Download miễn phí Khóa luận Các vấn đề ứng dụng trong SGK toán 10 thí điểm





MỤC LỤC

 MỞ ĐẦU Trang

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Các nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Cấu trúc khoá luận 2

5 Đóng góp mới của đề tài 2

 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

 1.1. Ứng dụng toán học là gì và tại sao phải tăng cường ứng dụng toán học. 3

 1.1.1 Thế nào là ứng dụng toán học? Ý nghĩa của vấn đề ứng dụng toán học? 3

 1.1.2 Cơ sở khoa học của vấn đề ứng dụng toán học trong dạy học toán ở nhà trường. 4

 1.1.3 Tại sao phải tăng cường ứng dụng toán học. 6

 1.2 Các cách và biện pháp để thực hiện các ứng dụng toán học. 7

 1.2.1 Các cách để thực hiện các ứng dụng trong lĩnh vực ngoài toán học. 7

 1.2.2 Các biện pháp tăng cường ứng dụng trong dạy học toán. 13

 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG TOÁN HỌC TRONG SGK TOÁN LỚP 10 16

 2.1 Vấn đề ứng dụng toán học trong SGK toán lớp 10 16

 2.1.1 Vài nét về mạch ứng dụng và tăng cường ứng dụng trong chương trình và SGK toán THCS 16

 2.1.2 Vấn đề ứng dụng trong SGK toán lớp 10 17

 2.2 Hệ thống hoá các tình huống ứng dụng trong SGK toán lớp 10 theo chương trình mới và hiện hành. 17

 

2.2.1 Hệ thống hoá các tình huống ứng dụng trong SGK toán 10 theo chương trình thí điểm.

18

 2.2.2 Hệ thống hoá các tình huống ứng dụng trong SGK toán 10 hiện hành. 41

 2.3 Đánh giá bước đầu về việc tăng cường ứng dụng trong SGK toán lớp 10. 45

 2.3.1 Tình hình ứng dụng trong chương trình SGK toán lớp 10. 45

 2.3.2 Đánh giá bước đầu về việc tăng cường ứng dụng trong SGK toán lớp 10. 46

 KẾT LUẬN 48

 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ã thiết lập các mô hình khi giải các bài toán bậc 1, bậc 2, những phương trình hay hệ phương trình mà các em thành lập được chính là các mô hình toán học theo đúng nghĩa của nó. Những điều vừa đề cập trên đây khẳng định tầm quan trọngcủa mô hình và khả năng xây dựng mô hình toán học mà học sinh cần được luyện tập trong suốt quá trình học toán ở nhà trường phổ thông để có khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn.
b.3) Cần và có thể đưa một số ứng dụng của các kiến thức toán học vào chương trình ngay sau khi học những kiến thức đó nhằm minh hoạ cho vai trò ứng dụng của toán học, đồng thời đem lại cho học sinh vừa là hiểu biết, vừa là vốn kiến thức để vận dụng ngay hay là sau này khi đã ra trường. Sau các chương, mục, hay có khi sau một khái niệm thường có đưa các ứng dụng vào thực tiễn: trong kinh tế, trong quốc phòng và trong các hoạt động khác của đời sống xã hội dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn, tuỳ theo trình độ của học sinh: tranh ảnh có chú thích, hệ thống bài tập, mục ứng dụng vào thực tiễn.
Đặc biệt là qua hệ thống bài tập thực hành, hệ thống này có tác dụng quan trọng trong việc làm cho học sinh hình thành thói quen và phát triển kĩ năng vận dụng toán học vào thực tiễn.
SGK của chúng ta hiện nay tuy đã chú ý tới điều đó, đặc biệt là đối với hệ thống bài tập, song còn ít và nặng về lý thuyết, chưa khai thác hết các ứng dụng và nhất là chưa giải quyết tốt việc xây dựng một hệ thống bài tập thực hành bao gồm những nội dung vừa có nội dung thiết thực vừa yêu cầu rèn luyện những thói quen và kĩ năng vận dụng cần thiết.
b4) Cần đưa ra những kiến thức cơ bản tối thiểu (phù hợp với trình độ học sinh) và tương đối có hệ thống của một vài môn toán ứng dụng hiện đang có vai trò rất quan trọng đối với khoa học, kĩ thuật, sản xuất và đời sống. Đây là một vấn đề còn mới mẻ, cần trao đổi, thảo luận nhiều và phải trải qua một giai đoạn làm thử mới có thể đi tới những kết luận tương đối thoả đáng.
Trên cơ sở chương trình SGK, người giáo viên cần có những biện pháp tổ chức, điều khiển, chọn lọc, sắp xếp nội dung, tình huống ứng dụng nhằm làm nổi rõ hơn các ứng dụng toán học, nhấn mạnh toán học gắn liền với thực tiễn, có tính trừu tượng cao độ nhưng có ý nghĩa quan trọng của khoa học, công nghệ và đời sống. Người thầy giáo cần tránh tư tưởng máy móc trong việc liên hệ toán học với thực tiễn, phải thấy rõ mối liên hệ này, đặc biệt là vai trò công cụ của môn toán đối với học khác.
Tóm lại:
1. Một trong những nguyên lý quan trọng của dạy học toán là kết hợp lý luận với thực tiễn. Vì vậy, tăng cường ứng dụng là nhằm quán triệt tốt hơn nữa nguyên lý giáo dục.
2. Một số biện pháp chính để tăng cường ứng dụng toán học:
- Luôn luôn có ý thức làm sáng tỏ nguồn gốc thực tiễn và ứng dụng thực tiễn của toán học.
- Tập cho học sinh thói quen "toán học hoá" các tình huống thực tiễn.
- Cố gắng thực hiện ứng dụng ở mức độ thích hợp trong khi học kiến thức mới.
- Đưa những kiến thức cơ bản, tối thiểu, có hệ thống của một vài môn toán ứng dụng phù hợp với trình độ học sinh.
CHƯƠNG 2
VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG TOÁN HỌC TRONG
SGK TOÁN LỚP 10
Trong chương trình này khoá luận sẽ trình bày vấn đề ứng dụng toán trong chương trình SGK toán 10 và thông qua hệ thống hoá các tình huống ứng dụng, đưa ra những đánh giá bước đầu về việc tăng cường ứng dụng của SGK thí điểm so với SGK hiện hành.
2.1 VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG TRONG SGK TOÁN LỚP 10
2.1.1 Vài nét về mạch ứng dụng và việc tăng cường ứng dụng trong chương trình và SGK toán THCS
Trong thời gian qua, chương trình và SGK Toán THCS theo chương trình mới đã có sự tăng cường và thể hiện rõ nét hơn những ứng dụng của toán học đặc biệt ở lĩnh vực ngoài toán học.
Sự tăng cường không những thể hiện ở sự tăng lên rõ rệt về số lượng các tình huống mà còn thể hiện ở sự mở rộng phạm vi, sự đa dạng, sinh động về hình thức và phương pháp thể hiện các tình huống ứng dụng. Nói cách khác, tư tưởng chỉ đạo "tăng cường và làm rõ nét hơn nữa mạch ứng dụng toán học" đã được quán triệt và thể hiện một cách xuyên suốt, thường xuyên hơn, sinh động hơn, ở mức độ đơn giản, phù hợp với trình độ chung của học sinh. Đối với học sinh THCS, việc quan tâm đến vấn đề ứng dụng trong dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan quan trọng vì đây là cấp học cơ sở của bậc trung học, cung cấp học vấn phổ thông cơ bản đã được trang bị bước đầu ở tiểu học, tạo điều kiện để học tiếp THPT. Đồng thời đây cũng là thời kì bắt đầu hình thành các yếu tố nền móng của năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn.
Việc hệ thống hoá các tình huống ứng dụng trong SGK toán THCS theo chương trình mới không những cho phép đánh giá một cách khoa học việc thực hiện quan điểm chỉ đạo đó mà còn là một khâu quan trọng không thể thiếu được, nhằm chủ động và tích cực góp phần chuẩn bị một cách hiệu quả cho việc tăng cường ứng dụng trong thực tiễn dạy học toán ở nhà trường.
Tuy nhiên, ở SGK toán THCS theo chương trình mới, việc ứng dụng toán học vẫn chủ yếu thực hiện trong nội bộ môn toán, các tình huống ứng dụng ngoài toán nói chung chưa được quan tâm đúng mức, thường xuyên.
Do đó, để có mạch logic với vấn đề ứng dụng trong môn toán ở THPT nói chung và ở lớp 10 nói riêng. Tư tưởng ứng dụng được tiếp tục thể hiện một cách có hệ thống, chủ động và xuyên suốt như thế nào? Chúng tôi, trên cơ sở nghiên cứu SGK, trên cơ sở so sánh với SGK hiện hành từ đó bước đầu đánh giá trả lời câu hỏi.
2.1.2 Vấn đề ứng dụng trong SGK toán lớp 10
Trong phạm vi đề tài này, chúng tui quan tâm đến những ứng dụng ngoài toán học. Những ứng dụng loại này bao gồm ứng dụng toán học để giải quyết các vấn đề hay bài tập của môn khác và ứng dụng toán học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Còn những ứng dụng trong nội bộ môn toán được thể hiện thường xuyên và ở hầu hết các nội dung toán học.
Trong SGK toán, nói chung việc vận dụng kiến thức toán trong quá trình dạy học các môn khác được thực hiện theo 2 hướng:
- Xây dựng, củng cố kiến thức các môn khác trong khi hình thành khái niệm toán học.
- Kết hợp chỉ ra những kiến thức toán học được vận dụng trong những loại bài tập tương ứng của một số môn học.
Đối với việc ứng dụng toán trong những tình huống thực tiễn, việc diễn đạt các tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học là một nhiệm vụ bao trùm, một lĩnh vực rộng lớn của hiểu biết toán học, của giải toán và đào tạo quan niệm toán học. Vì vậy, những bài toán có nội dung thực tiễn trong SGK có tác dụng giáo dục to lớn, là quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình môn toán.
2.2 HỆ THỐNG HOÁ CÁC TÌNH HUỐNG ỨNG DỤNG TRONG SGK TOÁN LỚP 10 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI VÀ HIỆN HÀNH
Các tình huống ứng dụng toán trong lĩnh vực ngoài toán trong SGK sẽ được hệ thống hoá (trên cơ sở thống kê):
- Loại 1: ứng dụng trong dạy học các môn khác
+ Bảng 1.1: Các tình huống vận dụng theo hướng 1, tức là xây dựng, củng cố kiến thức các môn khác trong khi hình thành khái niệm toán học.
+ Bảng 1.2: Các tình huống vận dụng theo hướng 2, tức là kết hợp chỉ ra những kiến thức toán học được sử dụng trong những loại bài tập tương ứng của một số môn học khác.
- Loại 2: ứng dụng vào thực tiễn đời sống.
+ Bảng 2: Các tình huống ứng dụng vào thực tiễn.
2.2.1 Hệ thống các tình huống ứng dụng trong SGK toán 10 theo chương trình thí điểm
Bảng 1.1:
STT
Tình huống
Nhận xét
1
VD 1 (Đ1. Mệnh đề / tr4)
Chúng ta hãy xét các câu sau đây:
a) Hà Nội là thủ đô của Việt Nam.
b) Thượng Hải là một thành phố lớn của ấn Độ.
Câu a) là câu khẳng định đúng.
Câu b) là câu khẳng định sai.
Từ kiến thức về địa lý tự nhiên để hình thành khái niệm mệnh đề.
2
VD1 (Đ1. Hàm số / tr4)
Trích bảng thông báo lãi suất tiết kiệm của một ngân hàng:
Loại kì hạn
VNĐ (% tháng) lãnh lãi cuối kì áp dụng từ 13/6/02
1 tháng
0,40
2 tháng
0,50
3 tháng
0,55
6 tháng
0,60
12 háng
0,65
24 tháng
0,70
Tìm số phần trăm lãi suất nếu gửi tiết kiệm loại kì hạn 6 tháng.
Sử dụng kiến thức về địa lí kinh tế để hình thành khái niệm hàm số dựa trên quy tắc f tìm số phần trăm lãi suất s tuỳ theo loại kì hạn k tháng:
S = f(k)
3
VD (Đ1. Một vài khái niệm cơ bản/ tr 152)
Theo tính toán của Bộ giao thông vận tải, nhu cầu vốn cho hạ tầng giao thông vận tải đến năm 2010 là 580.600 tỉ, trong đó đường bộ: 189.000 tỉ; đường biển: 21.900 tỉ; hàng không: 19200 tỉ; giao thông đô thị: 109000 tỉ và giao thông nông thôn: 86500 tỉ.
(Thời báo kinh tế Việt Nam 16 - 12 - 2002).
Tổng số người bị nhiễm HIV/AIDS trên toàn thế giới năm 2002 là 42 triệu; trong đó người lớn 38,6 triệu (phụ nữ: 19,2 triệu); trẻ em dưới 15 tuổi: 3,2 triệu; vùng sa mạc Sahara Châu Phi: 29,4 triệu; các nước Nam và Đông Nam á: 6 triệu; Mĩ la tinh: 1,5 triệu; Đông á - Thái Bình Dương: 1,2 triệu; Đông Âu - Trung á: 1,2 triệu; Bắc Mĩ: 980000; Tây Âu: 570.000; Bắc Phi - Trung Đông: 550.000; Caribe: 440.000. (Báo lao động 28/11/2002).
Sử dụng kiến thức về địa lý kinh tế, xã hội để tiếp tục hình thành và củng cố khái niệm về thống kê mô tả.
4
VD1 (Đ3. Các số đặc trưng của mẫu số liệu /tr163).
Một nhà thực vật học đo chiều dài của 74 chiếc lá cây và th...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một Số Vấn Đề Hoàn Thiện Kế Toán Hoạt Động Đầu Tư Góp Vốn Liên Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D MỘT GIÁM ĐỐC BẢO TÀNG MỚI KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ HÀNH CHÍNH Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết Công nghệ thông tin 0
D vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
T Vấn đề tuyển dụng nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
X Định giá doanh nghiệp các vấn đề nan giải ở các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Đề án Vấn đề khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
S Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả kinh doanh Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh La Luận văn Kinh tế 0
H Những vấn đề lí luận về kinh tế đối ngoại, phân tích hiện trạng của vấn đề và đưa ra các giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top