễn Bảo Vệ, 2005)
Khi đề cập đến hình trong bài viết thì phải nêu rõ số của hình đó phải để trong
ngoặc đơn và chữ đầu viết hoa, thí dụ: .... chiều cao cây tương đương nhau (Hình 2.4).
Nếu từ “hình” là một phần của câu thì không để trong ngoặc (Thí dụ: Chiều cao cây
được trình bày ở Hình 2.4 cho thấy...).
Nếu hình được trình bày theo khổ giấy nằm ngang, thì đầu hình phải quay vào
chỗ đóng bìa (Phụ lục 17), nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này. Thường thì hình
được trình bày gọn trong 1 trang riêng, nếu hình nhỏ thì có thể trình bày chung với bài
viết. Số trang được đánh liên tục theo số trang của bài viết, không được đánh số trang
phụ (Thí dụ: trang 45a) sau đó là số trang của bài viết.
2.9 Bảng
Sinh viên có trách nhiệm về sự chính xác của những con số trong bảng. Cách
sắp xếp các thành phần trong bảng và cách trình bày bảng trong bài viết theo các quy
ước sau:
- Bảng phải được đặt tiếp theo ngay sau phần mà nó được đề cập trong bài viết
lần đầu tiên, nghĩa là tất cả các bảng đều phải được nêu ra trong bài viết. Tuy nhiên,
trong trường hợp khoảng trống trang giấy không đủ để trình bày được bảng thì tiếp tục
viết đầy trên trang giấy (hay bỏ trống) và bảng sẽ được trình bày ở đầu trang giấy tiếp
theo.
22
- Bảng được đánh số Á Rập và gắn với chương. Thí dụ: Bảng 2.3 nghĩa là bảng
thứ 3 trong chương 2. Bảng ở phụ chương cũng được đánh số gắn với phụ chương. Thí
dụ: Phụ chương 2.4 nghĩa là bảng 4 trong phụ chương 2.
- Bảng được trích dẫn trong bài viết thì từ “bảng” phải để trong ngoặc đơn và
chữ đầu viết hoa, thí dụ:.... phân N không làm gia tăng chiều cao (Bảng 2.7). Nếu từ
“bảng” là một phần của câu thì không để trong ngoặc (thí dụ: Chiều cao cây được trình
bày ở Bảng 2.7 cho thấy...).
- Số thứ tự của bảng và tựa bảng được đặt ở trên bảng và trên cùng một hàng.
Nếu tựa bảng dài hơn 1 hàng thì hàng trên cách hàng dưới là hàng đơn. Tuy tựa bảng
được viết ngắn gọn (không cần đúng cấu trúc ngữ pháp của một câu văn), nhưng phải dễ
hiểu và mô tả được nội dung của bảng mà không cần tham khảo bài viết. Nếu bảng
được trích từ tài liệu thì tên tác gi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top