Claude

New Member
Khóa luận Khảo sát văn bản sắc phong Thành hoàng ở thành phố Huế

Download Khóa luận Khảo sát văn bản sắc phong Thành hoàng ở thành phố Huế miễn phí





Cuối thế kỷ XVII, Thụy Lôi bắt đầu thời kì “đô thị hóa”, đánh dấu bởi sự kiện chúa Nguyễn Phúc Thái (1650 - 1691) chọn làm phủ chính từ năm Đinh Mão (1687). Từ đó làng thay bằng tên mới: Phú Xuân, mùa xuân dồi dào, giàu có. Phạm vi làng Phú Xuân (mang đơn vị xã;) khá rộng, bao gồm cả một phần đất bờ nam sông Hương lẫn sông Phú Cam gọi là vùng “Lâm Lộc”, nơi có ấp Trường Giang mà một tờ khế dân gian năm Cảnh Hưng thứ 3 (1742) ghi thuộc xã Phú Xuân. Xã Phú Xuân bấy giờ thuộc tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong được Lê Quý Đôn miêu tả như sau: “Đất rộng bằng như bàn tay, độ hơn mười dặm, ở trong chính là dinh, đất cao, bốn bề đều thấp, tức là chỗ nổi bật ở giữa đất bằng, ngồi vị càn (tây bắc), trông hướng tốn (đông nam), dựa ngang sống đất, trông xuống bến sông, đằng trước là quần sơn, chầu về la liệt, toàn thu nước ở bên hữu, vật lực thịnh giàu ”[17, tr.112].



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Quân Tôn Thần, bảo vệ đất nước, giúp đỡ nhân dân, hiển rõ linh ứng, đã từng được tặng sắc phong, chuẩn cho phụng thờ.
Nay đúng dịp trẫm tứ tuần đại khánh ban cho bảo chiếu mở rộng ân trạch tăng thêm cho thần là: Quang Ý Trung Đẳng Thần, đặc biệt chuẩn cho phụng thờ để ghi nhớ ngày mừng của nước và tỏ rõ phép tắc thờ tự. Khâm tai !
Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 (1924)
2.3. Sắc phong làng Dương Xuân Thượng (Phân biệt với làng Dương Xuân ở trên)
2.3.1. Vị trí địa lý và lịch sử của làng
Dương Xuân là một trong những làng cổ nhất ở phía nam sông Hương ngoại vi kinh thành Huế; sách Ô châu cận lục ghi thuộc huyện Tư Vinh [1; tr.62], sách Phủ biên tạp lục thì ghi thuộc tổng Vỹ Dã huyện Hương Trà [17; tr.79]. “Đến đầu thế kỷ XIX, theo địa bạ đông giáp các xã Thiên Lộc (sau đổi Thọ Lộc), Phú Xuân, Dương Phẩm, An Cựu, tây giáp xã Phú Xuân và đường quan, nam giáp xã Phú Xuân, bắc giáp xã Thiên Lộc và Phú Xuân. Tổng diện tích 2360 mẫu 8 sào 6 tấc 2 phân. Dưới triều Tự Đức (1848 - 1883), do sự tranh chấp ngôi tiên chỉ của hai ông thượng thư Nguyễn Hữu Bài và Lê Bá Thận, nên làng chia đôi thành thượng và hạ, lập hai hệ đình miếu, mỗi bên đều có sáu họ: Lê, Nguyễn, Mai, Trương, Hồ, Phạm. Thời Khải Định (1916 - 1925), phần lớn đất được cắt nhập vào phường Đệ Cửu (nay phường Phú Nhuận). Nay làng Dương Xuân (gồm cả thượng và hạ) thuộc xã Thủy Xuân, thành phố Huế” [32; tr.101].
Đình làng Dương Xuân thượng là đình đầu tiên, hình thành trước khi làng bị chia tách làm hai. Tương truyền đình được xây dựng vào khoảng thế kỷ XV, trên sườn đồi với vườn cây bao quanh, trước mặt đình có con suối chảy qua, hình thế rất đẹp. Quy mô hiện nay là do đợt đại trùng tu năm 1959, với khuôn viên rộng 1500m2, phía trước có bốn trụ biểu, hai bên sân là hai miếu thờ hai Thành hoàng làng (Đô tổng binh thiêm sự Lê quý công và Đô quản lãnh Nguyễn quý công). Ngôi đình được xây dựng theo kiểu nhà rường 3 gian hai chái, bên trong có ba gian thờ, một bức hoành phi, với hơn 20 cặp câu đối chủ yếu được khắc vào thời Bảo Đại.
Hồ sơ chỉ còn 19 sắc phong và một bài văn tế của làng được lưu giữ tại đình. Các địa bạ và hương ước hiện tại không còn lưu giữ ở đình mà đã tản mát trong dân gian.
2.3.2. Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong thần Thành hoàng
Hiện làng còn lưu giữ được 3 sắc phong Thành hoàng, trong đó có 2 bản hợp phong (sắc phong chung cho các vị thần).
















































































Phiên âm:
Sắc: Thừa phủ, Hương Thuỷ huyện, Dương Xuân Thượng xã, phụng sự Bổn Thổ Thành Hoàng Chi Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, hướng lai vị mông ban cấp sắc văn. Tứ kim phi thừa cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, trứ phong vi: Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Chi Thần. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, thần kì tướng hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai
Thành Thái nhị niên nhị nguyệt nhị thập nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho: xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên phụng thờ Bổn Thổ Thành Hoàng Chi Thần, bảo vệ đất nước, che chở nhân dân, đã từng linh ứng, trước nay chưa từng được phong tặng. Nay trẫm nhận mệnh lớn, nghĩ đến sự che chở của thần, nên phong là: Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Chi Thần. Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ. Thần hãy che chở và giúp đỡ cho dân của ta. Khâm tai !
Thành Thái năm thứ 2, ngày 20 tháng 2 (1890)







































































































































































Phiên âm:
Sắc chỉ:
Thừa Thiên phủ, Hương Thuỷ huyện, Dương Xuân Thượng xã, tòng tiền phụng sự Hoằng Mô Vĩ Lược Đôn Hậu Phu Hựu Trạc Dương Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng Cao Các Quảng Độ Thượng Đẳng Thần; Hiển Văn Chương Tiết Phương Du Lăng Vọng Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Dĩ Vị Khoa Tiến Sĩ Phi Vận Tướng Quân Tùng Giang Văn Trung Trung Đẳng Thần; Trừng Trạm Dực Bảo Trung Hưng Đông Nam Sát Hải Lang Thát Nhị Đại Tướng Quân Chi Thần; Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng Cổ Tích Dương Phi Xích Mi Hiển Ưng Chi Thần; Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Bổn Thổ Thành Hoàng Chi Thần, tiết ban cấp sắc phong, chuẩn kì phụng sự.
Duy Tân nguyên niên, tấn quang đại lễ, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm tai
Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật
Dịch nghĩa:
Sắc chỉ cho: xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên trước đây đã phụng thờ Hoằng Mô Vĩ Lược Đôn Hậu Phu Hựu Trạc Dương Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng Cao Các Quảng Độ Thượng Đẳng Thần; Hiển Văn Chương Tiết Phương Du Lăng Vọng Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Dĩ Vị Khoa Tiến Sĩ Phi Vận Tướng Quân Tùng Giang Văn Trung Trung Đẳng Thần; Trừng Trạm Dực Bảo Trung Hưng Đông Nam Sát Hải Lang Thát Nhị Đại Tướng Quân Chi Thần; Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng Cổ Tích Dương Phi Xích Mi Hiển Ưng Chi Thần; Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Bổn Thổ Thành Hoàng Chi Thần, đã từng được ban cấp sắc phong, chuẩn cho phụng thờ.
Duy Tân nguyên niên, đại lễ đăng quang, đã ban bảo chiếu mở rộng ân huệ, lễ lớn tăng cấp bậc, đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ, dùng để ghi nhớ ngày mừng của nước mà tỏ rõ phép tắc thờ tự. Khâm tai !
Duy Tân năm thứ 3, ngày 11 tháng 8 (1909)
啟定玖年柒月貳拾五日


















































































































































































































































隍...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng Việt Văn học 1
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0
N Khảo sát tài nguyên đa dạng sinh học tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn và Khu Du Lịch Văn Hoá Đầm Sen. Đề xu Khoa học Tự nhiên 0
P Bước đầu khảo sát mục tiêu đào tạo Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Luận văn Sư phạm 0
F Khảo sát ảnh hưởng của Tân thư (Trung Quốc) tới Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục Luận văn Sư phạm 0
S Truyện kể dân gian với văn xuôi hiện đại về đề tài thiếu nhi (khảo sát một số truyện trong sách của Văn hóa, Xã hội 2
R Khảo sát sự tiếp nhận văn học Pháp trên Nam Phong Tạp chí Văn học 2
C Phạm Quỳnh với di sản văn học truyền thống Việt Nam (Khảo sát quá Tạp chí Nam Phong) Văn học 0
J Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm thời Lý - Trần (khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng Văn học 2
H Tạp chí Sông Hương và Cửa Việt trong giai đoạn đầu của văn học Đổi mới (khảo sát giai đoạn 1986 – 19 Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top