daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đề tài “Khảo sát các trường hợp tổn thương xương khớp trên chó và hiệu quả
điều trị tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị Chi Cục Thú Y TP.HCM”
được thực hiện trong thời gian từ ngày 21/02/2013 đến ngày 22/06/2013. Qua thời
gian thực hiện đề tài, chúng tui đã ghi nhận trong 5.869 trường hợp chó đến khám
có 125 trường hợp bị tổn thương xương khớp, chiếm tỷ lệ 2,13 %.
Các trường hợp tổn thương xương khớp xảy ra ở con đực nhiều hơn so với
con cái; ở nhóm giống chó nội cao hơn nhóm chó ngoại và gặp nhiều nhất là ở lứa
tuổi < 12 tháng, kế đến là lứa tuổi 12 - 36 tháng và thấp nhất là ở lứa tuổi > 36
tháng. Trong các loại tổn thương thì trường hợp gãy xương chiếm tỷ lệ cao nhất,
cao thứ hai là viêm khớp, kế đến là trật khớp, viêm bao khớp, hoại tử xương và thấp
nhất là trường hợp u xương. Các trường hợp tổn thương xương khớp ở chi sau cao
hơn so với ở chi trước và ở vùng khác.
Các trường hợp gãy xương chủ yếu là gãy kín và gãy hoàn toàn. Các trường
hợp gãy ngang chiếm tỷ lệ cao hơn dạng gãy xéo và gãy nhiều đoạn. Tất cả các
trường hợp gãy trên xương dài đều ở vị trí thân xương.
Có 60,8 % các trường hợp tổn thương xương khớp được điều trị ngoại khoa,
các trường hợp còn lại được điều trị nội khoa. Các trường hợp tổn thương trên khớp
có hiệu quả điều trị tốt hơn so với các trường hợp tổn thương trên xương. Nhìn
chung, hiệu quả điều trị các trường hợp tổn thương xương khớp ở đây là khá cao.
Phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong điều trị gãy xương là phương
pháp bó bột, kế đến là phương pháp nội khoa, phương pháp phẫu thuật đinh xuyên
tủy và thấp nhất là phương pháp nẹp vít. Đối với các trường hợp gãy xương dạng
đơn giản thì phương pháp bó bột vẫn cho hiệu quả điều trị cao mà chi phí điều trị lại
thấp trong khi phương pháp phẫu thuật đinh xuyên tủy và nẹp vít thường được áp
dụng trong những trường hợp gãy xương nặng, phức tạp và cũng mang lại hiệu quả
điều trị khá cao. Hiệu quả điều trị của phương pháp nội khoa trong điều trị gãy
xương thì rất thấp.
TRANG
Trang tựa..................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn .................................................................ii
Lời cảm tạ ..............................................................................................................iii
Tóm tắt................................................................................................................... iv
Mục lục ................................................................................................................... v
Danh sách các bảng ..............................................................................................viii
Danh sách các hình................................................................................................. ix
Danh sách các biểu đồ ............................................................................................. x
Chương 1 MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích ........................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ............................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN....................................................................................... 3
2.1 Tổng quan về hệ xương ..................................................................................... 3
2.1.1 Chức năng của xương ..................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại xương.............................................................................................. 3
2.1.3 Cấu tạo của xương .......................................................................................... 4
2.1.4 Sự hình thành và phát triển của xương ............................................................ 5
2.2 Tổng quan về hệ khớp ....................................................................................... 6
2.2.1 Định nghĩa...................................................................................................... 6
2.2.2 Phân loại khớp................................................................................................ 7
2.2.3 Đặc điểm cấu tạo của bao khớp....................................................................... 8
2.3 Một số trường hợp tổn thương trên hệ xương khớp của chó............................... 8
2.3.1 Gãy xương...................................................................................................... 8
2.3.1.1 Định nghĩa ................................................................................................... 8
2.3.1.2 Nguyên nhân................................................................................................ 9
2.3.1.3 Các yếu tố nguy cơ gây gãy xương .............................................................. 9
2.3.1.4 Phân loại.................................................................................................... 10
2.3.1.5 Triệu chứng ............................................................................................... 11
2.3.1.6 Quá trình lành xương ................................................................................. 12
2.3.1.7 Điều trị gãy xương..................................................................................... 12
2.3.1.7.1 Phương pháp không phẫu thuật ............................................................... 12
2.3.1.7.2 Phương pháp phẫu thuật.......................................................................... 15
2.3.1.7.3 Chăm sóc hậu phẫu ................................................................................. 18
2.3.2 U xương........................................................................................................ 18
2.3.3 Hoại tử xương............................................................................................... 19
2.3.4 Trật khớp...................................................................................................... 20
2.3.5 Viêm khớp.................................................................................................... 21
2.3.5.1 Viêm khớp thể tương dịch.......................................................................... 21
2.3.5.2 Viêm khớp hóa mủ .................................................................................... 21
2.3.5.3 Viêm thấp khớp ......................................................................................... 22
2.3.6 Viêm bao khớp ............................................................................................. 22
2.3.6.1 Viêm bao niêm dịch................................................................................... 22
2.3.6.2 Viêm bao hoạt dịch.................................................................................... 23
2.4 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu trước đây ........................................ 23
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ............................... 25
3.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 25
3.2 Đối tượng khảo sát........................................................................................... 25
3.3 Nội dung khảo sát............................................................................................ 25
3.4 Phương pháp thực hiện .................................................................................... 25
3.4.1 Khảo sát tỷ lệ và phân loại các trường hợp tổn thương xương khớp .............. 25
3.4.1.1 công cụ ..................................................................................................... 25
3.4.1.2 Phương pháp tiến hành............................................................................... 26
3.4.1.3 Chỉ tiêu khảo sát ........................................................................................ 26
3.4.2 Khảo sát các liệu pháp và hiệu quả điều trị ................................................... 27
3.4.2.1 công cụ và thuốc thú y .............................................................................
3.4.2.2 Phương pháp tiến hành..............................................................................
3.4.2.3 Chỉ tiêu khảo sát .......................................................................................
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................
4.1 Kết quả khảo sát về tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp.................................
4.1.1 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp trên tổng số chó đến khám ..................
4.1.2 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp theo nhóm giống.................................
4.1.3 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp theo giới tính ......................................
4.1.4 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp theo lứa tuổi........................................
4.1.5 Tỷ lệ các loại tổn thương xương khớp..........................................................
4.1.6 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp ở chi trước và chi sau..........................
4.1.7 Tỷ lệ chó bị gãy xương theo các cách phân loại gãy xương..........................
4.2 Kết quả khảo sát về hiệu quả điều trị ..............................................................
4.2.1 Hiệu quả điều trị các trường hợp tổn thương xương khớp ............................
4.2.1.1 Tỷ lệ các trường hợp điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa....................
4.2.1.2 Tỷ lệ khỏi bệnh.........................................................................................
4.2.2 Hiệu quả điều trị gãy xương.........................................................................
4.2.2.1 Tỷ lệ các loại phương pháp điều trị gãy xương..........................................
4.2.2.2 Thời gian thực hiện bó bột và phẫu thuật (đinh xuyên tủy và nẹp vít) .......
4.2.2.3 Tai biến trong và sau khi điều trị...............................................................
4.2.2.4 Thời gian lành da ......................................................................................
4.2.2.5 Chi phí điều trị..........................................................................................
4.2.2.6 Tỷ lệ các trường hợp lành xương sau khi điều trị ......................................
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................
5.1 Kết luận..........................................................................................................
5.2 Đề nghị...........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................
PHỤ LỤC............................................................................................................
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việc nuôi chó làm thú cưng đang ngày càng phổ biến hơn ở Việt Nam. Bởi
lẽ, nhiệm vụ của một chú chó ngày nay không chỉ đơn giản là giữ nhà hay săn bắt
như trước đây mà còn là một người bạn trung thành, một người dẫn đường hay là
một cảnh khuyển… Và vì vậy, việc chăm sóc thú bệnh đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt
khe hơn, việc chẩn đoán và điều trị cũng cần độ chính xác và có hiệu quả cao hơn.
Chăm sóc những chú chó chúng ta không chỉ chú ý đến những bệnh truyền
nhiễm hay bệnh nội khoa mà cần quan tâm đến một nhóm bệnh khác cũng quan
trọng không kém, đó là bệnh về xương khớp. Chó có một bộ xương tương đối vững
chắc, là cơ sở để sinh trưởng và phát triển tốt; do đó, sự tổn thương trên xương khớp
có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của chúng. Nếu thú nuôi không được quản lý tốt
thì không tránh khỏi những nguy cơ như tai nạn giao thông, cắn nhau, hay bị đánh
đập sẽ gây nên những tổn thương trên xương và khớp như gãy xương, nứt xương,
trật khớp... Hay nếu thú nuôi không có khẩu phần ăn thích hợp cũng có thể dẫn đến
các bệnh lý khác trên xương như u xương, xương mềm, loãng xương, còi xương…
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc điều trị các bệnh lý
trên xương khớp, trên thế giới đã có nhiều phương pháp cho hiệu quả cao như:
phương pháp bó bằng sợi thủy tinh, phẫu thuật đinh xuyên tủy, phẫu thuật nẹp vít,
cố định ngoài... Riêng ở Việt Nam, ngoài phương pháp bó bột thạch cao được sử
dụng phổ biến, thì việc vận dụng các phương pháp mới còn khá hạn chế, chỉ có ở
những bệnh viện thú y lớn và được trang bị tốt. Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và
Điều Trị Chi Cục Thú Y TP.HCM là một trong những địa chỉ đáp ứng được nhu cầu
trên.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của bộ môn Thú Y Lâm
sàng, khoa Chăn Nuôi - Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và với sự
hướng dẫn của TS. Lê Quang Thông, chúng tui thực hiện đề tài:
“Khảo sát các trường hợp tổn thương xương khớp trên chó và hiệu quả
điều trị tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị Chi Cục Thú Y
TP.HCM”
1.2 Mục đích
Đánh giá tỷ lệ về các trường hợp bị tổn thương xương khớp và hiệu quả của
các liệu pháp điều trị trên chó được mang đến khám tại Trạm Chẩn Đoán Xét
Nghiệm và Điều Trị Chi Cục Thú Y TP.HCM.
1.3 Yêu cầu
- Theo dõi, ghi nhận và phân loại các trường hợp chó bị tổn thương xương khớp.
- Ghi nhận các liệu pháp điều trị.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị các trường hợp đã ghi nhận.
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về hệ xương
Bộ xương của thú là khung sườn cấu tạo từ sự kết hợp giữa các xương riêng
lẻ giúp cho thú có hình dạng, kích thước khác biệt. Sự hiện diện của bộ xương là
đặc điểm chính thể hiện cho loài động vật có xương sống.
2.1.1 Chức năng của xương
Theo Phan Quang Bá (2009), các xương trong cơ thể có chức năng như sau:
- Là các phần tử cứng rắn nhưng thụ động. Sự vận động của nó nhờ vào các
cơ (bắp thịt) tác động lên theo nguyên tắc đòn bẩy (chức năng vận động của xương).
- Làm thành bộ khung hay các xoang che chở các cơ quan có vai trò quan
trọng hay dễ bị tổn thương như: não, tủy sống, các cơ quan của bộ máy tuần hoàn,
bộ máy hô hấp…
- Giữ vai trò quan trọng trong việc dự trữ chất khoáng nhất là canxi, photpho
cho cơ thể.
- Tủy xương tham gia vào việc tạo huyết.
2.1.2 Phân loại xương
Theo Phan Quang Bá (2009), xương được phân loại thành 4 nhóm bao gồm:
xương dài, xương ngắn, xương dẹp và xương phức tạp.
Xương dài là các xương có 1 chiều đo rất lớn so với các chiều còn lại. Đặc
biệt của nhóm này là có sự hiện diện của xoang tuỷ nằm ở trung tâm và kéo dài theo
chiều dài xương. Các xương dài thường thấy trên các chi như xương cánh tay,
xương bàn tay, xương đùi… Trong nhóm này, người ta phân biệt thêm nhóm xương
nối dài – là các xương có hình dáng tương tự các xương dài nhưng không có sự hiện
diện của xoang tuỷ (như các xương sườn, xương trâm cài…). Cấu trúc của một
xương dài gồm các phần: đầu xương, đĩa sụn tăng trưởng, hành xương và thân
xương. Đầu xương tăng trưởng được bao bọc bởi một bao sụn ở cả hai đầu gọi là
sụn đầu khớp. Hành xương nằm ngay dưới đĩa sụn tăng trưởng và giới hạn là thân
xương. Thân xương là một ống dài ở giữa, bên trong chứa tủy xương.
Hình 2.1 Cấu trúc một xương dài (Nguồn: )
Xương ngắn là các xương có kích thước các chiều đo gần tương đương nhau.
Các xương ngắn thường nhỏ nhưng có sức chịu đựng áp lực rất lớn, thường hiện
diện ở các vùng cổ tay, cổ chân, các ngón…
Xương dẹp có 1 chiều hướng rất nhỏ so với các chiều còn lại. Các xương này
mỏng, thường ghép lại với nhau thành các xoang để che chở một số nội quan khác
như tạo thành xoang sọ, xoang chậu.
Xương phức tạp không có hình dáng nhất định. Một số xương loại này chứa
các cơ quan quan trọng như xương thái dương chứa cơ quan thính giác, các đốt
sống chứa tuỷ sống. Các xương phức tạp chỉ hiện diện trên đầu và trục sống của thú.
2.1.3 Cấu tạo của xương
Nếu cưa dọc hay ngang một xương nói chung, ta thấy có các phần sau đây:
Ngoài cùng là một màng bao mỏng gọi là ngoại cốt mạc, lớp màng này không hiện
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua quá trình khảo sát 5.869 trường hợp chó bệnh đến khám và điều trị tại
Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị Chi Cục Thú Y TP.HCM, chúng tui có
một số kết luận như sau:
Tỷ lệ tổn thương xương khớp chiếm 2,13 % tổng số chó đến khám. Các
trường hợp tổn thương xương khớp xảy ra ở con đực nhiều hơn so với con cái; ở
nhóm giống chó nội cao hơn nhóm chó ngoại và gặp nhiều nhất là ở lứa tuổi < 12
tháng, kế đến là lứa tuổi 12 - 36 tháng và thấp nhất là ở lứa tuổi > 36 tháng.
Trong các trường hợp tổn thương thì chiếm tỷ lệ cao nhất là trường hợp gãy
xương, cao thứ hai là trường hợp viêm khớp, kế đến là trật khớp, viêm bao khớp,
hoại tử xương và thấp nhất là trường hợp u xương. Các trường hợp gãy xương cũng
như các trường hợp tổn thương xương khớp nói chung xảy ra trên chi sau chiếm tỷ
lệ cao hơn so với chi trước.
Các trường hợp gãy xương chủ yếu là gãy kín, còn các trường hợp gãy hở thì
hiếm gặp hơn. Kiểu gãy hoàn toàn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với gãy không hoàn
toàn. Tỷ lệ các trường hợp gãy xương dạng gãy ngang là cao nhất, kế đến là dạng
gãy xéo và thấp nhất là dạng gãy nhiều đoạn. Tất cả các trường hợp gãy trên xương
dài đều ở vị trí thân xương.
Trong những trường hợp tổn thương xương khớp có 60,8 % trường hợp được
điều trị ngoại khoa, các trường hợp còn lại điều trị nội khoa. Hiệu quả điều trị là có
55,45 % trường hợp gãy xương, 50 % trường hợp hoại tử xương, 87,5 % trường hợp
viêm khớp và 100 % trường hợp trật khớp, viêm bao khớp khỏi bệnh hoàn toàn.
Phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong điều trị gãy xương là phương
pháp bó bột, kế đến là phương pháp nội khoa, phương pháp phẫu thuật đinh xuyên
tủy và ít nhất là phương pháp nẹp vít. Thời gian thực hiện bó bột trung bình là 10
phút, thấp hơn thời gian phẫu thuật đinh xuyên tủy và nẹp vít lần lượt là 59 phút và
83 phút. Tỷ lệ tai biến sau khi điều trị của phương pháp đinh xuyên tủy là cao nhất,
kế đến là phương pháp bó bột và không có trường hợp nẹp vít nào gặp tai biến sau
điều trị. Thời gian lành da của chó trong phương pháp đinh xuyên tủy là 10,13 ngày
ngắn hơn phương pháp nẹp vít là 15,33 ngày. Chi phí điều trị trung bình của
phương pháp nội khoa là 45.550 đồng, bó bột là 253.133 đồng, của phương pháp
đinh xuyên tủy là 790.125 đồng và của phương pháp nẹp vít là 1.374.333 đồng.
Hiệu quả điều trị gãy xương là phương pháp bó bột cho hiệu quả điều trị rất cao với
80 % trường hợp lành xương, kế đến là phương pháp nẹp vít và đinh xuyên tủy với
tỷ lệ lành xương lần lượt là 66,67 % và 50 %, còn phương pháp nội khoa thì có hiệu
quả rất thấp (6,67 % trường hợp lành xương).
5.2 Đề nghị
các bạn sĩ thú y cần hướng dẫn chủ nuôi cách chăm sóc, nuôi dưỡng và quản
lý chó, tránh thả rong để làm giảm tỷ lệ chó bị chấn thương cũng như đảm bảo an
toàn cho người xung quanh.
Trong các trường hợp cố định xương gãy phức tạp cần áp dụng các phương
pháp điều trị bằng phẫu thuật (nẹp vít, đinh xuyên tủy, cố định ngoài) để cho hiệu
quả điều trị tốt hơn. Nếu có điều kiện nên sử dụng phương pháp nẹp vít đối với chó
bị gãy trên thân xương dài vì tính ổn định và khả năng phục hồi cao.
Đề nghị chủ vật nuôi nên tuân thủ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ
trong suốt quá trình điều trị để hạn chế các biến chứng xảy ra và đưa chó đến chụp
X – quang trong các ngày 7, 14, 30, 60 và 90 ngày sau khi điều trị để kiểm tra sự
lành xương.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng Việt Văn học 1
D khảo sát các trường hợp can thiệp ngoại khoa trên chó – mèo Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng bảo quản bánh mì tươi Nông Lâm Thủy sản 0
D khảo sát địa kỹ thuật khu vực đất yếu, lựa chọn chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất & các giải pháp xử lý nền đường đắp trên đất yếu Khoa học Tự nhiên 0
Z Khảo sát tần suất HBSAG(+) và các yếu tố liên quan trên bà mẹ mang thai tại tỉnh Bạc Liêu Luận văn Kinh tế 0
B Khảo sát các quy trình công nghệ biến tôm đông lạnh tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) Khoa học Tự nhiên 4
M Khảo sát sự thay đổi mật số vi sinh vật ở các nồng độ Chlorine khác nhau khi xử lý cá Tra nguyên liệ Khoa học Tự nhiên 0
N Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly Carotenoids từ phế liệu Tôm sú Khoa học Tự nhiên 0
Y Khảo sát mối tương quan giữa độ hoạt động của nước với các yếu tố hàm lượng muối ngấm, độ ẩm ở các n Khoa học Tự nhiên 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top