dongxuanhathu44

New Member

Download miễn phí Đồ án Công nghệ sản xuất dầu từ hạt cao su





Nguyên liệu nhân hạt cao su được bảo quản trong kho có nhiệt độ thường thông thoáng gió tránh sự hư hại do côn trùng, do sự hô hấp của hạt, hạt được đưa đi làm sạch, loại bỏ tạp chất trước khi đưa vào chế biến ở các công đoạn sau. Ở giai đoạn bóc tách vỏ, ta bóc vỏ bằng tay và tách lấy nhân của hạt cao. Phần nhân được đưa vào nghiền bằng máy cán trục, khi đạt yêu cầu bột nghiền được đưa vào nồi chưng sấy. Đây là giai đoạn chuẩn bị để đưa nguyên liệu vào ép sơ bộ. Sau quá trình ép sơ bộ, dầu được tách riêng ra, làm sạch thu được dầu thô.
Hạt cao su được bỏ trong bao, bảo quản nơi thoáng gió không ẩm ướt, thời gian bảo quản là 20-40 ngày trước khi đưa vào sản xuất, lúc này hạt cao su có các thành phần như: ẩm 22.6%, dầu 29.8%, protein thô 15.3%, HCN 361mg/kg. Việc bảo quản một thời gian dài trước khi chế biến nhằm làm cho hàm lượng HCN trong hạt cao su giảm đến 50%. Ngoài ra hàm lượng dầu của hạt cũng tăng lên đáng kể sau khi bảo quản 20-40 ngày. Tuy nhiên nếu như ta tiếp tục bảo quản hạt thì hàm lượng dầu không tăng mà lại rất dể xảy ra sự hư hỏng của hạt, dầu trong hạt sẽ bị oxy hóa, và chỉ số acid tăng do hoạt động của enzyme lipase.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lượng, hiệu suất nhiệt, sự tiêu thụ nhiên liệu riêng.
Độ xuyên phun, góc nón, cỡ giọt cho thấy quá trình phun dầu cao su thô thì có sự khác biệt với nhiên liệu diesel. Nhưng dầu cao su được tinh luyện và được xử lý bằng phản ứng chuyển vị ester với tác nhân methanol dư khi có mặt xúc tác là NaOH đã cải thiện được các tính chất này.
Các tính chất nhiên liệu của methyl ester tổng hợp từ dầu hạt cao su được đưa ra trong bảng 1.8. Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng nhiên liệu cũng được đưa ra trong bảng này.
Bảng 7 – Tính chất của ester từ dầu hạt cao su với các ester của dầu khác.
Tính chất
Tiêu chuẩn kiểm tra
Tiêu chuẩn của biodiesel ASTM 6751 - 02
Methyl ester từ dầu hạt cao su
Methyl ester từ dầu hạt cải
Methyl ester từ dầu hạt cây bông
Methyl ester từ dầu hạt đậu nành
Tỷ trọng
ASTM
D4052
0.87 – 0.90
0.874
0.882
0.874
0.885
Nhiệt trị, MJ/kg
ASTM
D240
-
36.5
37.00
40.32
39.76
Độ nhớt ở 40oC, mm2/s
ASTM 445
1.9 – 6.0
5.81
4.5
4.0
4.08
Điểm chớp cháy, oC
ASTM D93
> 130
130
170
70
69
Điểm đông đặc, oC
ASTM2500
-3 – 12
4
-4
NA
-2
Điểm chảy, oC
ASTM D97
-15 - 10
-8
-12
-15
-3
Chỉ số acid, mgKOH/g
ASTMD974
0.8
0.118
NA
NA
Hầu hết các tính chất của ester đều khá tương thích với các tính chất của dầu diesel và các loại ester từ các dầu khác. Phân tích sắc ký chứng tỏ rằng biodiesel chứa chủ yếu là C18. Thành phần C, H, O lần lượt là 76,85; 11,82; 11,32%. Kết quả thu được cho thấy, quá trình chuyển vị ester đã làm tăng các tính chất nhiên liệu của dầu như tỉ trọng, độ nhớt, điểm chớp cháy và chỉ số acid. Bảng so sánh cũng cho thấy các giá trị của biodiesel từ dầu hạt cao su gần với dầu diesel hơn là dầu chưa tinh luyện. Do độ nhớt của biodiesel khá gần với của dầu diesel, nên không cần có một thay đổi đáng kể nào trong động cơ khi sử dụng loại biodiesel này. Nhiệt trị của ester thấp hơn của diesel vì hàm lượng O trong nó. Sự có mặt của oxy trong biodiesel giúp tăng sự đốt cháy hoàn toàn của nhiên liệu trong động cơ. Điểm chớp cháy của dầu hạt cao su sau khi chuyển vị ester bị giảm xuống nhưng vẫn cao hơn của dầu diesel. Phối trộn biodiesel vào diesel sẽ làm tăng điểm chớp cháy của nhiên liệu. Do đó, sẽ an toàn hơn khi tồn trữ hỗn hợp biodiesel-diesel hơn là diesel 100%.
Sản xuất chế phẩm acid stearic
Ở Srilanka, nguồn để sản xuất acid stearic là dầu cao su. Việc hydro hóa dầu cao su từ các acid béo cho hiệu suất 80% (v/v) acid stearic.
Sử dụng trong dầu phun
Dầu cao su được sử dụng trong dầu phun với tỉ lệ 3 : 1, dùng để làm thuốc diệt nấm trong không khí.
Sử dụng bã khô dầu cao su làm thức ăn chăn nuôi
Công dụng của bánh dầu cao su, phụ phẩm của quá trình khai thác dầu từ nhân hạt cao su đã được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi nhiều nước nhiệt đới như Srilanka, Malaysia và có nhiều thử nghiệm đã được tiến hành.
Bánh dầu cao su có hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cao hơn cả bánh dầu hạt đậu nành và nó là một nguồn bổ sung protein cho thức ăn gia súc. Thành phần giàu lysine, phenylalanine và valine hơn ngô, ngoài ra hạt cao su còn giàu isoleucine, leucine, threonine và valine hơn cả tiêu chuẩn của FAO.
Bảng 8– Thành phần acid amin của hạt cây cao su
Các acid amin không quan trọng
(g/100g protein)
Các acid amin quan trọng
(g/100g protein)
Aspartic
11.18 ± 1.57
Threonine
3.72 ± 0.42
Serine
5.89 ± 0.38
Valine
7.08 ± 0.27
Glutamic
16.13 ± 0.34
Methionine
1.37 ± 0.31
Glycine
5.14 ± 0.00
Lysine
2.46 ± 0.41
Histidine
2.95 ± 0.25
Isoleucine
3.28 ± 0.04
Arginine
12.45 ± 0.19
Leucine
6.81 ± 0.08
Alanine
4.71 ± 0.15
Phenylalanine
4.88 ± 0.46
Proline
6.77 ± 0.02
Cysteine
0.78 ± 0.79
Tyrosine
2.88 ± 0.25
Bảng 9 – So sánh thành phần acid amine của protein hạt cao su với các loại protein khác.
Acid amine
(mg/16 g Nitrogene)
Tiêu chuẩn của FAOa
Hạt cao su
Trứnga
Đậu nànhb
Ngôa
Isoleucine
2.8
3.28
6.6
4.62
4.7
Leucine
6.6
6.81
8.8
7.72
13.2
Lysine
5.8
4.26
6.6
6.08
2.9
Phenylalanine
4.88
5.8
4.84
4.6
Tyrosine
6.3c
2.88
5.0
1.24
6.2
Methionine
2.5d
1.37
3.1
1.22
1.9
Threonine
3.4
3.72
5.0
3.76
4.0
Tryptophan
1.1
NP
1.7
3.39
0.6
Valine
3.5
7.08
7.4
4.59
5.3
NP: không có mặt
a Dữ liệu báo cáo về nhu cầu protein của FAO/WHO (1991)
b Bau et al. (1994)
c Tyrosine + phenylalanine
d Methionine + cycteine
Từ những kết quả nghiên cứu, Buvanendran và Siriwardene (1970) cũng khuyến cáo rằng bánh dầu cao su rất hữu dụng trong việc thay thế bánh dầu dừa trong khẩu phần cho gà đến 20%. Kết quả cũng không khác đáng kể trong việc thu nhận trứng gà tươi khi nuôi những con gà mái bằng những khẩu phần ăn chứa 55% bánh dầu cao su. Thuoc (1968) đã chứng tỏ rằng nhân hạt cao su sấy khô có thể sử dụng phối hợp với tỉ lệ 10% trong khẩu phần ăn của gà thịt ở giai đoạn sắp xuất chuồng và 20% trong khẩu phần ăn cho heo trong giai đoạn này mà không làm ảnh hưởng xấu đến khẩu phần ăn, sự tăng thể trọng, hiệu suất chuyển hóa thức ăn hay sức khỏe.
Tại Việt Nam, Phạm Thị Lam Phương (1990) đã nghiên cứu sử dụng khẩu phần ăn cho gà chứa 5, 10, 15% và thấy rằng gà phát triển tốt nhất khi bổ sung thêm 10% bánh dầu cao su với 0.15% methionine tinh thể. Ở 1 nghiên cứu khác, Triều Tuyết Mai (1991) đã bổ sung vào khẩu phần gà mái 10% bánh dầu cao su và kết luận sự có mặt của lượng bánh dầu này không ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng trứng, khối lượng trứng và hiệu suất ăn. Ở quy mô hộ gia đình, Le Teo (1999) đã cho thấy trong khẩu phần ăn của gà nuôi co thể cho đến 30% bánh dầu cao su.
Đáng chú ý là tất cả những nghiên cứu và thực hành trên đây đều tiến hành với hạt cao su đã tách nhân và trích lấy dầu.
PHẦN II:
CÔNG NGHỆ
CÔNG NGHỆ THU NHẬN DẦU THÔ:
Sơ đồ khối:
Hạt cao su
Làm vở hạt
Nghiền
Chưng sấy
Tách vỏ
Nghiền
Bánh dầu
ép
Trích ly
Đuổi dung môi
Lọc
Dầu thô
Dầu thô
Giải thích quy trình:
Nguyên liệu nhân hạt cao su được bảo quản trong kho có nhiệt độ thường thông thoáng gió tránh sự hư hại do côn trùng, do sự hô hấp của hạt, hạt được đưa đi làm sạch, loại bỏ tạp chất trước khi đưa vào chế biến ở các công đoạn sau. Ở giai đoạn bóc tách vỏ, ta bóc vỏ bằng tay và tách lấy nhân của hạt cao. Phần nhân được đưa vào nghiền bằng máy cán trục, khi đạt yêu cầu bột nghiền được đưa vào nồi chưng sấy. Đây là giai đoạn chuẩn bị để đưa nguyên liệu vào ép sơ bộ. Sau quá trình ép sơ bộ, dầu được tách riêng ra, làm sạch thu được dầu thô.
Hạt cao su được bỏ trong bao, bảo quản nơi thoáng gió không ẩm ướt, thời gian bảo quản là 20-40 ngày trước khi đưa vào sản xuất, lúc này hạt cao su có các thành phần như: ẩm 22.6%, dầu 29.8%, protein thô 15.3%, HCN 361mg/kg. Việc bảo quản một thời gian dài trước khi chế biến nhằm làm cho hàm lượng HCN trong hạt cao su giảm đến 50%. Ngoài ra hàm lượng dầu của hạt cũng tăng lên đáng kể sau khi bảo quản 20-40 ngày. Tuy nhiên nếu như ta tiếp tục bảo quản hạt thì hàm lượng dầu không tăng mà lại rất dể xảy ra sự hư hỏng của hạt, dầu trong hạt sẽ bị oxy hóa, và chỉ số acid tăng do hoạt động của enzyme lipase.
Mặt khác, sau thời gian bảo quản trên hàm lượng ẩm của nguyên liệu cũng giảm đi trong quá trình bảo quản, đây là điều rất thuận lợi cho quá trình nghiền sau này, bởi vì nếu như hạt quá ẩm...
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ pqnghiep1354:
bạn cho mình xin tài liệu này với nha. thanks


Bạn download tại đây

Nhớ thank cho tác giả nhé
 
Top