daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Vận dụng quan điểm dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chương “ Dòng điện không đổi” Vật lí 11- THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh miền hải đảo
Vật lý,Giảng dạy,Phương pháp,Giải quyết vấn đề,Dòng điện không đổi,Học sinh,Tích cực,Tự học,Miền hải đảo
MỤC LỤC
Mục lục................................................................................................................. i Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt................................................................ ii Danh mục các bảng ........................................................................................... iii Danh mục các hình vẽ, đồ thị............................................................................. iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CHO HỌC SINH............................................. 5
1.1 Tính tích cực nhận thức và tự lực trong học tập...........................................5 1.1.1 Tính tích cực nhận thức .........................................................................5 1.1.2 Tính tự lực học tập.................................................................................8 1.1.3 Mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức, tính tự lực trong học tập ..13 1.1.4. Các biện pháp rèn luyện tính tích cực nhận thức và tính tự lực
trong học tập cho HS.....................................................................................13 1.2. Quan niệm về dạy và học. .........................................................................14 1.2.1 Bản chất của hoạt động dạy. ................................................................14 1.2.2 Bản chất của hoạt động học ................................................................15 1.2.3 Sự tƣơng tác trong quan hệ dạy và học................................................16 1.2.4. Các phƣơng pháp dạy học theo xu hƣớng tích cực.............................17 1.2.5. Quan điểm DH GQVĐ........................................................................19 1.2.6. Mối quan hệ giữa tính tích cực, tự lực và năng lực giải quyết vấn đề.....20
1.3. Thực trạng dạy- học theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực của HS
ở miền hải đảo. .................................................................................................21 1.3.1 . Đặc điểm của HS Hải Đảo.................................................................21
1.3.2.Thực trạng DH bằng quan điểm GQVĐ nhằm phát huy tính tích
cực, tự lực của HS ở trƣờng THPT ............................................................... 22
Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.5.3 Thực trạng phƣơng tiện dạy học và việc sử dụng chúng trong DH.....23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 26 Chƣơng 2. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DH GQVĐ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CHO HỌC SINH MIỀN HẢI ĐẢO KHI DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CỦA CHƢƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” – VẬT LÍ 11 .......................................................................... 27
2.1. Vận dụng quan điểm DH GQVĐ nhằm phát huy tính tích cực, tự lực
của HS ở trƣờng THPT Hải Đảo. .....................................................................27 2.1.1. Đặc điểm dạy học vật lí ......................................................................27
2.1.2. Vận dụng quan điểm DH GQVĐ trong dạy học vật lí nhằm phát
huy tính tích cực, tự lực của HS ở trƣờng THPT Hải Đảo. .......................... 29 2.2. Nội dung, cấu trúc, đặc điểm chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11 ......33 2.2.1 Nội dung chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11 ..........................33 2.2.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11 .......35 2.2.3. Đặc điểm của chƣơng.........................................................................36
2.3. Vận dụng quan điểm DH GQVĐ khi dạy học chƣơng “Dòng điện
không đổi”- Vật lí 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS ở
trƣờng THPT Hải Đảo......................................................................................36
2.3.1 Tiến trình DH bài “Định luật Ôm đối với toàn mạch” ........................36 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.................................................................................67 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...................................................... 69 3.1 Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm ..........................................................69 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm.........................................................69 3.3. Đối tƣợng và PP thực nghiệm sƣ phạm.....................................................69 3.3.1 Đối tƣợng TNSP ..................................................................................69 3.3.2. Chọn giáo án dạy TNSP....................................................................70 3.3.3. GV cộng tác: .......................................................................................70 3.3.4. Lịch lên lớp .........................................................................................71 3.3.5. Phƣơng pháp TNSP.............................................................................71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.4. Phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm ..............................71 3.4.1. Đánh giá tính tích cực và tính tự lực học tập của HS trong quá
trình học tập( Đánh giá về mặt định tính).....................................................71 3.4.2. Đánh giá qua kết quả bài kiểm tra( Đánh giá về mặt định lƣợng).....72
3.5. Đánh giá kết quả của TNSP. .....................................................................73 3.5.1. Đánh giá TTC và TTL trong học tập của HS trong quá trình dạy học. ...73 3.5.2 Đánh giá TTC và TTL trong học tập của HS qua bài kiểm tra. ..........75
KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 88
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH.................................. DH .................................. DH GQVĐ........................ ĐC..................................... Đ D DH............................. GQVĐ............................... GV ..................................... HS...................................... PH & GQVĐ..................... PTDH................................ QTDH................................ THPT................................. TLTHT.............................. TN..................................... TNSP................................. TTC................................... TTL...................................
Ban giám hiệu
Dạy học
Dạy học giải quyết vấn đề Đối chứng
Đồ dùng dạy học
Giải quyết vấn đề
Giáo viên
Học sinh
Phát hiện và giải quyết vấn đề Phƣơng tiện dạy học
Quá trình dạy học
Trung học phổ thông
Tự lực trong học tập
Thực nghiệm
Thực nghiệm sƣ phạm
Tính tích cực
Tính tự lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hứng thú và mức độ tích cực học tập của HS ........................................... 23 Bảng 2.1 Kết quả thí nghiệm ..................................................................................... 44 Bảng 3.1: Chất lƣợng học tập của các nhóm TN và nhóm ĐC.................................. 70 Bảng 3.2:Tổng hợp kết quả, thái độ, tình cảm, tác phong của HS ............................ 73 Bảng 3.3: Mức độ sẵn sàng học tập của HS .............................................................. 75 Bảng 3.4: Xếp loại bài kiểm tra số 1:......................................................................... 76 Bảng 3.5: Phân phối tần suất bài kiểm tra số 1 .......................................................... 77 Bảng 3.6:Các tham số thống kê của bài kiểm tra số 1 ............................................... 78 Bảng 3.7: Bảng kết quả bài kiểm tra số 2 .................................................................. 78 Bảng 3.8: Xếp loại bài kiểm tra số 2:......................................................................... 79 Bảng 3.9:phân phối tần suất bài kiểm tra số 2 ........................................................... 80 Bảng 3.10 Các tham số thống kê của bài kiểm tra số 2 ............................................. 81 Bảng 3.11:Bảng kết quả bài kiểm tra số 3 ................................................................. 81 Bảng 3.12: Xếp loại bài kiểm tra số 3:....................................................................... 82 Bảng 3.13: Phân phối tần suất bài kiểm tra số 3 ........................................................ 83 Bảng 3.14: Các tham số thống kê của bài kiểm tra số 3 ............................................ 84 Bảng 3.15:Tổng hợp các thống kê qua 3 bài kiểm tra TNSP .................................... 84
Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc tâm lý của hoạt động ....................................................... 15 Hình 1.2: Sơ đồ quan hệ ngƣời dạy - ngƣời học và đối tƣợng dạy học trong quá
trình dạy học ........................................................................................... 17 Hình 2.1: Chu trình sáng tạo V.G. Ra- zu- mốp- xki)..............................................27 Hình 2.2: Sơ đồ tƣ duy nội dung chƣơng “Dòng điện không đổi”[34]....................34 Hình 2.3: Sơ đồ cấu trúc nội dung chƣơng “Dòng điện không đổi” ........................ 35 Hình 2.4: Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức “ Định luật Ôm đối với toàn mạch”“
Định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hoá
năng lƣợng” ............................................................................................. 40 Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa U và I trong toàn mạch ..................... 45 Hình2.6.Sơđồlắpráp mạchđiệnkín....................................................................49 Hình 3.1: Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra số 1..........................................................76 Hình 3.2: Đồ thị đƣờng phân phối tần suất bài kiểm tra số 1..................................77 Hình 3.3: Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra số 2............................................................79 Hình 3.4: Đồ thị đƣờng phân phối tần suất bài kiểm tra số 2...................................80 Hình 3.5: Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra số 3............................................................82 Hình 3.6: Đồ thị đƣờng phân phối tần suất bài kiểm tra số 3...................................83
Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

I – Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Đổi mới trong giáo dục đã và đang đƣợc toàn xã hội quan tâm. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay vấn đề đổi mới nội dung và phƣơng pháp DH rất đƣợc chú trọng. Nghị quyết Ban chấp hành TW Đảng lần II- khóa VIII (Năm 1997) đã chỉ rõ: “...Cuộc cách mạng về phƣơng pháp giáo dục phải hƣớng vào ngƣời học, rèn luyện và phát triển khả năng giải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập sáng tạo ngay trong quá trình học tập ở nhà trƣờng phổ thông. Áp dụng những phƣơng pháp giáo dục hiện đại để bồi dƣỡng cho HS năng lực tƣ duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề...”.
Trong nhiều năm qua, việc đổi mới phƣơng pháp DH trong dạy học Vật lý ở trƣờng phổ thông đã đƣợc chú trọng. Nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên là chú trọng bồi dƣỡng cho học sinh tính tích cực, năng lực tự học và giải quyết vấn đề thông qua các nội dung, hoạt động dạy học.
Quan điểm dạy học giải quyết vấn đề (DH GQVĐ) là một trong những biện pháp quan trọng để giáo viên phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS. Nhƣng trong việc vận dụng quan điểm dạy học này, rất nhiều giáo viên còn mơ hồ về nhận thức cũng nhƣ cách thức vận dụng.
Chƣơng “ Dòng điện không đổi” – Vật lí 11 có ý nghĩa rất quan trọng của phần điện học. Khi giáo viên sử dụng phƣơng pháp DH GQVĐ vừa phát huy tính tích cực, tự lực vừa giúp các em nắm vững đƣợc kiến thức của chƣơng. Điều đó có nghĩa là, các em đã đã nắm đƣợc nền tảng kiến thức của điện học, tạo điều kiện để các em học tốt chƣơng các phần tiếp theo nhƣ dòng điện trong các môi trƣờng, dòng điện xoay chiều.Trong dạy học vật lí, đã có một số đề tài nghiên cứu các biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.
Đào Quang Thành- Tích cực hoá hoạt động học tập Vật lí của HS THPT ở miền núi trên cơ sở tổ chức định hướng rèn kỹ năng giải bài tập Vật lí ( Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm 1997),
Vũ Trọng Hà- Sử dụng một số phương pháp nhận thức của Vật lí học để tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS khi dạy "Thuyết động học phân tử"ở lớp 10 THPT (Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm 2001),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Vƣơng Thị Kim Yến - Tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong dạy học Vật lí ở trường THPT với sự hỗ trợ của máy vi tính và phận mềm dạy học( Luận văn thạc sỹ - ĐHSPTN- Năm 2002),
Trƣơng Tấn Long - Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh miền núi khi giảng dạy một số khái niệm và định luật Vật lí của chương "Khúc xạ ánh sáng" ( Vật lí 11- Ban cơ bản)( Luận văn thạc sỹ- ĐHSPTN- Năm 2008)...., nhƣng chƣa có đề tài nào đề cập đến vấn đề vận dụng quan điểm DH GQVĐ vào dạy học Vật lí nhằm phát huy tính tích cực tự lực cho HS miền Hải Đảo.
Là giáo viên đang trực tiếp dạy học ở huyện Vân Đồn – miền hải đảo xa xôi của tỉnh Quảng Ninh, tui nhận thấy, việc phát huy tính tích cực, tự lực của các em càng có ý nghĩa quan trọng để các em học tập tốt, và sẵn sàng thích ứng với cuộc sống sau này. Xuất phát từ những lí do trên, tui chọn đề tài: “ Vận dụng quan điểm DH GQVĐ khi DH chương “ Dòng điện không đổi” Vật lí 11- THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực cho HS miền hải đảo”.
II- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng quan điểm dạy học GQVĐ vào dạy học một số kiến thức chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực cho HS Hải Đảo.
III- Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu: 1. Khách thể
- Dạy và học Vật lí trong trƣờng phổ thông
- Học sinh khối 11 của các Trƣờng THPT – H.Vân Đồn- Quảng Ninh.
2. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Quan điểm DH GQVĐ trong dạy học vật lí
- Chƣơng “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11 .
IV – Giả thuyết khoa học.
Nếu giáo viên vận dụng quan điểm DH GQVĐ phù hợp với đặc điểm học sinh miền hải đảo và đặc điểm dạy học vật lí trong trƣờng phổ thông thì sẽ phát huy đƣợc tính tích cực, tự lực của HS miền hải đảo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

V- Nhiệm vụ nghiên cứu.
1. Nghiên cứu lí luận về tính tích cực, tự lực của HS.
2. Nghiên cứu quan điểm DH GQVĐ.
3. Nghiên cứu đặc điểm dạy học vật lí trong trƣờng PT.
4. Nghiên cứu đặc điểm học sinh miền hải đảo.
5. Nghiên cứu nội dung, cấu trúc, đặc điểm chƣơng “ Dòng điện không đổi” – Vật lí 11 .
6. Điều tra thực trạng dạy học chƣơng “ Dòng điện không đổi” – Vật lí 11 theo hƣớng rèn luyện tính tích cực, tự lực của HS Hải Đảo.
7. Đề xuất các biện pháp vận dụng quan điểm DH GQVĐ trong dạy học vật lí cho học sinh THPT miền hải đảo.
8. Thiết kế tiến trình dạy học chƣơng “ Dòng điện không đổi” – Vật lí 11 theo quan điểm dạy học GQVĐ nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS Hải Đảo.
9. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng THPT Hải Đảo.
VI –Phạm vi nghiên cứu.
+ Về kiến thức: Nội dung chƣơng “ Dòng điện không đổi”- Vật lí 11
+ Về địa bàn: Huyện Vân Đồn - Tỉnh Quảng Ninh.
VII – Phƣơng pháp nghiên cứu.
1.Nghiên cứu lí luận
2. Điều tra và tổng kết kinh nghiệm sƣ phạm.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học phát huy TTC, TTL của học sinh.
- Điều tra thực trạng dạy học GQVĐ ở trƣờng THPT miền hải đảo .
3. Thực nghiệm sƣ phạm.
- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm ở 3 trƣờng THPT hải đảo thuộc huyện Vân Đồn để kiểm chứng giả thiết khoa học của đề tài.
VIII- Đóng góp của đề tài.
- Góp phần làm sáng tỏ hệ thống lí luận về quan điểm DH GQVĐ theo hƣớng phát huy tính tích cực , tự lực của ngƣời học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Đề xuất một số giải pháp để GV phát huy tính tích cực, tự lực cho HS Hải Đảo qua việc vận dụng quan điểm DH GQVĐ.
- Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho GV.
IX – Dự kiến bố cục của luận văn.
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng quan điểm dạy học GQVĐ trong dạy học vật lí để phát huy tính tích cực, tự lực của HS.
Chương 2. Vận dụng quan điểm DH GQVĐ theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực cho HS Hải Đảo khi DH một số bài trong chƣơng “ Dòng điện không đổi”- Vật lí 11.
Chương 3. Thực nghiệm sƣ phạm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CHO HỌC SINH
1.1 Tính tích cực nhận thức và tự lực trong học tập 1.1.1 Tính tích cực nhận thức
1.1.1.1 Khái niệm
Theo quan điểm triết học, tính tích cực nhận thức thể hiện thái độ cải tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tƣợng nhận thức, nghĩa là con ngƣời không chỉ hiểu đƣợc các qui luật của tự nhiên, xã hội mà còn nghiên cứu cải tạo chúng phục vụ lợi ích của con ngƣời.
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS, đặc trƣng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Nói cách khác, là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết những vấn đề học tập- nhận thức .[18] 1.1.1.2 Đặc điểm tính tích cực nhận thức của học sinh
Tính tích cực nhận thức của học sinh có mặt tự phát và mặt tự giác:
Mặt tự phát của tính tích cực nhận thức là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kỳ, hiếu động linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà ở trẻ đều có trong các mức độ khác nhau.
Mặt tự giác của tính tích cực là trạng thái tâm lý mà tính tích cực có mục đích và đối tƣợng rõ rệt. Do đó có hoạt động để chiếm lĩnh đối tƣợng đó, thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tƣ duy, trí tò mò khoa học [2, tr.70]
TTC nhận thức phát sinh không chỉ từ nhu cầu nhận thức mà còn từ nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức thẩm mỹ, nhu cầu giao lƣu văn hóa... Hạt nhân cơ bản của TTC nhận thức là hoạt động tƣ duy của cá nhân đƣợc tạo nên do sự thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng.
Dạy học tích cực có thể xem là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà trƣờng hiện đại và có thể lấy đó phân biệt với nhà trƣờng truyền thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.1.1.3 Biểu hiện của tính tích cực nhận thức
Trong học tập, học sinh chỉ có thể chiếm lĩnh đƣợc kiến thức và phát triển đƣợc tƣ duy của mình khi họ tích cực nhận thức. Hoạt động nhận thức là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình học tập của học sinh. Thông qua hoạt động nhận thức, HS chiếm lĩnh đƣợc kiến thức và năng lực tƣ duy cũng đồng thời đƣợc phát triển.
Để phát hiện xem học sinh có tích cực nhận thức không, ta dựa vào các dấu hiệu sau:
+ Học sinh có chú ý học tập không? Có hăng hái tham gia vào các hoạt động học tập không?
+ Có hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao không?
+ Có ghi nhớ tốt những điều đã học không?
+ Có hiểu bài không? Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ
riêng không?
+ Có vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào thực tiễn không?
+ Có đọc thêm, làm thêm các bài tập khác không?
+ Thực hiện yêu cầu của thày giáo tối thiểu hay tối đa?
+ Tích cực nhất thời hay thƣờng xuyên liên tục?
+ Tốc độ học tập có nhanh không?
+ Có hứng thú trong học tập không hay vì một ngoại lực nào đó mà phải học? + Có quyết tâm, có ý chí vƣợt khó khăn trong học tập không ?
+ Có sáng tạo trong học tập không ?
Trong hoạt động học tập nói chung, trong hoạt động học Vật lí nói riêng, tính tích cực hoạt thức của HS thƣờng thể hiện ở:
+ Hoạt động trí tuệ: tập trung suy nghĩ để trả lời câu hỏi nêu ra, kiên trì tìm cho đƣợc lời giải hay của một bài toán khó.
+ Hoạt động chân tay: say sƣa lắp ráp tiến hành và quan sát thí nghiệm.
Hai hình thức biểu hiện này thƣờng đi kèm nhau, tuy có lúc biểu hiện riêng lẻ với những dấu hiệu thƣờng thấy nhƣ sau: HS khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của bạn và thích đƣợc phát biểu ý kiến của mình trƣớc vấn đề nêu ra; hay thắc mắc và đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề trình bày chƣa rõ; chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã có để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nhận thức các vấn đề mới; mong muốn đƣợc đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới nhận từ các nguồn kiến thức khác nhau có thể vƣợt ra ngoài phạm vi bài học.[23]
1.1.1.4 Tính tích cực bên ngoài và tính tích cực bên trong
Trong quá trình học tập của học sinh việc thực hiện các nội quy, các yêu cầu của giáo viên, các thao tác, các hành vi bên ngoài có thể kiểm soát đƣợc là biểu hiện của tính tích cực bên ngoài.
Mặt khác do bản thân học sinh có động cơ, mục đích học tập, khi tiếp thu các tác động bên ngoài đã biến thành nhu cầu nhận thức tích cực, đào sâu suy nghĩ một cách tự giác, độc lập, đó là tính tích cực bên trong.
Tính tích cực bên trong không thể kiểm soát trực tiếp đƣợc, nhƣng có thể kiểm soát thông qua những biểu hiện của tính tích cực bên ngoài. Tính tích cực bên ngoài là cần thiết nhƣng tính tích cực bên trong là yếu tố quyết định tới sự phát triển của mỗi cá thể.[23,tr 165]
1.1.1.5 Nguyên nhân của tính tích cực nhận thức
Tính tích cực của học sinh nảy sinh trong quá trình học tập là kết quả của nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân phát sinh ngay trong lúc học tập, có những nguyên nhân đƣợc hình thành từ quá khứ, thậm chí từ lịch sử lâu dài của nhân cách. Nhìn chung tính tích cực phụ thuộc vào những nhân tố sau:
* Bản thân HS
+ Đặc điểm hoạt động trí tuệ (tái hiện, sáng tạo...).
+ Năng lực (hệ thống tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, sự trải nghiệm cuộc sống...)
+ Tình trạng sức khỏe.
+ Trạng thái tâm lí (hứng thú, xúc cảm, chú ý, nhu cầu, động cơ, ý chí...). + Điều kiện vật chất, tinh thần (thời gian, tiền của, không khí đạo đức).
+ Môi trƣờng tự nhiên, xã hội.
* Nhà trƣờng:
+ Chất lƣợng quá trình dạy học, giáo dục (nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức kiểm tra đánh giá...).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

+ Quan hệ thày trò.
+ Không khí đạo đức nhà trƣờng.
* Gia đình:
+ Quan tâm động viên.
+ Điều kiện cuộc sống gia đình. + Môi trƣờng tự học.
+ Truyền thống gia đình.
* Xã hội:
+ Khuyến khích, động viên, khen thƣởng.
+ Điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị của địa phƣơng.
+ Đạo đức xã hội.
Trong những nhân tố trên, có những nhân tố có thể hình thành ngay nhƣ: Hứng thú, nội dung, phƣơng pháp dạy học, nhƣng cũng có những nhân tố chỉ đƣợc hình thành trong một quá trình lâu dài dƣới ảnh hƣởng của nhiều tác động nhƣ: Môi trƣờng sức khoẻ, ý chí, năng lực, gia đình, xã hội...Vì thế việc phát huy tính tích cực của học sinh không chỉ đƣợc thực hiện ở một tiết học mà phải có kế hoạch lâu dài, toàn diện và kết hợp giữa giáo viên, nhà trƣờng, gia đình, xã hội.[23]
1.1.1.6. Phân loại tính tích cực nhận thức;
Tuỳ theo việc huy động và mức độ huy động các chức năng tâm lý nào mà ngƣời ta phân ra ba loại tính tích cực:
- Tính tích cực tái hiện: Chủ yếu dựa vào trí nhớ và tƣ duy tái hiện.
- Tính tích cực tìm tòi: Đặc trƣng bằng sự bình phẩm, phê phán, tìm tòi, tích cực về mặt nhận thức, óc sáng kiến, lòng khao khát hiểu biết, hứng thú học tập
- Tích cực sáng tạo: Là mức độ cao nhất của tính tích cực đặc trƣng bằng sự khẳng định con đƣờng riêng của mình, không giống những con đƣờng mà mọi ngƣời đã thừa nhận, đã trở thành chuẩn mực, để đạt đƣợc mục đích [6].
1.1.2 Tính tự lực học tập
1.1.2.1 Khái niệm
* Theo nghĩa rộng:
Bản chất của tính TL THT là sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho sự tự học. Sự chuẩn bị này là tiền đề quan trọng cho hoạt động học tập có mục đích, cho sự điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

chỉnh đảm bảo hoạt động đó có hiệu quả . Nó giúp cho ngƣời học thực hiện có kết quả trách nhiệm học tập của mình, sử dụng vốn hiểu biết , kinh nghiệm và những phẩm chất cá nhân của mình một cách đúng đắn hợp lý, giữ sự tự kiểm tra và biết xây dựng lại hoạt động của mình khi gặp những trở ngại mà bản thân chƣa có sự đề phòng trƣớc.
Sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho sự tự học thƣờng biểu hiện ở việc:
- Học sinh tự ý thức đƣợc nhu cầu học tập của mình, yêu cầu của xã hội tập thể hay nhiệm vụ do ngƣời khác đề ra dối với việc học tập của mình .
- Học sinh ý thức đƣợc mục đích học tập và thực hiện mục đích đó sẽ làm thoả mãn nhu cầu nhận thức của mình.
- Học sinh suy nghĩ kỹ, đánh giá đúng những điều kiện hoạt động học tập của mình, tích cực hoá những kiến thức , kinh nghiệm đã tích luỹ có liên quan tới việc giải quyết các yêu cầu và nhiệm vụ học tập. Trên cơ sở đó xác dịnh những cách thức hợp lý hơn để giải quyết yêu cầu và nhiệm vụ học tập.
- Học sinh đoán trƣớc đƣợc diễn biến những quá trình trí tuệ, cảm xúc động cơ, ý chí của mình; Đánh giá đúng mối tƣơng quan giữa khả năng, nguyện vọng và sự cần thiết phải đạt đƣợc kết quả học tập nhất định.
- Học sinh biết động viên mọi sức lực phù hợp với điều kiện và nhiệm vụ học tập đòi hỏi.
* Theo nghĩa hẹp:
Tính tự lực trong học tập là khả năng nhu cầu học tập có tính tổ chức học tập
cho phép học sinh tự học.
Năng lực học tập là hệ thống những thuộc tính và phẩm chất trí tuệ mà hiệu
quả học tập phụ thuộc vào đó. Năng lực học tập càng cao thì ngƣời học càng dễ dàng và nhanh chóng, độc lập lĩnh hội tri thức từ các nguồn tri thức khác nhau, vận dụng tri thức tiếp thu đƣợc vào hoàn cảnh mới để tự học. Nhờ vậy mà nhịp điệu phát triển trí tuệ càng cao. Điều đó chứng tỏ rằng năng lực học tập một mặt phản ánh kết quả của bản thân quá trình lĩnh hội tài liệu học tập, mặt khác nó biểu lộ bằng nhịp điệu lĩnh hội tri thức và những biện pháp hành động trí tuệ nhịp điệu vận dụng chúng trong các hoàn cảnh khác nhau. Năng lực học tập càng cao thì càng tạo khả năng phát triển trí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

tuệ. Đồng thời sự phát triển trí tuệ càng cao thì càng tạo điều kiện phát triển năng lực học tập. [4, tr.10- 13]
Theo tác gia Đặng Vũ Hoạt, các phẩm chất hoạt động trí tuệ cần hình thành ở học sinh là: Tính định hƣớng, bề rộng, chiều sâu, tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính độc lập, tính nhất quán, tính phê phán, tính khái quát. [16, tr 47- 49] Chính vì vậy, theo chúng tôi, để đo lƣờng tính tự lực trong học tập, ngoài công cụ là bảng câu hỏi dành cho học sinh, cần có thêm công cụ đo lƣờng năng lực học tập của học sinh. Vì bảng câu hỏi chỉ đo lƣờng nhu cầu, động cơ, ý chí tính tổ chức cho phép học sin
Ngoài việc căn cứ vào việc quan sát thái độ, hành động , tình cảm của các em trong suốt quá trình học tập, chúng tui còn dựa vào thái độ sẵn sàng của họ đối với việc học.
Mức độ sẵn sàng là mức độ một cá nhân hay nhóm sẵn sàng thực hiện một nhiệm vụ học tập nhất định.
Khi dựa vào mức độ sẵn sàng học tập, có thể nhóm HS trong lớp thành bốn mô hình điển hình sau:
+ HS có năng lực và thiện ý thấp hay bấp bênh, không ổn định.Đây là mẫu HS ít hiểu biết về kinh nghiệm và kĩ năng cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ học tập. Không những thế động cơ học tập của họ còn thấp, thái độ kém nhiệt tình, thiếu ý thức, tâm thế chuẩn bị cho việc học tập.Ta gọi họ thuộc nhóm H1.
+ HS có năng lực thấp nhƣng có thiện ý cao.Những HS này thƣờng đƣợc mệnh danh là “ thừa nhiệt tình nhƣng thiếu phƣơng pháp”. Họ thƣờng gặp khó khăn trong học tập hay thực hiện nhiệm vụ nào đó. Có nhiều nguyên nhân khiến họ lâm vào hoàn cảch nhƣ vậy, ngoại trừ sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực cao trong học tập. Họ luôn có nhu cầu đƣợc sự trợ giúp và chỉ dẫn trong công việc. Những HS này thuộc nhóm H2.
+ HS có năng lực tốt nhƣng thiện ý thấp hay bấp bênh.Những HS này thƣờng có khả năng nhận thức tốt, có tri thức và kĩ năng cơ bản để tiếp thu môn học. Đối với họ, việc học không phải công việc khó. Tuy nhiên họ không hào hứng lắm với việc học hay công việc đƣợc giao. Động cơ học tập thấp, không ổn định. Thậm chí họ không có sự chuẩn bị về tâm thế cũng nhƣ các yếu tố tâm lí cần thiết. Nói tóm lại, việc học của họ thiếu “lửa”, mặc dù họ thừa khả năng. Những HS này thuộc nhóm H3.
+ HScónănglựcvàthiệnýcao.ĐâylàmẫuHSlítƣởngtrongDH.Họlà những ngƣời vừa có năng lực, tri thức kinh nghiệm và kĩ năng thực hiện các hành động học tập do GV gợi ý, vừa là ngƣời có động cơ học mạnh mẽ, ổn định, có tinh thần trách nhiệm, nỗ lực cao trong học tập. Những HS này thuộc nhóm H4.[3, tr.461- 463]
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Luận văn Kinh tế 0
C Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vận dụng vào Việt Nam ta Luận văn Kinh tế 0
L Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con người và sự vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn Kinh tế 2
C Quan hệ điều khiển - Phục tùng, các hình thức điều khiển & sự vận dụng trong quản lý doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
O Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con ngươì và sự vận dụng vào các quan hệ doanh ngiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê-nin về chủ nghĩa tư bản độc quyền. Vận dụng vấn đề nghiên cứu trên phân Luận văn Kinh tế 4

Các chủ đề có liên quan khác

Top