daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu hướng toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực cũng như nền kinh tế thế giới trên cơ sở đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Để có thể tiến hành từng bước hội nhập vững chắc và thành công, một nhân tố không thể thiếu đó chính là hành lang pháp lý tiến bộ, theo kịp với thực tiễn quốc tế. Xét trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các nước tham gia phải xây dựng và áp dụng nghiêm túc hệ thống các nguyên tắc nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Trong hệ thống các nguyên tắc đó, Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) là hai nguyên tắc cơ bản nhất.
Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) có chung bản chất là đối xử bình đẳng - cơ sở để tạo nên môi trường thương mại quốc tế cạnh tranh lành mạnh. Hai nguyên tắc này được thể hiện rất rõ qua các hiệp định của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), đồng thời cũng là những nguyên tắc quan trọng áp dụng trong quan hệ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về hai nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT), nhóm nghiên cứu xin chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế” làm đề tài thuyết trình của nhóm trong quá trình học tập môn Quan hệ kinh tế quốc tế.
Bố cục đề tài được chia làm ba phần chính sau:
I. Giới thiệu chung về nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT)
II. Thực tiễn áp dụng hai nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT)
III. Tác động của hai nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT)


I. Giới thiệu chung về MFN ( Most Favoured National) và NT( National Treatment):
1. Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN- Most Fovoured National)
a. Lịch sử ra đời và khái niệm:
Thuật ngữ MFN là một thuật ngữ có lịch sử lâu đời, nó đã xuất hiện từ thế kỷ 12 ở một số dạng khác nhau. Tuy nhiên nó chỉ chính thức trở thành một nguyên tắc có ý nghĩa trong thương mại quốc tế khi vào thế kỷ 17 các quốc gia châu Âu cạnh tranh với nhau trong việc xây dựng hệ thống chính sách thương mại. Hiệp ước có điều khoản MFN là hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Pháp năm 1778. Tiếp theo đó, điều khoản MFN cũng được đưa vào Hiệp ước Cobden-Chevalier năm 1860 giữa Pháp và Anh. Từ đó trở đi, nguyên tắc MFN đã được áp dụng trong nhiều hiệp định thương mại khác của Châu Âu với những mức độ khác nhau.
Tình hình chính trị căng thẳng trước và trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm cho nguyên tắc MFN bị mai một và gần như bị mất hẳn. Khi chiến tranh gần kết thúc, nhiều quốc gia đã có những nỗ lực nhằm phục hồi lại tầm quan trọng của MFN nhưng không thành công. Mãi đến tháng 1 năm 1918, tại điểm thứ ba trong chương trình 14 điểm của mình, Tổng thống Hoa Kỳ Wilson đã kêu gọi dỡ bỏ càng nhiều càng tốt tất cả các hàng rào cản trở kinh tế và thiết lập các điều kiện thương mại bình đẳng giữa các quốc gia cùng đồng tâm phấn đấu vì hoà bình và cam kết duy trì hoà bình.
Hội nghị Hoà bình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất không bàn đến hàng rào cản trở thương mại, nhưng trong Hiệp ước hoà bình, Đức và một số nước có quyền lực khác đã được yêu cầu mở rộng vô điều kiện MFN trong thương mại với các nước đồng minh trong 3 năm. Hội Quốc Liên cũng dẫn chiếu tới nguyên tắc "đối xử bình đẳng” trong thương mại giữa các quốc gia thành viên, điều này cũng tương đương với nguyên tắc MFN.
Hội nghị Kinh tế Thế giới Geneve tháng 5 năm 1927 đã tuyên bố ủng hộ khả năng diễn giải nguyên tắc MFN, và nhấn mạnh rằng nguyên tắc này cần được sử dụng rộng rãi trong các hiệp ước thương mại.
Năm 1933, Hội Quốc Liên đã xuất bản một văn bản mẫu với khoảng 300 từ về nguyên tắc MFN. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, nguyên tắc MFN đã không nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Nguyên tắc này gần như đã biến mất vì cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng sau chiến tranh nguyên tắc lại hồi sinh mạnh mẽ và cùng với sự phát triển của hệ thống thương mại đa phương, với sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947), MFN đã trở thành nền tảng của thương mại quốc tế.
Theo GATT 1947, MFN là nghĩa vụ ràng buộc chung, bất kỳ một đối xử nào được dành cho một nước thì ngay lập tức cũng sẽ được mở rộng tới tất cả các thành viên khác. Điều này cũng được quy định trong một số hiệp định của WTO. Ví dụ, tất cả thành viên GATT dành cho nhau đối xử thuận lợi trong việc áp dụng và điều hành các quy định hải quan, thuế quan và các khoản thu khác có liên quan như đã dành cho bất kỳ một nước khác. Năm 1948, quy chế này chính thức được GATT đưa vào điều 1 của GATT, trở thành cơ sở quan trọng trong việc giao dịch thương mại trên thế giới.
MFN là nguyên tắc cơ bản trong hiệp định chung về thương mại hàng hóa (GATT) nhằm bảo đảm sự đối xử công bằng với các quốc gia tham gia hiệp định, không cho phép đối xử đặc biệt hơn hay kém giữa các nước tham gia GATT.
Không có một định nghĩa chung về MFN cho mọi lĩnh vực, nhưng xét về bản chất MFN đơn giản có nghĩa là nếu một nước dành đối xử thuận lợi nhất cho bất kỳ một nước thì cũng dành đối xử như vậy cho tất cả các thành viên khác của WTO. Do đó, bản chất của MFN là đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử và nguyên tắc này đã góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mại .
b. Cơ sở pháp lý và cách thức áp dụng
Cơ sở pháp lý:
Cơ sở pháp lý của đãi ngộ tối huệ quốc thường là điều khoản quy định về MFN. Căn cứ vào điều khoản này mà bên ký kết cùng một bên hay nhiều bên ký kết khác phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau, dành cho nhau những đãi ngộ tối huệ quốc trong phạm vi áp dụng do WTO quy định.
Có 2 phương pháp để đạt được sự đãi ngộ MFN từ một hay nhiều nước khác:
+ Kí kết các hiệp định thương mại và trong hiệp định thương mại đó có các điều khoản quy định về MFN.
+ Quy định của các tố chức quốc tế mà các quốc gia thành viên của tổ chức phải tuân thủ.
Thông thường quy chế tối huệ quốc mang tính song phương. Tuy nhiên quy chế này cũng có thể áp dụng đơn phương nhằm đáp ứng tình trạng kinh tế đặc biệt của một quốc gia hay do áp lực chính trị.
VD: Mỹ không áp dụng nguyên tắc MFN đối với Cuba mặc dù Cuba và Mỹ đều là thành viên của WTO.

Cách áp dụng tối huệ quốc:
Áp dụng MFN ngay lập tức và vô điều kiện(áp dụng tối huệ quốc kiểu châu Âu): Các nước dành cho nhau MFN(ký kết các hiệp định ưu đãi và miễn trừ thuế cho bất kì một quốc gia thứ ba nào) mà không kèm theo bất kì điều kiện ràng buộc nào.
VD: Năm 1641, đãi ngộ tối huệ quốc lần đầu tiên được áp dụng trong điều ước kí kết giữa Hà Lan và Bồ Đào Nha.
Áp dụng MFN có điều kiện (áp dụng tối huệ quốc kiểu châu Mỹ): quốc gia được hưởng MFN phải chấp nhận những điều kiện về kinh tế hay chính trị mà quốc gia cho hưởng đòi hỏi.
VD: Năm 1778 lần đầu tiên được áp dụng cho điều ước thương mại mà Mỹ kí với Pháp.
Năm 1979, Trung Quốc ký hiệp định thương mại với Mỹ quy định 2 bên sẽ dành cho nhau những đãi ngộ tối huệ quốc về lĩnh vực xuất nhập khẩu…Nhưng hàng năm quốc hội Mỹ vẫn phải xét và phê chuẩn cho Trung Quốc được hưởng những ưu đãi tối huệ quốc từ Mỹ. Đây chính là loại ưu đãi tối huệ quốc có điều kiện.

quốc gia.
III. Tác động của hai nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT)
1. Tác động của MFN
Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất được áp dụng trong thương mại quốc tế hiện nay. Được quy định lần đầu tại Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) và sau này là Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), nguyên tắc Tối huệ quốc có tác động rất lớn đến quá trình tự do hóa thương mại của nền kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Khi tham gia kí kết trở thành thành viên của WTO, các nước đều phải tuân thủ nguyên tắc Tối huệ quốc, tuy nhiên cách thức áp dụng của mỗi nước không giống nhau. Có hai cách thức áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc: một là có điều kiện ràng buộc (kiểu châu Mỹ) và không có điều kiện ràng buộc (kiểu châu Âu). Mỗi cách thức được áp dụng bằng việc ngay lập tức dành cho các nước tham gia các ưu đãi như nhau, đây là điểm cốt yếu của nguyên tắc Tối huệ quốc. Xét trên lĩnh vực thương mại quốc tế, nguyên tắc Tối huệ quốc có tác động rất lớn trong việc xóa bỏ sự phân biệt đối xử cũng như “hàng rào” ngăn cản quá trình giao thương giữa các nước thành viên, tạo dựng môi trường cạnh tranh quốc tế lành mạnh, tăng cường lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên mỗi cách thức lại có ảnh hưởng khác nhau đến nước tham gia kí kết do có hay không có điều kiện ràng buộc kèm theo. Cụ thể, với cách thức áp dụng Tối huệ quốc có điều kiện ràng buộc, để hưởng nhưng ưu đãi từ nguyên tắc này mang lại, nước được hưởng phải chấp nhận những điều kiện đi kèm về kinh tế hay chính trị mà quốc gia cho hưởng yêu cầu. Những điều kiện về kinh tế hay chính trị đều có ảnh hưởng đến sự độc lập cũng như phát triển của quốc gia được hưởng ưu đãi Tối huệ quốc, do vậy, đây là sự đánh đổi mà các nước áp dụng cần cân nhắc khi tham gia kí kết. Khác với cách thức áp dụng Tối huệ quốc có điều kiện, cách thức áp dụng Tối huệ quốc không có điều kiện không có những ảnh hưởng trên, do vậy, khi áp dụng cách thức này sẽ đạt được hiệu quả cao nhất và hài hòa lợi ích các bên tham gia thực hiện.
2. Tác động của NT
Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) thường được áp dụng trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Nếu như nguyên tắc Tối huệ quốc tạo sự bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ…của các nước tham gia kí kết thì nguyên tắc Đối xử quốc gia tạo sự bình đẳng giữa hàng hoá, dịch vụ… của các nước được dành ưu đãi Đối xử quốc giá với hàng hóa, dịch vụ… của nước dành ưu đãi. Hai nguyên tắc này bổ sung cho nhau để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế. Tuy nhiên, khác với nguyên tắc Tối huệ quốc có hiệu lực ngay lập tức, nguyên tắc Đối xử quốc gia được cam kết thực hiện theo lộ trình cụ thể. Do tác động của việc thực hiện nguyên tắc Đối xử quốc gia đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ,.. của nước dành ưu đãi rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thương mại hàng hóa, dịch vụ của quốc gia đó. Đặc biệt với những nước có năng lực cạnh tranh thấp, khi thực hiện nguyên tắc Đối xử quốc gia rất dễ mất thị trường nội địa và rơi vào tình trạng nhập siêu trầm trọng, kéo theo nền sản xuất trong nước kém phát triển. Chính vì vậy, mức độ thực hiện nguyên tắc Đối xử quốc gia còn có hạn chế, vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử ở mức độ nhất định. Cụ thể, so sánh giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, có thể thấy nguyên tắc Đối xử quốc gia được áp dụng gần như tuyệt đối trong lĩnh vực thương mại hàng hóa còn trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, việc áp dụng nguyên tắc này còn dè dặt và thận trọng.

IV. Kết luận
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, số lượng các quốc gia tham gia hội nhập kinh tế thế giới tăng rất nhanh. Là những nguyên tắc cơ bản thúc đẩy tự do hóa thương mại, hai nguyên tắc Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia ngày càng trở nên phổ biến trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, các quy định quốc tế về hai nguyên tắc tương đối phức tạp và có ảnh hưởng sâu sắc đến từng quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Chính vì vậy, mỗi quốc gia cần có sự chuẩn bị kĩ càng trên nhiều phương diện khi tham gia kí kết các hiệp định có hai nguyên tắc Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia để phát huy hiệu quả tích cực của hai nguyên tắc này trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, phát triển kinh tế, đồng thời giữ vực độc lập chủ quyền quốc gia cũng như bản sắc văn hóa dân tộc.





















Mục lục

Nội dung Trang
I. Giới thiệu chung về MFN ( Most Favoured National) và NT( National Treatment):...................................................................2
1. Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN- Most Fovoured National) 2
a. Lịch sử ra đời và khái niệm: 2
b. Cơ sở pháp lý và cách thức áp dụng 3
c. Ngoại lệ MFN 5
2. Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT- National Treatment) 9
a. Lịch sử ra đời và khái niệm 9
b. Cơ sở pháp lý và cách thức áp dụng 10
c. Ngoại lệ NT 11
II. Thực tiễn áp dụng MFN và NT 13
1. Thực hiện theo MFN và NT 13
a. Thực hiện theo MFN 13
b. Thực hiện theo NT 16
2. Ngoại lệ MFN và NT 18
a. Ngoại lệ MFN 18
b. Ngoại lệ NT 23
III.Tác động của hai nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) 24
1. Tác động của MFN 24
2. Tác động của NT 25
IV. Kết luận 27

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
D PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ (International Strategy) THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA LOUIS VUITTON Luận văn Kinh tế 0
D Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra Luận văn Luật 0
D Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động - thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh pizza việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương m Nông Lâm Thủy sản 0
B Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ Luận văn Kinh tế 2
D Lý luận và thực tiễn áp dụng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàn Luận văn Kinh tế 0
S Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ và thực tiễn áp dụng tại Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô Luận văn Kinh tế 0
Y Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top