thotrangkhoyeu

New Member

Download Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam miễn phí





Năm 1980 và 1981 luật mới về trọng tài đã được ban hành với mục đích
soạn thành những luật lệ và cải tiến những quy định về luật kiện này. Luật trọng tài
mới được căn cứ vào quyển 4 của BLDS Pháp. Nó quy định riêng rẻ 2 chế độ trọng
tài trong nước và trọng tài quốc tế, không đặt ra sự cản trở nào cho trọng tài quốc
tế, ngoại trừ sự khẩn cấp của “chính sách quốc tế chung”.
Pháp là thành viên của nhiều công ước đa phương: Nghị định thư Giơnevơ
về điều khoản trọng tài năm 1923; công ước Giơnevơ về thi hành phán quyết trọng
tài năm 1927; công ước Newyork về công nhận và thi hành phán quyết của trọng
tài nước ngoài năm 1958( với nguyên tắc “có đi có lại” và tuyên bố về tranh chấp
thương mại); công ước Châu âu về trọng tài quốc tế năm 1961 và hiệp định có liên
quan đến sự áp dụng của công ước năm 1962; công ước về hòa giải tranh chấp đầu
tư giữa những quốc gia và công dân của những quốc gia khác năm 1965. Ngoài ra,
Pháp còn là thành viên của nhiều hiệp ước song phương với điều kiện nhờ đến
phân xử bằng trọng tài và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, như là hiệp
ước song phương mở rộng khả năng áp dụng công ước Newyork đối với những
quốc gia Châu phi nói tiếng Pháp.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Pháp chỉ định
trọng tài viên (điều 1493).
Một trọng tài viên trong vụ phân xử trong nước có thể từ chối như là một
thẩm phán, bao gồm sự quan tâm đến kết quả của sự tranh chấp, có mối quan hệ gia
đình hay tài chính đối với bất cứ bên tranh chấp nào, và sự hiểu biết trước về tranh
chấp (điều 8(1)). Trong thời gian chỉ định, trọng tài viên có trách nhiệm cho các
bên tranh chấp biết về khả năng, nguyên nhân từ chối của mình (điều 1452(2)).
Nếu như có kết quả, trọng tài viên chấp nhận việc chỉ định trên sự thỏa thuận của
các bên. Điều này có nghĩa là loại trừ việc bên tranh chấp sử dụng việc từ chối bất
ngờ như là chiến lược trì hoãn phân xử. Một trọng tài viên, sau đó, có thể bị từ chối
do những lí do phát sinh sau khi đã hoàn thành việc chỉ định (điều 1463 (1)). Có
những điều khoản quy định việc giúp đỡ của Tòa án khi nghe việc từ chối (điều
1463(2)). Không có một điều khoản nào quy định về việc từ chối của trọng tài
trong phân xử quốc tế.
Luật áp dụng
Không có một điều khoản nào quy định về luật có thể áp dụng về nội dung
của tranh chấp nội địa, ta chỉ có thể đoán chừng là do luật của Pháp là dùng ứng
dụng. Những trọng tài viên thì yêu cầu căn cứ vào những phán quyết của họ trên
“những nguyên tắc của luật”, loại trừ việc ủy quyền các bên tranh chấp để ra phán
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật
Đặng Thị Lan Phương 35
quyết tất cả mọi điều (điều 1474). Trong phân xử quốc tế, các bên tranh chấp có
quyền tự do lựa chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Nếu họ không làm như
thế, các trọng tài viên sẽ quyết định luật trọng tài để áp dụng (điều 1496). Sự trình
bày “các điều của luật lệ” thì có hệ thống hơn là “luật lệ” có nghĩa là đem đến cho
các bên tranh chấp cũng như các trọng tài viên sự linh hoạt hơn, từ đó không hạn
chế họ trong việc chọn luật của bất kì một quốc gia nào. Hơn thế nữa, cả tập quán
thương mại và những nguyên tắc pháp lý chung đều được quan tâm xem xét, tạo
nên một pháp lý thương mại quốc tế.
Có thể đoán chừng rằng, luật của Pháp có những quy định về phân xử nội
địa, mặc dù nó không có những điều khoản quy định về hiệu lực. Những quyết định
của Tòa án gần đây định nghĩa về một phán quyết của trọng tài nội địa như là một
phán quyết được đưa ra theo đúng tinh thần của thủ tục luật của Pháp. Các bên
tranh chấp trong phân xử quốc tế có thể thiết lập theo như thủ tục của luật pháp,
hay là dựa theo thủ tục luật được thiết kế. Khi thiếu việc chọn lựa các bên tranh
chấp, các trọng tài viên có thể chọn luật để áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp
(điều 1494). Ngay cả khi áp dụng luật của Pháp cho phân xử quốc tế, các bên tranh
chấp có thể , do sự thỏa thuận, làm giảm đi những điều khoản dự định áp dụng cho
các dự định trong nước và không can thiệp trong việc xác định phương pháp chỉ
định trọng tài và tạo nên các luật lệ (điều 1495).
Sự phân biệt giữa trọng tài nội địa và trọng tài quốc tế có ý nghĩa loại trừ sự
cần thiết chọn luật áp dụng. Không có nguyên tắc chủ đạo được đưa ra để giúp đỡ
một trọng tài viên trong việc quyết định thủ tục và luật áp dụng cho một phân xử
trọng tài quốc tế.
Quá trình phân xử trọng tài
Trong những vụ kiện trong nước, các trọng tài viên điều khiển các thủ tục và
được giảm bớt hầu hết các luật áp dụng cho các luật lệ Tòa án sau đây (điều 1460).
Các trọng tài viên có quyền buộc các bên đưa ra bằng chứng và quyết định tính xác
thực của bằng chứng (điều 1466). Trong khi các trọng tài viên có quyền đưa ra
quyết định tạm thời hay phương pháp bảo vệ với sự tôn trọng nội dung tranh chấp,
họ thì không có quyền thi hành của Tòa án.
Tòa án trọng tài có quyền ra quyết định trong thẩm quyền của mình. Trong
khi đó thẩm quyền của một trọng tài viên là hoàn thành việc đưa ra một phán quyết,
trọng tài viên còn có quyền thực hiện đúng, giải thích hay hoàn thành phán quyết.
Tòa án trọng tài thì có quyền cố vấn cho các chuyên gia với điều kiện nó không ủy
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật
Đặng Thị Lan Phương 36
quyền trách nhiệm của quan Tòa. Những trọng tài viên cả trong những điều khoản
tranh chấp nội địa và tranh chấp quốc tế thì không có hoạt động như là một người
hòa giải tử tế ngoại trừ trường hợp được các bên tranh chấp trao quyền (điều
1474,1497).
Trong phân xử trọng tài trong nước, trọng tài viên thực hiện theo đúng thủ
tục, bao gồm việc chỉ định luật áp dụng, ngoại trừ các bên tranh chấp có yêu cầu
khác (điều 1460). Trong khi đó họ không yêu cầu thực hiện theo tất cả những điều
khoản quy định trong các luật lệ tòa án bình thường, họ phải tuân theo một trong
những nguyên tắc của những điều luật cơ bản phản ánh trong BLDS (điều 4 đến
điều 11(1), điều 13 đến điều 21). Những điều này bao gồm việc quy định về nội
dung chủ yếu của tranh chấp, nghĩa vụ chứng minh điều mình nói là sự thật, và
thực hiện những quyền lợi cơ bản như là những quyền được nghe, quyền được đại
diện. Nếu như thỏa ước trọng tài không có quy định giới hạn về thời gian. Thì
nhiệm vụ của trọng tài là sáu tháng kể cả ngày trọng tài viên cuối cùng đảm nhận
nhịêm vụ của mình, ngoại trừ trường hợp các bên, tòa án trọng tài hay là Tòa án
có sự kéo dài thêm.
Luật không quy định những điều khoản tranh chấp quốc tế. Ngay khi các
bên áp dụng luật của Pháp để phân xử trọng tài, họ thì bằng thỏa thuận của mình có
thể không theo những điều khoản của luật trong nước ( điều 1495).
Không có một điều khoản nào quy định về nơi phân xử trọng tài. Thẩm
quyền của tòa án thì tham gia vào những vụ kiện trong nước, tuy nhiên, nơi phân
xử trọng tài thường được quy định trong thỏa ứơc trọng tài (điều 1457), nó có
nghĩa là việc các bên tranh chấp thực hiện quyền chọn lựa của mình. Khi mà thỏa
ước không đề cập đến , thì việc chỉ định nơi phân xử trọng tài bị thất bại, trong cả
phân xử trọng tài nội địa cũng như quốc tế, dưới những thẩm quyền của trọng tài
viên cho việc thiết lập và thi hành phân xử trọng tài .
Luật quy định những trọng tài viên sẽ quản lý việc kiện tụng và chuẩn bị hồ
sơ vụ kiện (điều 1461). Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho Tòa án trọng tài
chỉ định một trong những thành viên của Tòa án mục đích này. Trong khi đó không
có một quy định nào cho việc trình bày miệng được thừa nhận, nó chỉ là một tập
quán thông thường.
Sự hỗ trợ của Tòa án
Khi một bên tranh chấp thiếu sự hợp tác trong thỏa thuận điều khoản lựa
chọn trọng tài viên, việc chỉ định sẽ được thực hiện bởi tòa án có thẩm quyền (điều
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Lu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1
A [Free] Khóa luận Thực trạng quy định pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT và một số kiến n Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top