hunter_yunakiss

New Member
Download Đề tài Khảo sát sắc phong tại huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An

Download miễn phí Đề tài Khảo sát sắc phong tại huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Mục đích ý nghĩa của đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Kết cấu khoá luận 4
NỘI DUNG 5
Chương 1: Khái quát về vùng đất Hưng Nguyên và nền giáo dục cổ 5
1.1. Vị trí địa lý và tự nhiên 5
1.2. Danh xưng Hưng Nguyên 6
1.3. Văn hoá tín ngưỡng và nền giáo dục cổ 9
1.3.1. Văn hoá tín ngưỡng 9
1.3.2. Nền giáo dục cổ 12
Chương 2: Khái quát sắc phong Tại huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An 15
2.1. Khái quát sắc phong tại huyện Hưng Nguyên 15
2.1.1. Khái quát chung về sắc phong 15
2.1.2. Hiện trạng sắc phong tại huyện Hưng Nguyên 16
2.2. Nội dung sắc phong tại huyện Hưng Nguyên 19
2.2.1. Sắc phong nhân vật 19
2.2.2. Sắc phong thần 22
2.3. Hình thức sắc phong 22
2.3.1. Hoa văn trang trí 22
2.3.2. Chữ viết 26
2.3.3. Kích cỡ của các đạo sắc 28
2.3.4. Bố cục 31
Chương 3: Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong tại huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An 32
3.1. Sắc phong tại nhà thờ Đinh Bạt Tuỵ 32
3.2. Sắc phong tại đình làng Bùi Ngoã 44
3.3. Sắc phong tại nhà thờ họ Lê Sĩ 55
3.4. Sắc phong tại nhà thờ Nguyễn Trọng chi Nguyễn Thái Bạt 63
3.5. Sắc phong tại nhà thờ Trạng nguyên Bạch Liêu 67
3.6. Sắc phong tại nhà thờ họ Ngô 73
3.7. Sắc phong tại đền thờ Thánh Vương Bạch Đế 80
3.8. Sắc phong tại đền thờ đức thánh lớn 82
3.9.Sắc phong tại nhà thờ họ Hoàng 85
3.10. Sắc phong tại đền Xuân Hoà 92
KẾT LUẬN 99
Phần phụ lục
Tài liệu tham khảo 102
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

g Nguyên có cả sắc thời Lê và sắc thời Nguyễn, mỗi thời có mỗi cách viết khác nhau và bố cục khác nhau nên bố cục của văn bản cũng có phần khác nhau. Sau quá trình khảo sát, người nghiên cứu nhận thấy bỗ cục của sắc phong thờ Lê và sắc phong thời Nguyễn có khác nhau chút ít. Cụ thể là:
- Sắc phong thời Lê được chia làm bốn phần:
Phần thứ nhất: mở đầu bằng chữ ‘sắc”, nêu lên tên tự và mỹ tự, tước hiệu mà thời trước đã phong tặng.
Phần thứ hai: ca ngợi công lao và chỉ thị cho đối tượng cấp sắc.
Phần tứ ba: nêu nguyên nhân cấp sắc và gia phong mỹ tự, tước hiệu, kết thúc bằng chữ “cố sắc”.
Phần thứ tư: niên hiệu, ngày tháng và đóng dấu “Sắc mệnh chi bảo”.
- Sắc phong thời Nguyễn cũng được chia làm bốn phần, nhưng có một số điểm khác nhau:
Phần thứ nhất: mở đầu bằng chữ “sắc” hay “sắc chỉ”, nêu quê quán phụng sự, mỹ tự, tên tuổi của người được cấp sắc.
Phần thứ hai: ca ngợi công đức và nêu lý do cấp sắc.
Phần thứ ba: gia phong tước hiệu và chỉ thị cho đối tượng, kết thúc bằng từ “Khâm tai”
Phần thứ tư: niên hiệu, ngày tháng và đóng dấu “Sắc mệnh chi bảo”
Chương 3:
PHIÊN ÂM, DỊCH NGHĨA CÁC VĂN BẢN SẮC
PHONG TẠI HUYỆN HƯNG NGUYÊN TỈNH NGHỆ AN
Sắc phong nhà thờ Đinh Bạt Tụy.
3.1.1 Đinh Bạt Tụy và nhà thờ họ Đinh.
Ngày 17 tháng 4 năm 1589, khi đang trên đường hành quân đi đánh giặc thống nhất đất nước thì Lê Triều Trung Hưng Kiệt Tiết Dực Vận Tán Trị Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, Binh Bộ Thượng Thư Đinh Tướng Công, húy là Bạt Tụy đã lâm bệnh và tạ thế. Nhà vua đã cho lập đoàn quân hộ tang để đưa ông về nơi mai táng tại quê nhà, đồng thời cho lập đền thờ để ghi nhận công lao.
Đinh Bạt Tụy sinh năm 1516, trong một gia đình nhà nho cùng kiệt hiếu học ở làng Bùi Ngõa, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên. Cha mẹ mất sớm nên đành phải bỏ học đi làm thuê kiếm sống. Ngày đồng ruộng đêm đèn sách, ông quyết chí lấy đạo học để làm kế tiến thân. Năm 1542, ông trúng giám thí sau đó được bổ vào trường Quốc Tử Giám lúc 27 tuổi. Tháng 12 năm 1554 niên hiệu Thuận Bình thứ 6, triều đình Nhà Lê mở khoa thi Mậu Tài để chọn ra người tài giỏi, có mưu lược dẹp yên giặc, thu phục giang sơn. Đinh Bạt Tụy đã ứng thi và đỗ đệ nhất giáp, đệ nhất danh.
Năm 1559, xét sức học và khả năng đảm trách chức vụ của ông nhà vua đã chuẩn thăng 3 cấp: Vinh Lộc Đại Phu Hàn Lâm Viện Thị Chế, Trung Giai; 3 năm sau (1562) ông được thăng là Đông Các Hiệu Thư. Năm 1564, nhờ lập công lớn trong việc làm mất hiêu lực của hai công thần nhà Mạc là Phạm Quỳnh và Phạm Giao, ông được thăng Lại Khoa Cấp Sự Trung. Năm 1571, ông đem quân về đại phá quân Mạc ở cửa Hội Thống, giữ yên vùng đất Nghệ An, ông được nhà vua thăng Tuyên Lực Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Đông Các Học Sĩ Tả Trị Thượng Khanh.
Trong những năm chiến tranh Lê - Mạc, ông đã cùng Thái phó Lai Quận Công đốc chiến trên nhiều mặt trận, lập công lớn nên năm 1575 được thăng Hộ Bộ Tả Thị Lang. Năm 1576, quân Mạc tái chiếm Nam Đường, ông được lệnh hiệp cùng Thái phó Lai Quận Công đánh giặc, sau 3 năm trường kỳ kháng chiến, lúc đánh lúc phục hai ông đã đánh đuổi giặc ra khỏi địa phương. Với chiến công lừng lẫy đó ông được thăng là Đô Đốc Ngự Sử Nghệ Khê Nam Tả Trị Thượng Khanh Thượng Trật.
Trong các năm 1581, 1582 với công lao đánh giặc ở Quảng Xương (Thanh Hóa), Nam Đường (Nghệ An), giữ yên vùng đất Thanh - Nghệ và dụ hàng một số tướng nhà Mạc, Đinh Bạt Tụy được thăng là Binh Bộ Tả Thị Lang. Năm 1585, với công lao tiết chế, thu phục các huyện Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khang (Ninh Bình) Đinh Bạt Tụy được thăng tước Bá. Năm 1587 ông vâng mệnh cùng Lai Quận Công đem quân đánh đuổi quân Mạc, thu hồi thành Thăng Long, trên đường hành quân Lai Quận Công lâm bệnh rồi tạ thế, Đinh Bạt Tụy nhận lênh lên thay và tiếp tục tiến đánh. Thắng trận trở về ông được thăng Tuyên Lực Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Binh Bộ Thượng Thư Tào xuyên Bá Trụ Quốc, mấy tháng sau xét đức hạnh và học vấn nhà vua tiếp tục phong cho ông hàm Đông Các Học Sĩ Nhập Thị Kinh Diên. Năm 1589 khi ông mất được truy tặng tước Phúc Khê Hầu.
Bên cạnh công lao đánh giặc giữ nước, Đinh Bạt Tụy còn cho dân trong vùng đắp 2 con đập Tùy Xang và Giếng Cừ, lấy nước tưới cho đồng ruộng để phát triển sản xuất. 40 năm sau, ngày 6 tháng 5 năm 1629, ông tiếp tục được truy phong tước Khê Quận Công, vị trí cao nhất trong hệ công hầu. Từ đó về sau được các triều đại truy phong Thượng Đẳng Thần. Công lao và sự nghiệp của Đinh Bạt Tụy đã được niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 2 (1774) tổng kết bằng câu đối khắc trên bảng đồng ân tặng cho đền thờ của ông:
茂 才 甲 一 各 及 第 天 佐 中 興
順 平 初 二 百 于 今 地 留 正 氣
(黎 朝 景 興 二 年 恩 賜 銅 板 對 聯)
Phiên âm:
Mậu Tài giáp nhất các cập đệ thiên tá trung hưng
Thuận Bình sơ nhị bách vu kim địa lưu chính khí.
(Lê triều Cảnh Hưng nhị niên, ân tứ đồng bản đối liên)
Dịch nghĩa:
Người đỗ đầu chế khoa Mậu Tài là trời giúp cho sự nghiệp trung hưng.
Kể từ buổi đầu niên hiệu Thuận Bình đến nay đã gần 200 năm đất này còn lưu chính khí.
(Triều Lê, đời vua Cảnh Hưng năm thứ 2, ban tặng câu đối khắc trên đồng).
Năm 1593 niên hiệu Quang Hưng thứ 16, vua lên chính điện coi chầu, đánh dấu sự nghiệp trung hưng hoàn thành, nhân dịp truy thưởng các danh thần nhà vua đã quyết định: “xét thưởng Đinh Bạt Tụy, đứng đầu chế khoa phụng sự 3 đời vua (Trung Tông, Anh Tông, Thế Tông), văn võ kiêm toàn, lập nhiều công tích, chuẩn cấp 10 mẫu tế điền tại thôn Bùi Ngõa”. Cũng chính năm đó đền thờ chính thức được xây dựng trên mảnh đất đã sinh ra ông. Đền có 3 tòa, tọa lạc trên một khu đất cao ráo rộng khoảng 800m2(1), hạ điện gồm 5 gian, khoảng 12m, tòa trong cùng đặt bài vị của ngài Đinh Bạt Tụy cùng với thủy tổ họ Đinh, tòa giữa thờ cúng thế tổ và những người trong họ đã học hành đỗ đạt hay có công giúp vua giữ nước. Hơn 400 năm qua, đền vẫn tọa lạc nơi này và đã qua 5 lần tu tạo:
- Năm 1645 niên hiệu Phúc Thái thứ 3.
- Ngày 25 tháng 5 năm 1796 niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4.
Chú thích:
Theo PGS Ninh Viết Giao trong sách Địa chí văn hóa Hưng Nguyên thì đền nằm trên khu đất rộng 600m2
- Năm 1838 niên hiệu Minh Mệnh thứ 19.
- Năm 1884 niên hiệu Kiến Phúc nguyên niên.
- Năm 1928 niên hiệu Bảo Đại thứ 5
Từ đó đến nay hậu duệ của Đinh Tướng Công và nhân dân trong vùng thường xuyên hương khói và tái tạo. Hằng năm đền có 3 lễ lớn là ngày 11/2, 17/4, 21/9 (âm lịch).
Năm 1991, đền đã được bộ VHTT cấp bằng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
3.1.2. Phiên âm dịch nghĩa các văn bản sắc phong.
Hiện tại nhà thờ Đinh Bạt Tụy đang giữ lại 36 đạo sắc phong trong đó có một số sắc do thời gian đã bị hư hỏng và được con cháu trong họ sao chép lại. Trong 36 sắc phong đó không chỉ có sắc phong cho ngài Đinh Bạt Tụy mà còn có cả những đạo sắc phong cho những nhân vật trong gia đình ngài như sắc phong cho ô...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát ảnh hưởng của ph, chu kỳ sáng tối và màu sắc ánh sáng đến khả năng tổng hợp chlorophyll và Nông Lâm Thủy sản 0
U Báo cáo Khảo sát, đo vẽ bình đồ khu vực một đoạn đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài (đoạn gần cổng chính Tài liệu chưa phân loại 0
Y Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm vitamin e - selenium đến màu sắc và khả năng giữ nước c Nông Lâm Thủy sản 0
C Khảo sát văn bản sắc phong Thành hoàng ở thành phố Huế Tài liệu chưa phân loại 0
D Khảo sát thành phần hoá học hướng tác dụng chống oxi hoá phân đoạn ethyl acetat của lá cây xạ đen Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát ảnh hưởng của bột chuối xanh thay thế đến chất lượng bánh mì Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát quy trình sản xuất tôm giống càng xanh Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng Việt Văn học 1
D khảo sát một số bệnh ở đường tiết niệu trên chó và ghi nhận kết quả điều trị Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top