kydu_ang3ls

New Member

Download miễn phí Luận văn Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng





Phong tục, tập quán là “những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từlâu đời
được mọi người thừa nhận và làm theo” [60, tr.243]. Người Việt Nam có câu “đất lềquê
thói” đểchỉmỗi vùng quê có những phong tục tập quán riêng của mình. Phong tục làng quê
cổtruyền Việt Nam chứa đựng, kết tinh văn hóa thành những phong tục, mỹtục thểhiện
sức sống và bản sắc dân tộc của làng xã.
Trong hoài niệm của VũBằng vềquê hương, vềvăn hóa dân tộc, nhà văn đặc biệt
nhớ đến những phong tục tập quán gắn liền với tín ngưỡng của dân tộc. Phong tục của nhân
dân ngày Tết được VũBằng nhắc đến bằng thái độtrân trọng và xem đó là những thói quen
hiển nhiên gắn với niềm tin, gắn với những ước muốn tốt đẹp: quét dọn cửa nhà, lau chùi
bàn thờ, sắm sửa lễvật, viết câu đối đỏ



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

của trái
bưởi, sắc vàng sẫm của những nải chuối trứng cuốc và hơn hết là sắc màu xanh ngọc của
những gánh cốm Vòng phơ phất đi trong phố với chiếc đòn gánh một đầu “cong vút lên, rất
trẻ trung và… rất đĩ”, thêm nụ cười của cô thôn nữ làng Vòng gánh cốm đi vào Hà Nội đã
đủ sức tỏa nắng trong trái tim người lữ khách. Trái với gánh hàng rong thông thường, “gánh
cốm cứ êm ả mà đi, người bán cốm không cất tiếng rao hàng. Hình thù người gánh cốm
cũng phần nào gợi lên cái phẩm chất của thứ quà giản dị thơm thảo hiền hậu, vừa chắc
chắn vừa tinh tế ” [72, tr.864]. Có lẽ cái riêng, cái đặc sắc nhất của Hà thành là gánh cốm.
Đôi quang gánh vung vẩy trên vai tròn lẳn của các cô, các chị đem hương cốm thơm lừng đi
khắp băm sáu phố phường náo nhiệt. Vì vậy, hình ảnh gánh cốm bán rong trở thành một
trong những đường nét không thể thiếu của bức tranh mùa thu Hà Nội.
Nhìn trên góc độ văn hóa, hàng rong tạo nên nét đặc trưng của Hà Nội so với các đô
thị khác của phương Tây. Nó góp phần tạo nên cảnh trí và “hồn vía của Hà Nội”. Hà Nội là
một đô thị không khép kín, xung quanh là những làng nông nghiệp và lại có một vùng rau
xanh, chợ xanh thì những người buôn thúng bán mẹt là một đặc điểm rất riêng của Hà Nội.
Ngày nay, con người có nguy cơ trở nên vô cảm khi họ không thấy được những vẻ
đẹp, những thân phận con người đằng sau những gánh hàng rong. Những trang văn của
Thạch Lam, Vũ Bằng đánh thức ta. Nó nhắc ta không được phép vô cảm trước cuộc sống.
Giữa những âm thanh sôi động của thành phố, một lúc nào đó chúng ta hãy thử ngồi xuống
bên một gánh quà rong, ngồi nhâm nhi món ăn và trò chuyện cùng cô bán hàng xởi lởi để
cảm nhận nét dân dã trong văn hoá ẩm thực Hà thành. Gánh hàng rong là một phần hồn của
đất Hà Thành, chính nó làm nên vẻ đẹp quyến rũ của đất Hà thành mà ít nơi nào ở Việt Nam
có được .
2.1.2.3. Ám ảnh những tiếng rao đêm
Sự bình dị của nét văn hóa ẩm thực còn tồn tại trong những cái rất đời thường, rất
gần gũi trong cuộc sống, đó là những tiếng rao đêm. Tiếng rao đêm từng là một nét văn hóa
của người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung và đã đi vào âm nhạc, thi ca. Nhà
thơ Tố Hữu từng viết:
“Ai ăn bánh bột lọc không?
Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng!
Tiếng rao nhỏ của một em bé gái
Không vang lâu, chỉ vừa đủ rao mời”
(Một tiếng rao đêm - Tố Hữu).
Trong những tiếng rao đêm ấy, phần nhiều tiếng rao hàng của những người tha
hương, “những người Tàu bỏ đất nước đi ra ngoài cõi rải rác cả nghìn năm tới nay (…),
mỗi lần bên Tàu có biến động, ở đây lại chật ních người tàu chạy loạn ” [24, tr.106]. Những
tiếng rao cất lên trong đêm, bất kể những đêm đông mưa phùn giá rét hay những đêm hè gió
lộng, được các nhà văn miêu tả rất xúc động. Ẩn chứa trong mỗi tiếng rao là một cuộc đời,
một số phận, là những cuộc vật lộn để mưu sinh với những nỗi nhọc nhằn cơ cực nhiều khi
không thể gọi thành tên.
Trân trọng, yêu quý những thức quà bình dị, dân dã của dân tộc, Thạch Lam, Nguyễn
Tuân, Vũ Bằng cũng xót thương, ám ảnh những tiếng rao của những con người cùng kiệt khó,
những người lam lũ. Thạch Lam miêu tả tiếng rao của những người đi bán hàng trong đêm
bằng một hồn thơ đầy cảm xúc. Trong văn Thạch Lam, âm thanh vang vọng của những
tiếng rao tạo nên sức ám ảnh lớn. Đó là hình ảnh một người gánh hỏa lò đi trong đêm đung
đưa hai chấm lửa và chân bước nhẹ như chân ma và thỉnh thoảng lại vọng lên những tiếng
“giầy giò, giầy giò”. Tiếng rao này cũng đã từng ám ảnh Vũ Bằng khi ông ở miền Nam mà
nhớ về những đêm đông giá rét ở Bắc Việt, đó là “hình ảnh một người đàn ông mặc áo lá
rách, đội một cái thúng vá trên đầu và xách một cái đèn dầu ở tay, thỉnh thoảng lại đánh rơi
trong đêm khuya một tiếng rao ngái ngủ “giò dầy” [9, tr.233] hay tiếng rao rất kỳ lạ và đặc
biệt của bà đội thúng ngô, “tay thủ vào cái áo cánh bông, và cất lên cái tiếng rao, tựa như
không phải tiếng người: “Eéé ...éc ”, “Eée ...ééc… ” [37, tr.453]; hay tảng sáng, tiếng bánh
Tây đã rao, lẫn với tiếng chổi quét đường “bánh rán nóng, trinh một, xu đôi” của một lũ trẻ
con ; cũng có những tiếng rao tạo ra từ “hai thanh tre gõ vào với nhau như tiếng guốc đi
của một gái về đêm, mà sực tắc chính là hai tiếng Tàu Thực đắc mà ra ” [37, tr.472] (“Thực
đắc” là ăn được, cho nên quà chỉ cốt ăn được, không cốt gì ăn ngon). Những tiếng rao quà
ấy như một ký hiệu, chỉ những ai quen ăn, sành ăn mới có thể nhận ra.
Những tiếng rao đêm với nhiều âm sắc khác nhau, giống như một bản hòa ca cho
thành phố về đêm. Bản hòa ca ấy mang nhiều nốt thật buồn. Đằng sau những tiếng rao ấy là
biết bao thức quà bình dị, dân dã mà thơm ngon: là khoai nướng, là sắn luộc, bánh khúc,
bánh mỳ, bánh bao, là bát cháo đêm…Tất cả chỉ gói gọn trong một cái thúng nho nhỏ đủ
cho các cô, các chị, các bà đội đầu hay đèo theo xe đạp. Thi thoảng có bác kẽo kẹt quẩy
hàng bằng đôi quang gánh.
Với Thạch Lam, tiếng rao trong đêm của những người bán hàng rong mang hai ý
nghĩa: một là, những tiếng vang của đời sống vọng lại, một tiếng vang bé nhỏ, âm thầm, đơn
độc và yếu đuối nhưng nó rất thân thuộc gần gũi mà nếu như khi đi xa hay vắng đi những
tiếng rao ấy, những con người ấy thì tự dưng ta thấy thiếu. Và những nét riêng như thế là
hồn vía của phố cổ, hồn vía của Hà Nội. Hai là, những thân phận quá ư bé nhỏ, cùng kiệt khổ
lam lũ vất vả kiếm sống mưu sinh trong đêm và dậy lên trong ông một niềm thương xót.
Nguyễn Tuân đặc biệt yêu mến cái tiếng rao bán hàng ở nhiều vùng miền mà ông ví
như cái mùi của những vùng đất. Ông tinh tế nhận ra mỗi tiếng rao của những người bán
quà rong có những thổ âm và sắc điệu riêng. Có những tiếng rao “nghe vui rền” nhưng cũng
có những tiếng rao nghe ảo não, “quạnh hiu”. Những tiếng rao ấy đã ám ảnh Nguyễn Tuân
cho đến khi ông vào Hội An và chợt phát hiện “tiếng rao (…) đã làm cho tui cảm động hơn
hết mọi cái gì của một vùng ấy” (bút kí Cửa Đại). Nguyễn Tuân còn có ý định độc đáo là
sưu tập tất cả các loại tiếng rao của các vùng đất trên cả nước để làm một công trình nghiên
cứu về văn hóa : “Có những lúc, tui muốn thu thanh vào đĩa, tất cả những cái tiếng rao
hàng quà rong của tất cả những thứ quà rong, của tất cả những thứ quà miếng chín trên
toàn cõi quê hương chúng ta. Những tiếng rao ấy, một phần nào vang hưởng lên cái nhạc
điệu sinh hoạt chung của chúng ta đấy ” [72, tr.49].
Không một ngóc ngách, một hẻm ngõ nào của Hà Nội vắng tiếng rao đêm của những
người bán rong. Họ có mặt ở khắp nơi và không biết tự bao giờ những tiếng rao trong đêm
đó đã trở lên quen thuộc với người dân thành phố. Sống ở Hà Nội, ai đó có thờ ơ đến mấy
chắc cũng phải một lần nghe những âm thanh ấy khắc khoải trong đêm, để rồi thương cảm,
gọi lại mua cho một v...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top