polygon_me

New Member

Download Khóa luận Đặc điểm địa hoá các tầng đá mẹ ở lô 15.1 và 15.2 thuộc bồn trũng Cửu Long miễn phí





MỤC LỤC
PHẦN CHUNG
Chương I: Khái quát về vị trí địa lý và đặc điểm địa chất bồn trũng Cửu Long
I. Vị trí địa lý 1
II. Lịch sử nghiên cứu 2
III. Đặc điểm địa chất và lịch sử phát triển bể cửu long 3
A. Đặc điểm địa chất 3
1) Đặc điểm cấu trúc 3
2) Đặc điểm kiến tạo 7
3) Đặc điểm địa tầng 11
B. Lịch sử phát triển bồn trũng cửu long 17
1) Giai đoạn tạo móng 17
2) Giai đoạn tạo riff 17
3) Giai đoạn tạo lớp phủ 18
IV. Tiềm năng dầu khí 19
1) Đặc điểm tầng sinh 19
2) Đặc điểm tầng chứa 20
3) Đặc điểm tầng chắn 20
ChươngII: Khái quát về đặc điểm địa chất lô 15.1 và 15.2
I. Đặc điểm địa chất lô 15.1 22
1) Cấu trúc kiến tạo 22
2) Địa tầng 23
II. Đặc điểm địa chất lô 15.2 26
1) Vị trí địa lý 26
2) Đặc điểm địa tầng 26
 
 
 
PHẦN CHUYÊN ĐỀ
Chương I: Đá mẹ, các cơ sở đánh giá và các chỉ tiêu địa hoá nghiên cứu tấng đá mẹ
I. Đá mẹ 30
1) Định nghĩa 30
2) Số lượng vất chất hữu cơ 31
3) Chất lượng vật chất hữu cơ 31
4) Sự trưởng thành của vật chất hữu cơ 32
II. Các cơ sở đánh giá tầng đá mẹ 33
1) Cơ sở địa chất – địa hoá 33
2) Tiêu chuẩn của tầng đá sinh dầu 36
3) Các phương pháp nghiên cứu đá mẹ 37
III. Các chỉ tiêu nghiên cứu đá mẹ 44
1) Chỉ tiêu đánh giá số lượng vất chất hữu cơ trong đá mẹ 44
2) Chỉ tiêu đánh giá chất lượng vất chất hữu cơ trong đá mẹ 45
3) Chỉ tiêu đánh giá mức độ trưởng thành của vật chất hữu cơ trong
đá mẹ 46
Chương II: Nhận xét đá mẹ ở các giếng khoan thông qua các chỉ tiêu địa hoá
I. Các giếng thuộc khoan lô 15.1 49
II. Các giếng thuộc khoan lô 15.2 58
Chương III: Lịch sử chôn vùi của các tập trầm tích và xác định đới trưởng thành của đá mẹ
A. Cơ sở lý thuyết 78
1) Vai trò của nhiệt độ và thời gian 78
2) Mô hình Lopatin 80
B. Ưng dụng mô hình Lopatin – lập lịch sử chôn vùi và xác định đới trưởng thành của đá mẹ 82
I. Giá trị TTI của các giếng khoan lô 15.1 83
II. Giá trị TTI của các giếng khoan lô 15.2 89
Kết luận 106
Tài liệu tham khảo 109
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

khi hạ nhiệt độ từ 5500C xuống 3900C trong dòng oxy.
Thông thường lượng tổng tiềm năng Hydrocacbon của tầng đá mẹ gồm S0 + S1 + S2 +S3 . Do lượng S0, S1, S3 không đáng kể vì vậy S2 được coi là phản ánh tiềm năng của đá mẹ.
Từ các thông số trên ta tính được các chỉ số:
HI : chỉ số Hydrogen
HI = x 100
Chỉ số này được sử dụng để đánh giá chất lượng và nguồn gốc đá mẹ
PI: chỉ số sản phẩm
PI =
Chỉ số giúp ta xác định sự có mặt của Hydrocacbon di cư hay đồng sinh
Một số các tác giả đã phân loại đá mẹ theo S1, S2, S1 + S2 như sau:
Loại đá mẹ
S1 (mg/g)
S2 (mg/g)
S1 + S2 (ppm)
Nghèo
< 0.5
< 2.5
< 300
Trung bình
0.5 – 1
2.5 – 5
300 – 600
Giàu
1 – 2
5 – 10
600 – 1200
Rất giàu
> 2
> 10
> 1200
Phương pháp phản xạ Vitrinit (%R0)
Đầu thế kỷ 20, nhà địa chất Mỹ là White đã phát hiện ra dầu mỏ chỉ có thể tìm thấy trong trầm tích chứa than có độ biến chất thấp đến trung bình. Ơû nơi than đá có độ biến chất cao hơn chỉ có khí khô còn nếu cao hơn nữa (than gầy) thì dầu hầu như không có.
Tới những năm 60 – 70 của thế kỷ 20 các nhà bác học người Đức, Nga trong nghiên cứu đã phát triển luận điểm trên, đồng thời phát hiện tính hữu hiệu của Vitrinit phản ánh sự trưởng thành của Kerogen.
Vitrinit là cấu tử khá phổ biến trong than.Vitrinit dễ gặp trong các đá sét, cacbonat dưới dạng các mảnh nhỏ. Vitrinit bao gồm telenit – chất tạo vỏ tế bào thực vật, konilit – chất lấp đầy trong lòng tế bào. Khả năng phản xạ ánh sáng của Vitrinit tăng lên cùng với sự tiến hoá nhiệt (trưởng thành) của nó nhờ có sự thay đổi cấu trúc Vitrinit được tạo nên từ các vòng nhân Aromatic. Cùng với quá trình tiến hoá nhiệt các vòng Benzen trong các Aromatic càng tập trung hơn, liên kết chặt xít hơn với nhau tạo thành các mảng lớn, các mặt lớn lại chồng chất lên nhau tạo ra các mặt phẳng nhẵn làm tăng độ phản xạ ánh sáng của Vitrinit đồng thời giải phóng H2 cung cấp cho quá trình tạo CnH2n+2.
Mẫu được dùng cho phân tích độ phản xạ Vitrinit được lấy từ 10 – 20 g đem nghiền nhỏ loại bỏ các thành phần Cacbonat và Silicat bằng HCl và HF. Sau đó tiến hành tách Kerogen. Kerogen thu được đặt trên bề mặt tấm nhựa hình trụ trong suốt phủ đầy Silicon. Sau khi đông cứng bề mặt mẫu được mài bóng. Mẫu chuẩn bị hoàn chỉnh đem soi trên kính hiển vi chuyên dùng có bộ đo kích thước các cấu tử nhờ photomer và độ phản xạ bằng bộ đo phản xạ được số hoá. Thường thì mỗi mẫu người ta đo 50 – 100 cấu tử để lấy giá rị trung bình và loại trừ các dị chủng bị lẫn vì một lý do nào đó.
Kết quả các mẫu được tập hợp trên biểu đồ kết hợp với độ sâu cho phép ta vạch đường tiến hoá nhiệt cho giếng khoan tại điềm đó. Kết hợp với các kết quả đo các giếng ta xác định sự phân bố của các đới trưởng thành của đá mẹ.
Biểu đồ thể hiện sự biến đổi trung bình độ phản xạ Vitrinit theo độ sâu, nếu trên trục Ro ta dùng tỷ lệ logarit thì đồ thị là một đường thẳng liên tục, không bị lệch hướng chứng tỏ quá trình trầm tích diễn ra liên tục không bị gián đoạn, hay ảnh hưởng của quá trình magma. Mọi sự lệch hay chuyển hướng đột ngột nói lên quá trình trầm tích bị ngừng trệ hay bị ảnh hưởng của quá trình magma.
Một số tác giả phân chia độ trưởng thành của đá mẹ phản ánh qua giá trị Ro%
Độ trưởng thành
%Ro
Chưa trưởng thành
< 0.6
Trưởng thành
0.6 – 0.8
Trưởng thành muộn
0.8 – 1.35
Biến chất
>1.35
Phương pháp phân tích hệ số thời nhiệt TTI
Với phương pháp nghiên cứu Vitrinit và xác định Tmax bằng phương pháp nhiệt phân Rock – Eval, người ta đánh giá được độ trưởng thành của đá mẹ thông qua phân tích mẫu khoan và đương nhiên kết quả chỉ có thể biểu thị cho điểm đặt giếng khoan. Vấn đề đặt ra là: đánh giá đá mẹ không thể chỉ thông qua kết quả của một vài giếng khoan mà phải đánh giá cho cả khu vực. Mặt khác các giếng khoan không phải tất cả đều đạt được độ sâu nơi có chiều dày trầm tích lớn nhất (thường chỉ khoan ở phần vòm của cấu tạo).
Để khắc phục trở ngại trên, nhà địa hoaÙ Lopatin đã đưa ra phương pháp tính độ trưởng thành của đá mẹ một cách gián tiếp thông qua hệ số thời nhiệt TTI vào năm 1971. Đến năm 1980 Waple phát triển và hoàn chỉnh thêm phương pháp TTI của Lopatin.
Theo các ông thời gian và nhiệt độ là hai yếu tố cơ bản nhất chi phối quá trình biến đổi Kerogen thành Hydrocacbon, cơ sở của phương pháp này là phương trình Arrhenius:
K = A* e-E/RT.
Trong đó:
K: hằng số tốc độ phản ứng.
A: tần số va chạm của các phần tử để có tốc độ phản ứng.
E: năng lượng hoạt động: là năng lượng phân tử chất cần thu để đủ năng lượng để phá cấu tạo phân tử cũ, tham gia phản ứng tạo phân tử mới.
R: hằng số khí .
T: nhiệt độ tuyệt đối (0K).
Kết quả thí nghiệm cho thấy khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ phản ứng hoá học tăng hai lần (tăng theo hàm số mũ) và tỷ lệ tuyến tính với thời gian.
Năm 1971 Lopatin đã căn cứ vào bề dày của các thành hệ và nhiệt độ đo được trong thực tế đã tái tạo lịch sử chôn vùi và lịch sử phát triển nhiệt độ trong thành hệ đồng thời ông đưa ra khái niệm và cách tính toán hệ số thời nhiệt TTI là tổng của các tích số giữa thới gian và nhiệt độ mà thành hệ đã trải qua trong từng giai đoạn:
TTI = *rn
Trong đó:
: khoảng thời gian nằm trong khoảng nhiệt độ tính toán.
r: là hệ số nhiệt độ phản ánh tốc độ phản ứng gấp đôi(r=2).
n: chỉ số tích luỹ (được chọn theo khoảng nhiệt độ)
T= 90 – 1000 C n = -1 rn = 2-1
T = 100 – 1100C n = 0 rn = 20
T =110 – 1200C n= 1 rn = 21
………………
Phương pháp xác định hệ số thời nhiệt TTI có giá trị sát với môi trường ở trong các bể trầm tích Paleozoi và Mezozoi, còn đối với các bể trầm tích Kainozoi thì chỉ tiêu này cần được xem xét lại. Đối với các bể trầm tích Kainozoi có tốc độ trầm tích thấp hay trung bình thì có thể áp dụng được chỉ tiêu này. Song ở các bể trầm tích Kainozoi có tốc độ tích luỹ trầm tích lớn, đặc biệt nơi có trầm tích trẻ Plioxen – Đệ Tứ có tốc độ tích luỹ lớn thì phương pháp này chưa hoàn toàn sát thực tế. Khi đó thang nhiệt độ được áp dụng cần căn cứ vào nhiệt độ mà vật chất hữu cơ đã trải qua tức là qua chỉ tiêu phản xạ Vitrinit (Ro)
Bảng xác định độ trưởng thành của đá mẹ theo hệ số TTI của Waple D.V
Độ trưởng thành của đá mẹ
TTI
Chưa trưởng thành
<15
Cường độ sinh dầu mạnh
75
Chấm dứt quá trình sinh dầu
170
Chấm dứt quá trình sinh khí condensat
1500
Sinh khí khô
>1500
CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ĐÁ MẸ
Với các phương pháp nghiên cứu và phân tích ở trong chương trước chúng ta đã thu được hàng loạt các tham số địa hoá phản ánh về khía cạnh này hay khía cạnh khác của đá mẹ. Nhưng để có thể đánh giá được đá mẹ ta cần phân tích tổng hợp các tham số địa hoá theo một đơn vị nào đó như địa tầng giếng khoan, khu vực… tiếp đến là ta phải đem so sánh chúng với nhau, so với các bảng hay các biểu đồ chuẩn, xác định các chỉ tiêu hữu hiệu nhất để đánh giá đá mẹ cho những...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top