thienthanh202

New Member

Download miễn phí Luận văn Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá





Sựchuyển dịch cơcấu trong nội bộngành nông nghiệp
Cùng với sựchuyển dịch nông nghiệp theo nghĩa rộng, trong nội bộngành
nông nghiệp cũng có sựchuyển dịch chậm; từnăm 1995 đến năm 2006 tỉtrọng
trong ngành trồng trọt giảm từ84,8% xuống 80,9%, chăn nuôi tăng từ7,0% lên
8,3%, dịch vụtăng 8,2% lên 10,8%. Tỉtrọng của ngành chăn nuôi còn thấp 1,3%
chưa xứng với tiềm năng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ước để rửa phèn vào mùa khô.
Gần đây do tính thất thường của khí hậu tuy diễn ra không thường xuyên nhưng có
năm lũ đến sớm, năm lũ muộn, năm có nước lũ nhiều, năm ít cũng ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Địa giới tỉnh bị chia cắt bởi sông Tiền, hệ thống kênh rạch chằng chịt nên
trong việc giao lưu, phát triển kinh tế cũng gặp khó khăn, gây tốn kém cho việc đầu
tư hệ thống giao thông, thủy lợi.
- Tài nguyên sinh vật có nguy cơ bị thu hẹp do quá trình sản xuất nông –
ngư nghiệp tạo nên các chất thải ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt tại các khu rừng
ngập nước, các bãi bồi ven sông và ven các đô thị.
- Trình độ dân trí thấp, chưa đáp ứng được nền kinh tế thị trường, sản xuất
nông nghiệp còn manh mún nhỏ lẻ làm hạn chế sức cạnh tranh chung trên thị
trường.
- CSVCKT&CSHT chưa đồng bộ làm hạn chế sự phát triển nông nghiệp tỉnh
Đồng Tháp và ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mật độ giao thông
đường bộ chưa cân đối, vùng phía Bắc sông Tiền đặc biệt là vùng trũng Đồng Tháp Mười
mật độ đường thấp, chất lượng kém nên hạn chế đến sự vận chuyển hàng hóa của vùng.
- Mức thu hút đầu tư vốn trên địa bàn tỉnh còn thấp, đặc biệt là trong lĩnh
vực nông – lâm – ngư nghiệp nên việc phát triển sản xuất, tiến hành HĐH nông
nghiệp tỉnh còn nhiều hạn chế.
Đây chính là những khó khăn cơ bản mà Chính quyền và nhân dân Đồng
Tháp cần thực hiện các giải pháp khả thi để vừa khai thác có hiệu quả tiềm
năng sẵn có ở địa phương, vừa góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp với
chất lượng cao, giá thành hạ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
2.2. Thực trạng về sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp
2.2.1. Tổng quan về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung
Từ những năm đầu thập niên 90 đến nay nền kinh tế của Đồng Tháp có sự
tăng trưởng không đều. Tổng GDP (theo giá hiện hành) năm 1995 là 3.360.600 triệu
đồng, năm 2000 là 5.420.866 triệu đồng, năm 2005 là 9.973.132 triệu đồng, năm
2006 là 12.115.305 triệu đồng; GDP/người/năm của tỉnh tăng từ 2,3 triệu đồng năm
1995 lên 3,4 triệu đồng năm 2000; 6,0 triệu đồng năm 2005 và 7,2 triệu đồng năm
2006.
Tính theo giá trị so sánh năm 1994 thì GDP năm 2000 so với năm 1995
tăng 1,4 lần, năm 2005 so với 2000 tăng 1,6 lần, năm 2006 tăng so với năm 2005
hơn 1,01 lần. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 1996 – 2000 là 6,9%
giai đoạn 2001 - 2005 là 10%; năm 2006 so với 2005 tăng 14,3%. Đặc biệt giai
đoạn 1996 - 2000 do ảnh hưởng lũ lụt và những biến động về tài chính khu vực
Đông Nam Á nên chỉ số tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn thấp hơn so với các giai
đoạn còn lại.
Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế tỉnh Đồng Tháp
(giá so sánh năm 1994)
Đơn vị: %
Năm Tổng số Nông – lâm – ngư Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ
1995
2000
2005
2006
9,1
5,0
13,5
14,3
7,1
– 0,5
9,6
8,6
9,8
14,7
22,3
26,5
18,3
17,9
17,7
19,4
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2005, 2006)
Sự tăng trưởng trong từng khu vực cũng có sự khác nhau trong từng giai đoạn:
- Khu vực nông - lâm - thủy sản :1996 – 2000: tốc độ tăng 3,8% do ngành
trồng trọt bị ảnh hưởng lũ lớn năm 2000; 2000 - 2005 tăng 7,5%, 2006 tăng 8,6%; do
sự phục hồi và tăng giá trị của ngành trồng trọt cùng với sự tăng nhanh sản lượng của
ngành thủy sản.
Khu vực công nghiệp – xây dựng: bước đầu sự tăng trưởng công nghiệp
luôn tăng và ổn định tăng từ 9,8% năm 1995 lên 26,5% năm 2006. Ngành công
nghiệp Đồng Tháp đã sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ cho thị trường trong tỉnh,
vươn ra thị trường các tỉnh, thành phố lân cận và tham gia xuất khẩu với các sản
phẩm chủ lực như gạo xay xát, bánh phồng tôm, thủy sản đông lạnh, gạch nung,
thuốc lá,…
Dịch vụ có sự tăng trưởng khá cao do thu nhập và mức sống của người dân
ngày được nâng cao. Tuy nhiên, mức tăng trưởng không đều do ảnh hưởng mạnh
của cơ chế thị trường. Giai đoạn 1996 - 2000 tăng 14,4%, 2001-2005 tăng 19,4%.
Như vậy, trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Tháp
khá nhanh; trong đó tốc độ tăng nhanh nhất là công nghiệp – xây dựng; kế đó là
dịch vụ và thấp nhất là nông – lâm – ngư. Tốc độ tăng trưởng kinh tế như trên thể
hiện tỉnh đang thực hiện quá trình CNH, HĐH nền kinh tế, phù hợp với xu hướng
phát triển của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Về cơ cấu kinh tế theo ngành
Cùng với xu thế chung cả nước, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
Đồng Tháp diễn ra đúng hướng nhưng còn chậm. Từ năm 1995 đến năm 2006 tỉ
trọng của ngành nông – lâm – ngư vẫn còn cao và có sự giảm tỉ trọng từ 71,6%
xuống 57,0%; ngành công nghiệp – xây dựng tăng chậm từ 8,8% lên 15,9%; dịch
vụ tăng từ 19,6% lên 27,1%.
Biểu đồ 2.3: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Đồng Tháp
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã thể hiện quá trình CNH, HĐH của
Đồng Tháp. Hoạt động kinh tế đang hướng vào công nghiệp và dịch vụ. Thực tế
tiềm năng hoạt động sản xuất phi nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp còn nhiều dựa trên
cơ sở nguyên liệu phong phú từ nông –lâm – thủy sản và một số tiềm năng trong
lĩnh vực dịch vụ cần được khơi dậy như thương mại, dịch vụ, du lịch.
Như vậy, trong thực tế nhiều năm qua nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp vẫn đặt
trọng tâm vào khu vực nông – lâm – thủy sản với thế mạnh chính là lúa gạo, cá và
cây ăn trái, công nghiệp và dịch vụ bước đầu được quan tâm đầu tư nên có sự tăng
trưởng khá nhanh làm cho cơ cấu kinh tế tỉnh ngày càng giảm đi tính thuần nông.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế tỉnh có sự tăng trưởng khá nhưng chưa thật sự bền
vững, nền kinh tế còn chịu nhiều biến động do tác động của thiên nhiên như lũ lụt,
hạn hán, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, sự biến động của thị trường, chưa có
những mũi đột phá lớn về CSHT và công thương nghiệp.
* Cơ cấu thành phần kinh tế
Do chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế tạo điều kiện thuận lợi
cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần; trong đó thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng cao nhất với hơn 80,0% trong cơ cấu GDP. Cụ thể
trong giai đoạn 1995 – 2006 thành phần kinh tế ngoài quốc doanh giảm chút ít về tỉ
trọng từ 84,2% năm 1995 xuống 83,0 % năm 2000 và giảm còn 82,0 % năm 2006.
Thành phần kinh tế địa phương quản lí tăng từ 11,8% năm 1995 lên 12,9% năm
2000 và giảm còn 12,5% năm 2006; thành phần kinh tế do Trung ương quản lí tăng
từ 4% năm 1995 lên 4,2% năm 2000 và 5,5% năm 2006.
Biểu đồ 2.4. Sự chuyển dịch thành phần kinh tế Đồng Tháp giai đoạn 1995-2006
Trong những năm gần đây, thành phần kinh tế do Trung ương quản lí tăng
trưởng rất nhanh; giai đoạn 1996 – 2000 tăng 8,1%; 2001 – 2005 tăng 16,3% chủ
yếu đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp; điện lực, bưu chính viễn thông; kế đến
là thành phần kinh tế do Nhà nư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top