mo_on

New Member

Download miễn phí Các vấn đề của triết học





Từthời cổ đại, và xa xưa hơn nữa, nguồn gốc của tính hợp pháp của các thếlực
chính trịlà không thểnào tránh khỏi mối liên hệchặt chẽvới bản chất con người.
Trong The Republic(Cộng hòa) Plato đã tuyên bốrằng xã hội lý tưởng phải được
điều hành bởi một hội đồng của các vua-triết gia, bởi vì những người giỏi triết học
thường là có khảnăng nhận thức được điều tốt đúng đắn nhất. Tuy nhiên, ngay cả
Plato cũng yêu cầu các triết gia phải gia nhập và tựkhẳng định mình trong xã hội
nhiều năm trước khi bắt đầu công việc trịvì vào tuổi năm mươi. Đối với Aristotle,
con người là động vật chính trị(nghĩa là động vật xã hội), và nhà nước được thiết
lập đểtheo đuổi điều tốt cho cộng đồng. Aristotle lý luận rằng, bởi vì nhà nước
(polis) là dạng cao nhất của cộng đồng, nó có mục đích theo đuổi điều tốt đẹp
nhất. Aristotle xem rằng quyền lực chính trịnhưlà kết quảcủa các bất bình đẳng
tựnhiên trong tài năng và đạo đức. Bởi vì những sựkhác biệt này, ông ta ủng hộ
một giai cấp quý tộc với những người có khảnăng và có đạo đức. Đối với
Aristotle, một người không thểnào là hoàn hảo nếu nhưanh ta không sống trong
một cộng đồng. Hai cuốn sách của ông Đạo đức Nicomacheanvà Chính trịphải
được đọc theo đúng trật tự đó.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đặc biệt: một sự bình an
của tâm hồn, hay là ataraxia. Chủ nghĩa hoài nghi là một thách thức cho chủ nghĩa
giáo điều, hay là cho những người nghĩ rằng họ đã tìm ra sự thật[2].
Sextus chú ý rằng độ tin cậy của sự cảm nhận có thể bị nghi vấn, bởi vì đó là một
đặc tính riêng của người cảm nhận. Vẻ bề ngoài của những vật riêng rẽ có thể thay
đổi phụ thuộc vào việc nó có xuất hiện cùng với một nhóm hay không: ví dụ, vỏ
bào của sừng dê có vẻ như là màu trắng khi được cạo và tách ra riêng, thế nhưng
sừng khi còn nguyên vẹn là màu đen. Một thanh bút chì, khi nhìn theo chiều dài,
giống như là một que dài; nhưng khi được nhìn từ đầu mũi, nó chỉ giống như một
hình tròn.
Chủ nghĩa hoài nghi được hồi sinh trong giai đoạn hiện đại bởi Michel de
Montaigne và Blaise Pascal. Tuy nhiên người tiêu biểu nhất và ủng hộ mạnh mẽ
chủ nghĩa này nhất là David Hume. Hume lý luận rằng chỉ có hai loại lý luận, là có
khả năng xảy ra và có luận chứng (probable/demonstrative) (xem Cái nĩa của
Hume). Cả hai dạng lý luận này đều không thể đưa chúng ta đến niềm tin về sự tồn
tại liên tục của một thế giới bên ngoài. Lý luận có luận chứng không thể nào làm
điều này, bởi vì chỉ có luận chứng thôi không đủ để thiết lập sự đồng nhất của tự
nhiên (chẳng hạn như là nắm bắt được bởi các quy luật và định luật khoa học). Lý
luận suông không thể thiết lập được rằng tương lai sẽ giống như quá khứ. Chúng
ta có một số niềm tin nhất định về thế giới (ví dụ như là Mặt Trời sẽ mọc ngày
mai), nhưng những niềm tin này là sản phẩm của thói quen và truyền thống, và
không phụ thuộc vào lý luận. Thế nhưng lý luận về khả năng xảy ra, mà mục đích
là đưa chúng ta đi từ những điều quan sát được đến những điều không quan sát
được, cũng không thể làm được điều này, bởi vì nó cũng phụ thuộc vào tính đồng
nhất của tự nhiên, và không thể nào chứng minh mà không thể đi vào lý luận vòng
quanh bằng cách viện dẫn sự đồng nhất. Hume kết luận rằng không có lời giải đáp
cho các lý luận hoài nghi ngoại trừ việc mặc kệ nó[3].
Nhiều triết gia đã nghi vấn các lập luận hoài nghi như vậy. Câu hỏi liệu là chúng ta
có thể đạt được kiến thức, tức là "kiến thức của thế giới bên ngoài", là dựa trên
dựa trên một tiêu chuẩn cao thế nào mà chúng ta muốn đánh giá. Nếu chúng ta đặt
ra một tiêu chuẩn cao, thì chỉ những điều không còn nghi ngờ gì được và những
điều không sai lầm mới đưa lại kiến thức. Nếu chúng ta đặt tiêu chuẩn quá thấp,
thì chúng ta chấp nhận những điều điên rồ và những ảo tưởng trở thành những
"kiến thức" của chúng ta. Tuy nhiên, ngay cả khi những vấn đề này đã được giải
quyết, trong mọi trường hợp, chúng ta phải hợp thức hóa các tiêu chuẩn cho việc
hợp thức hóa, dẫn đến việc thoái lui vô hạn (được biết đến như là "chủ nghĩa hoài
nghi thoái lui")[4].
Chủ nghĩa lý tưởng
Bài chi tiết: Chủ nghĩa lý tưởng
Immanuel Kant
"Chủ nghĩa lý tưởng" là một học thuyết cho rằng hiện thực là hoàn toàn giới hạn
bởi đầu óc của chúng ta. Mặc dù nó phụ thuộc vào quan điểm của Réne Descartes
rằng những gì có trong đầu chúng ta được biết trước những điều được biết thông
qua các giác quan, chủ nghĩa lý tưởng bắt đầu chính thức bởi George Berkeley.
Berkeley lý luận[5] rằng không có những khác biệt về bản chất giữa các trạng thái
tinh thần, như là cảm giác đau đớn, và những gợi ý từ các giác quan. Không có
một thứ gì có thể phân biệt được, ví dụ, giữa độ nóng của một đống lửa, và nỗi đau
nó tạo ra cho chúng ta. "Trạng thái" chúng ta cảm nhận chứa trong đó tính chất
"được cảm nhận" của nó (esse của nó là percipi), và ý kiến "phổ biến một cách lạ
lùng trong loài người" rằng nhà cửa, sông núi và sông suối tồn tại độc lập trước
khi bất kì ai cảm đó cảm nhận chúng, là sai.
Các dạng của chủ nghĩa lý tưởng khá phổ biến trong triết học từ thế kỉ 18 đến
những năm đầu của thế kỉ 20. Chủ nghĩa lý tưởng siêu việt (Transcendental
Idealism), được ủng hộ bởi Immanuel Kant, cho rằng có những giới hạn về những
điều có thể hiểu được nếu như nó không được đem ra đánh giá trong những điều
kiện khách quan. Kant viết cuốn Critique of Pure Reason (Chỉ trích về lý luận
thuần túy) (1781/1787) trong một cố gắng hòa giải các cách tiếp cận trái ngược
nhau của rationalism và empiricism và thiết lập một nền tảng mới để nghiên cứu
siêu hình học. Mục đích của Kant với tác phẩm này là nhìn vào những gì chúng ta
biết và sau đó xem xét những điều gì phải đúng theo cách mà chúng ta biết. Một ý
tưởng chính là có những đặc tính cơ bản của hiện thực thoát khỏi những kiến thức
trực tiếp của chúng ta bởi vì những giới hạn tự nhiên của khả năng con người[6].
Phương pháp của Kant là theo mô hình của Euclid, mặc dù cuối cùng thì ông thừa
nhận rằng lý luận thuần túy và không đủ để khám phá tất cả sự thật. Các tác phẩm
của Kant được tiếp nối trong các tác phẩm của Johann Gottlieb Fichte, Friedrich
Schelling và Arthur Schopenhauer.
Triết lý của Kant, được biết đến như là chủ nghĩa lý tưởng siêu việt, sau này được
làm cho trừu tượng và tổng quát hóa hơn, trong một phong trào được biết đến như
là lý tưởng Đức, một dạng của lý tưởng tuyệt đối. Chủ nghĩa lý tưởng Đức đã trở
nên phổ biến với sự xuất bản tác phẩm của G. W. F. Hegel vào năm 1807 mang
tựa đề Phenomenology of Spirit (Hiện tượng Tinh thần). Trong tác phẩm này,
Hegel khẳng định rằng mục đích của triết học là chỉ ra những mâu thuẫn hiển
nhiên trong kinh nghiệm sống của loài người (xảy ra, chẳng hạn như, từ việc nhận
thức được rằng mỗi bản thân là vừa là cá nhân chủ động vừa là một người chứng
kiến thụ động những gì có trong thế giới) và phải làm xóa bỏ đi những mâu thuẫn
đó bằng cách làm cho chúng tương thích lẫn nhau. Quá trình này được gọi là
"Hegelian dialectic". Các triết gia theo truyền thống của Hegel bao gồm Ludwig
Andreas Feuerbach, Karl Marx, Friedrich Engels và đôi khi những người Anh theo
chủ nghĩa lý tưởng.
Đa số triết lý của thế kỉ 20, bao gồm cả chủ nghĩa hiện tượng lục địa (Continental
phenomenology) và trường phái triết học phân tích của Anh-Mỳ, có liên quan đến
việc phủ nhận chủ nghĩa lý tưởng, và những giả thuyết của Descartes ẩn dưới đó.
Chủ nghĩa thực dụng
Bài chi tiết: Chủ nghĩa thực dụng
William James
Vào cuối thế kỷ 19, hai triết gia Mỹ, Charles Peirce và William James, đã đồng
sáng lập ra học thuyết "chủ nghĩa thực dụng" (pragmatism). Về sau học thuyết này
được John Dewey phát triển thành thuyết công cụ (instrumentalism). Những người
theo chủ nghĩa thực dụng cho rằng chân lý của đức tin không nằm trong sự tương
hợp của họ với thực tại mà nằm ở sự hữu ích và hiệu quả. Bởi lẽ, sự hữu ích của
bất kỳ đức tin nào, trong bất kỳ thời điểm nào, có thể phụ thuộc vào hoàn cảnh.
Peirce và James đã khái niệm hóa chân lý cuối cùng là cái chỉ được thiết lập trong
tương lai, tức cái được đúc k...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một Số Vấn Đề Hoàn Thiện Kế Toán Hoạt Động Đầu Tư Góp Vốn Liên Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D MỘT GIÁM ĐỐC BẢO TÀNG MỚI KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ HÀNH CHÍNH Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết Công nghệ thông tin 0
D vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
N Các vấn đề ứng dụng trong SGK toán 10 thí điểm Luận văn Kinh tế 0
T Vấn đề tuyển dụng nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
X Định giá doanh nghiệp các vấn đề nan giải ở các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Đề án Vấn đề khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
S Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả kinh doanh Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh La Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top