akira_oni268

New Member
Download Đề tài miễn phí
A/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I/ ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
1. Xuất phát từ thực tế việc học tập và giảng day môn Ngữ văn ở nhà trường THCS:
- Việc đưa phương pháp dạy học ( PPDH ) mới vào học tập và giảng dạy môn Ngữ Văn đã góp phần khơi dạy tính tích cực, sáng tạo và hứng thú học tập ở học sinh, cùng năng lực cảm thụ của các em, song hiệu quả chưa cao.
* Về phía giáo viên: Do phương pháp truyền thụ, năng lực diễn đạt, cách dẫn dắt khai thác, trình bày một vấn đề ở một bộ phận GV còn hạn chế… khiến giờ dạy Văn chưa sinh động và cuốn hút HS.
* Về phía học sinh: Là một trong những môn học chính trong nhà trường, nhưng các em chưa thực sự có hứng thú khi học Văn: Trong giờ học các em còn e dè, lười phát biểu, thụ động trong học tập, năng lực cảm thụ còn yếu, kĩ năng trình bày một vấn đề bằng ngôn ngữ nói và viết … còn hạn chế.
- Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là GV cần vận dụng sáng tạo PPDH Văn vào giảng dạy. Trong khía cạnh, này tui xin trình bày vấn đề: “ Nguyên tắc đặt hệ thống câu hỏi trong dạy học Văn 8”.
2. Cơ sở khoa học của vấn đề:
- Theo quan điểm của lí luận day học hiện đại: Dạy học phải hướng vào HS, lấy HS làm trung tâm, thầy là người tổ chức hướng dẫn… Chương trình SGK Ngữ Văn mới đề ra PPDH tích cực: Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của HS - chủ thể học tập. Do đó dạy học bằng hệ thống câu hỏi (HTCH) sẽ là một giải pháp tích cực của lí luận dạy học hiện đại.
- Xét trên đơn vị môt bài học dạy Văn, thì HTCH là một biện pháp dạy tác phẩm văn chương tối ưu với: Thầy thiết kế ( sáng tạo câu hỏi ) trò thi công (sáng tạo câu trả lời).
II/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Hệ thống câu hỏi cần bám sát bài học phần Văn trong yêu cầu chung của bài học Ngữ Văn.
Bản chất của hoạt động dạy là giúp học sinh “ lĩnh hội nền văn hoá xã hội, phát triển tâm lí, hình thành nhân cách”. Bản chất của hoạt động học là “ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng kỹ xảo, hướng vào làm thay đổi chính mình “.
Ở dạng khái quát, một bài học Ngữ Văn cần đạt được ba yêu cầu giáo dục , đó là: kiến thức, kĩ năng, và thái độ. Các yêu cầu trên được cụ thể hoá trong mỗi bài học chính là mục tiêu mục tiêu cần đạt.
Trong số các giải pháp tích cực nhằm đạt tới yêu cầu của bài học Văn phải kể đến hệ thống câu hỏi cảm thụ, phân tích tác phẩm. Một HTCH giúp HS lĩnh hội đúng các giá trị tác phẩm ( kiến thức ), rèn luyện cách đọc và phân tích tương ứng đối với tác phẩm ( kĩ năng) đồng thời khơi dậy ở họ tình cảm đạo đức trong sáng sau khi học tác phẩm (thái độ ), đó sẽ là một HTCH có hiệu quả dạy học tích cực. Xa rời yêu cầu bài học HTCH sẽ thừa thãi thậm chí vô nghĩa.
Trong yêu cầu của một bài học TPVC, tư tưởng của tác phẩm được diễn đạt bằng ý nghĩa của tác phẩm. Ở các bài học Ngữ văn mới, SGK tích hợp trong khi nhấn mạnh yêu cầu thực hành của phân môn Văn trong quan hệ với Tiếng Việt và Tập làm văn. Vẫn không hề xem nhẹ yêu cầu người học cảm và hiểu đúng ý nghĩa của tác phẩm văn chương tồn tại với tư cách là văn bản nghệ thuật.
Vì vậy, nếu Gv hiểu đúng ý nghĩa của TPVC thì HTCH sẽ giúp cho HS khai thác đúng kiến thức của bài. Ngược lại, nếu GV hiểu chưa thấu đáo hay hiểu sai ý nghĩa tác phẩm thì sẽ làm HS hiểu lơ mơ hay hiểu sai ý nghĩa tác phẩm.
VD: Nếu xác định yêu cầu của bài: “ Quê hương “ (Tế Hanh) là: “ Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển trong bài Quê hương của Tế Hanh. Thấy được tình cảm quê hương đằm thắm và bút pháp bình dị, giàu cảm xúc của nhà thơ”, thì HTCH sẽ tập trung vào khai thác tình cảm đó của tác giả. Nếu xác định kiến thức của bài theo hướng khác: “Nỗi nhớ làng quê miền biển sâu nặng của một người con xa quê khi nhớ về quê mình” thì HTCH tập trung vào khai thác tâm trạng đó song như thế là chưa đủ. Do đó, câu hỏi cần xác định đúng yêu cầu của bài học, để xây dựng HTCH cho phù hợp, nhằm làm nổi bật kiến thức trọng tâm của bài.
2. Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức:
Khoa học tâm lí thế kỉ XX, lần đầu tiên cho ta thấy tâm lí con người được hình thành trong quá trình hoạt động. Vận dụng vào lĩnh vực giáo dục: GV phải biết phát huy tính tích cực trong học tập của HS, chính tính tích cực này sẽ quy định chất lượng học.
Trong mỗi bài học Văn, HTCH sẽ là một biện pháp có khả năng thoả mãn cả hai hoạt động của một quá trình dạy- học: Nó vừa là phương tiện trong hoạt động dạy của thầy, lại vừa là cách hoạt động chủ yếu của trò, nhằm tự mình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng bài học. Đó là lí do cho một cách làm giáo án Văn mới, lấy HTCH làm nòng cốt cho hoạt động dạy- học.
Ở bậc THCS, PPDH không chỉ phù hợp mà còn phải vừa sức với HS. Do đó dạy học bằng HTCH cũng phải tính đến yêu cầu này. Nhưng vừa sức không phải là dễ, vì HS hôm nay có sự phát triển vượt trội về trí tuệ. Do đó, không thể lấy dễ làm chuẩn cho vừa sức. Nếu lấy dễ để hỏi thì HTCH dù có công phu đến mấy cũng chỉ giúp HS thu dược những kiến thức vụn vặt, hời hợt bề ngoài, chứ chưa thể giúp HS có điều kiện thâm nhập vào sâu tác phẩm. Vì vậy, chỉ khi nào câu hỏi giúp HS hiểu được các lớp nghĩa bên trong của nó, thì khi đó câu hỏi mới giúp HS cảm và hiểu đúng tác phẩm.
VD: Lược trích hệ thống câu hỏi khi phân tích khổ đầu bài thơ: “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên
? Em hãy đọc diễn cảm khổ thơ thứ nhất của bài thơ và cho thầy biết khổ thơ giới thiệu với chúng ta điều gì?
HS: Giới thiệu hình ảnh ông đồ.
? Qua lời thơ, em thấy hình ảnh ông đồ xuất hiện vào thời điểm nào trong năm?
HS: Thời điểm “Mỗi năm hoa đào nở”
? Thời điểm đó gợi liên tưởng gì cho người đọc?
HS: Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền dân tộc. Ông đồ xuất hiện giữa mùa đẹp mùa vui, mùa hạnh phúc của mọi người.
? Vậy trong niềm vui chung đó,
HS: - Ông đồ già
- Bày mực tàu giấy đỏ
- Bên phố đông người qua
? Em hiểu “mực tầu” là loai mực như thế nào ?
HS: Trả lời chú thích 29 (SGK-Trang 10)
GV: (Giảng) Chỉ một khổ thơ ngắn, nhưng tác giả đã khắc hoạ thành công hình ảnh ông đồ xuất hiện trên phố ngày tết như một thành phần không thể thiếu, trong không khí náo nhiệt của ngày xuân.
? Theo em, sự lặp lại của thời gian “Mỗi năm hoa đào nở” và con người “Lại thấy ông đồ già” với hành động “Bày mực tàu giấy đỏ” có ý nghĩa gì?
HS: Miêu tả sự xuất hiện hoà hợp giữa cảnh sắc ngày tết - mùa xuân với hình ảnh ông đồ viết chữ nho.
GV: (Giảng) Một cảnh tượng hài hoà giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người, có sức gợi niềm vui hạnh phúc.
3. Hệ thống câu hỏi đảm bảo nguyên tắc phù hợp với quan điểm thực hành và tích hợp của chương trình và SGK Ngữ văn mới.
Chương trình Ngữ văn THCS đổi mới trên hai quan điểm: Thực hành và tích hợp. ” Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho HS là làm cho HS có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo các kiểu văn bản và có kĩ năng sơ giản về phân tích TPVH, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học “
Dạy Văn theo quan điểm thực hành, trước hết là đặt người học vào vị thế phải tự làm việc để tiến tới tác phẩm. Đặt câu hỏi chính xác, trúng và hay là rèn luyện cách nói và nghe của HS. Trực tiếp trả lời câu hỏi là người học không chỉ tập trung tư duy mà tập cả cách trình bày ý tưởng của mình, từ đó năng lực diễn đạt bằng lời nói được rèn luyện. Như vậy, dạy học bằng HTCH là phù hợp với yêu cầu của Chương trình Ngữ văn mới. Kĩ năng viết là nhiệm vụ chủ yếu của phần Tập làm văn, nhưng ngay ở phần văn học cũng tạo cơ hội cho việc rèn luyện kĩ năng này.
VD: ? Sau khi học xong bài “ Ông đồ “, em hãy nêu những cảm nhận của mình về cái hay của những câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
- Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Theo em, những câu thơ đó tả cảnh hay tả tình ?
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

LanAnh1991

New Member
Re: [Free] Đề tài Nguyên tắc đặt hệ thống câu hỏi trong dạy học Văn 8

Mình không biết cách down tài liệu về. Ad giúp mình với ạ. mình cám ơn
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Nguyên tắc đặt hệ thống câu hỏi trong dạy học Văn 8

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam- một số vấn đề đặt ra nhằm tăng cường tính minh Tài liệu chưa phân loại 2
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Những vấn đề lý luận về nguyên tắc quyền định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác Lenin với việc phân tích đường lối đổi mới toàn diện ở Việt Nam Môn đại cương 0
H Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc, kỹ thuật xác thực và bảo mật thông tin trên mạng VPN Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc làm việc của máy fax và các thuật toán nén ứng dụng trong máy fax Luận văn Kinh tế 0
T Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam chịu tác động của các nguyên tắc WTO và các giải pháp điề Công nghệ thông tin 0
N Các nguyên tắc cần tuân thủ quản lý hoạt động đầu tư và biểu hiện của các nguyên tắc này trong công Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top