iu2x

New Member

Download miễn phí Luận văn Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim ” trong thơ Xuân Diệu





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.1
I.Lý do chọn đề tài.1
II.Lịch sử vấn đề.2
III.Mục đích và đối tượng nghiên cứu.3
IV.Phạm vi nghiên cứu.4
V.Phương pháp nghiên cứu.4
VI. Những dự kiến đóng góp.5
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TÍN HIỆU THẨM MĨ
1.1.Khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ.6
1.1.1. Mối quan hệ của bộ ba: Tín hiệu-Tín hiệu ngôn ngữ- Tín hiệu thẩm Mĩ .6
1.1.1.1.Tín hiệu.7
1.1.1.2.Tín hiệu ngôn ngữ.10
1.1.1.3.Tín hiệu thẩm mĩ.13
1.2. Những đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ.17
1.2.1 Tính đẳng cấu. .17
1.2.2. Tính cấp độ.19
1.2.3. Đặc tính tác động.20
1.2.4.Tính biểu hiện.21
1.2.5. Tính biểu cảm.23
1.2.6. Tính biểu trưng.24
1.2.7. Tính truyền thống và cách tân.25
1.2.8. Tính hệ thống.26
1.2.9. Tính trừu tượng và cụ thể.28
1.3. Tín hiệu thẩm mĩ và ngôn ngữ văn học.30
1.4. Tín hiệu thẩm mĩ văn chương.32
1.5. Tiểu kết chương I.34
CHưƠNG 2: TÍN HIỆU THẨM MĨ “MÙA XUÂN” TRONG THƠ XUÂN DIỆU
2.1. Dẫn nhập.37
2.2.Kết quả khảo sát.39
2.3.Tín hiệu hằng thể “Xuân”.41
2.4.Các biến thể của tín hiệu hằng thể “Xuân”.48
2.4.1.Biến thể từ vựng của THHT “Xuân”.48
2.4.2.Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “Xuân”.51
2.4.3.Biến thể quan hệ của tín hiệu thẩm mĩ “Xuân”.57
2.4.3.1.Các tín hiệu BTQH là danh từ, cụm danh từ.57
2.4.3.2. Các tín hiệu BTQH là động từ /cụm động từ.70
2.5. Tiểu kết chương 2.72
CHưƠNG 3: TÍN HIỆU THẨM MĨ “TRÁI TIM” TRONG THƠ XUÂN DIỆU
3.1.Dẫn nhập.76
3.2.Kết quả khảo sát.80
3.3. THTM hằng thể “Tim/Trái tim”.80
3.4.Biến thể của tín hiệu hằng thể “Trái tim”.81
3.4.1.Biến thể từ vựng của THHT “Trái tim”.82
3.4.2. Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “Trái tim”.85
3.4.2.1. Ý nghĩa thẩm mĩ “tình yêu" của BTKH “trái tim”.86
3.4.2.2.Ý nghĩa thẩm mĩ “trái tim công dân”của BTKH“Trái tim”.89
3.4.3. Biến thể quan hệ của các tín hiệu thẩm mĩ chỉ trái tim.98
3.4.3.1.Những THBTQH là những động từ hay cụm động từ.99
3.4.3.2. Những tín hiệu biến thể quan hệ là những tính từ hay cụm tính từ.102
3.4.3.3.THBTQH là danh từ chỉ thời gian,không gian của THTM Trái tim trong
thơ Xuân Diệu.104
3.5.Tiểu kết chương 3.105
KẾT LUẬN . . .109
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 113
PHỤ LỤC . . 118



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ay là mong muốn?) tơ lòng mình giăng
kết thành tấm võng để ôm trọn và ru giấc người yêu thì mới thoả :
Gió xa quá, trời xuân êm bát ngát
Biết lời gì nói hết được yêu em
Giữa lòng anh tơ giăng như mắc võng
Em nằm đi-anh ru giấc êm đềm
(Bóng đêm biếc)
Chính vì thế, khi dâng tặng tình yêu nhưng không được đền đáp thì thi nhân
cảm giác mùa xuân vốn đẹp là thế mà bây giời thì nặng nề trống trải làm sao:
Ai có biết mùa xuân lên nặng lắm
Trên cánh hồng và trong những trái tim?
(Mời yêu)
Như vậy, có thể thấy mỗi khi đọc thơ Xuân Diệu ta lại cảm nhận được hình
ảnh mùa xuân trong thơ ông luôn hiện lên với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác
nhau trong không gian và thời gian mỗi lần xuất hiện. Đó chính là nhờ Xuân Diệu
có tình yêu vô bờ đối với thiên nhiên với muôn vàn tạo vật đổi thay dù rất nhẹ
trong không gian và thời gian.
2.4 CÁC BIẾN THỂ CỦA TÍN HIỆU HẰNG THỂ “XUÂN”
2.4.1 Biến thể từ vựng của THHT “xuân”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50
Như đã nói, trong thơ Xuân Diệu, xuân còn có tên gọi đồng nghĩa gần như
hoàn toàn là mùa xuân. Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu thường được nói tới trong
những ngữ cảnh khác nhau với những tình cảm, cảm xúc khác nhau. Bởi vậy, để
góp phần vào sự thể hiện những sắc thái, cung bậc tình cảm khác nhau này, mùa
xuân trong thơ Xuân Diệu cũng thường được biểu thị bằng những tín hiệu khác
nhau. Điều này có nghĩa là các THTM cùng chỉ mùa xuân trong mỗi lần xuất hiện
lại mang những hình thức ngôn ngữ biểu đạt một khác. Đây chính là các BTTV hay
là các tên gọi đồng nghĩa của “mùa xuân”. Mỗi tên gọi đồng nghĩa ấy, nói như
V.Hum-bôn, “biểu hiện quan điểm riêng của chúng ta về đối tượng”, tr(dẫn
theo[Nguyễn Đức Tồn, Từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb KHXH, H.,2006. 205]).
Điều đó chứng tỏ những từ ngữ biểu thị mùa xuân trong thơ Xuân Diệu rất phong
phú và đa dạng. Để làm được điều này, nhà thơ phải có tài năng vận dụng linh hoạt
và sáng tạo ngôn ngữ độc đáo. Chính điều ấy đã lý giải tại sao độc giả lại đã rất yêu
thơ xuân của Xuân Diệu, và đồng thời còn bởi mùa xuân trong thơ ông luôn hiện
lên sinh động, giàu cảm xúc, toát lên một tâm hồn thi sĩ yêu tha thiết mùa xuân,
luôn khát khao giao cảm với cuộc đời trần thế.
Như kết quả khảo sát đã cho thấy, các tín hiệu thẩm mĩ cùng chỉ mùa xuân
trong thơ Xuân Diệu có tần số xuất hiện và ý nghĩa thẩm mĩ khác nhau. Chúng tui
sẽ tập trung nghiên cứu những tín hiệu có tần số xuất hiện cao và có giá trị lớn nhất
về mặt ý nghĩa thẩm mĩ.
Qua quá trình khảo sát, thống kê, chúng tui thu được các BTTV trong thơ
Xuân Diệu là những đơn vị đồng nghĩa, gần nghĩa, cùng trường nghĩa hay đồng
sở chỉ chỉ mùa xuân như sau.
Trước hết là BTTV tết. Như có thể dễ dàng nhận thấy, BTTV này, cũng như
các BTTV khác được trình bày dưới đây, đều nằm trong quan hệ chỉnh thể - bộ
phận với THHT “ xuân”/ “mùa xuân”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
Tết: là ngày lễ đầu tiên của mùa xuân và cũng là ngày lễ lớn nhất trong năm,
có vui chơi, hội hè theo truyền thống dân tộc. Tên gọi này vốn được biến âm từ từ
tiết mà ra. Tiết vốn có ý nghĩa gốc ban đầu hay ý nghĩa từ nguyên là “đốt tre”[Nhữ
Thành, Ngữ nghĩa từ Hán Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1977]. Từ ý nghĩa gốc này
đã diễn ra sự chuyển nghĩa chỉ các khúc đoạn được phân cắt ra thực sự bằng hành
động vật lí hay chỉ bằng thao tác tư duy. Mỗi khúc đoạn ấy được gọi là một tiết. Do
đó có tiết học (45 phút), tiết trời (mỗi tiết là 15 ngày)… Tên gọi tiết trời đầu tiên
của một năm mới là tết.
Nước ta có nhiều tết khác nhau như: Tết Nguyên Đán, Tết Thượng Nguyên
(Rằm tháng Giêng), Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy), Tết Hạ Nguyên hay Tết
Cơm Mới (Rằm tháng Mười), Tết Trung thu, Tết Hàn thực(3/3 âm lịch), Tết Đoan
Ngọ(5/5 âm lịch)…
Trong thơ Xuân Diệu, TH Tết được dùng để nói về mùa xuân xuất hiện 7
lần. Chẳng hạn:
“Những Tết tươi lên vạn sắc màu
Em nhỉ, mấy xuân đằm thắm lạ
Không em Tết có vị gì đâu”
(Chầm chậm đừng quên)
Hay:
Lá cây duối chạm đầu đôi mái.
Hương áo em anh vẫn giữ gìn.
Vừa sau Tết xóm thôn trăng giãi
Anh hãy còn nhớ mãi như in
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52
(Nhớ mãi như in –T10)
TH “giao thừa” được sử dụng 1 lần. Đây là khoảng thời gian chuyển giao từ
năm cũ sang năm mới. Theo âm lịch của Việt Nam thì đó là khoảnh khắc từ cuối
đêm 30 Tết sang đầu ngày mùng một Tết. Giao thừa là giây phút thiêng liêng để
đón chào mùa xuân về. Và bao giờ cũng vậy, cứ vào đêm giao thừa Đài phát thanh
Tiếng nói Việt Nam thường ngâm thơ Bác:
Hai tư năm, những trung thu, ngày Tết
Trăng sáng Bác nhớ nhi đồng
Những giao thừa, thơ Bác động ngàn phương.
( Muôn thủơ Bác Hồ- T9)
TH tháng giêng được xuất hiện 6 lần, là tháng đầu của mùa xuân. ở đây nhà
thơ muốn nói tới tháng đầu của năm âm lịch Việt Nam, vì năm âm lịch là thời điểm
của mùa xuân, của tết. Vào thời điểm xuân sang bầu trời trong xanh, hoa trái đua
nở:
Ngày trong lắm là êm, hoa đẹp quá
Nhan sắc ơi cây cỏ chói đầy sao
Tháng giêng cười không e lệ chút nào
Bằng trăm cánh của bướm chim rối rắm
(Mời yêu)
Trong thơ Xuân Diệu, Tháng Giêng còn mang một dấu mốc lịch sử lớn lao
mà nhân loại sẽ không thể nào quên được. Đó là ngày vị lãnh tụ kính yêu của nước
Nga, của giai cấp vô sản toàn thế giới đã qua đời:
Mạc Tư Khoa tháng giêng hai mươi bốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53
Những mái nhà nặng trĩu tuyết mùa đông
Trắng xóa cây.Bốn mươi độ dưới không
Rét cắt thịt- Lê Nin vừa mới mất
(Mạc Tư Khoa tháng giêng năm 1942 –T8)
2.4.2 Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “xuân”
Như đã nêu, nói đến Biến thể kết hợp là nói đến cùng một tín hiệu nhưng
có sự biến đổi ít nhiều về ý nghĩa thẩm mĩ do kết hợp với những tín hiệu khác nhau
ở trước và sau nó trong cùng một câu thơ, dòng thơ, hay cùng xuất hiện với nó
trong những câu thơ, khổ thơ đi trước và sau nó. Trong ngôn ngữ, đây là kết quả
của tính hình tuyến; khi trở thành THTM thì từ ngữ cũng biến đổi ít nhiều trong
quan hệ với từ ngữ đi trước và đi sau. Khi xuất hiện trong những tổ hợp khác nhau,
ý nghĩa của cùng một THTM đã ít nhiều biến đổi để tạo nên những tình cảm, cảm
xúc khác nhau. Đặc biệt, với tư cách là những BTKH, THTM xuân hay mùa xuân
trong thơ Xuân Diệu đã mang những ý nghĩa biểu trưng độc đáo phản ánh tài năng
xuất chúng của ông hoàng thơ ca.
Trong thơ Xuân Diệu, mùa xuân về đã mang lại sức sống cho tự nhiên, cho
tạo vật ở trạng thái dâng trào, tràn đầy hương sắc. Và đó cũng là lúc sự sống có
biểu hiện thắm tươi và hấp dẫn nhất. Xuân Diệu cảm giác yêu cuộc sống cuồng
nhiệt, muốn thu vào mình tất cả tự nhiên bằng đủ mọi giác quan và hành động - từ
lời nói đến ánh mắt và nụ cười... Chính vì thế, nhà thơ c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng Việt Văn học 1
D khảo sát các trường hợp can thiệp ngoại khoa trên chó – mèo Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng bảo quản bánh mì tươi Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát các trường hợp tổn thương xương khớp trên chó và hiệu quả điều trị tại trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị chi cục thú y Tp HCM Y dược 0
D khảo sát địa kỹ thuật khu vực đất yếu, lựa chọn chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất & các giải pháp xử lý nền đường đắp trên đất yếu Khoa học Tự nhiên 0
Z Khảo sát tần suất HBSAG(+) và các yếu tố liên quan trên bà mẹ mang thai tại tỉnh Bạc Liêu Luận văn Kinh tế 0
B Khảo sát các quy trình công nghệ biến tôm đông lạnh tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) Khoa học Tự nhiên 4
M Khảo sát sự thay đổi mật số vi sinh vật ở các nồng độ Chlorine khác nhau khi xử lý cá Tra nguyên liệ Khoa học Tự nhiên 0
N Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly Carotenoids từ phế liệu Tôm sú Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top