huucong246

New Member

Download Khóa luận Sinh địa tầng các thành tạo trầm tích Mioxen muộn- Oligoxen sớm – Lô 15-2 (giếng khoan 4TK,5TK) thuộc bồn trũng Cửu Long miễn phí





MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Phần A: CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG.
Chương I: Vị trí địa lý và lịch sử nghiên cứu bồn trũng Cửu Long 5
I. Vị trí địa lý 5
II. Lịch sử nghiên cứu 7
Chương II: Đặc điểm địa tầng của bồn trũng Cửu Long 10
I.Đặc điểm địa tầng trước Kainozoi. 10
II.Đặc điểm địa tầng trầm tích Kainozoi. 11
Chương III: Đặc điểm cấu kiến tạo bể Cửu Long. 22
I.Cấu trúc địa chất của vùng trũng Cửu Long 22
II.Lịch sử phát triển kiến tạo. 27
Phần B : SINH ĐỊA TẦNG CÁC GIẾNG KHOAN TRONG TRẦM TÍCH OLIGONXEN MUỘN–MIOXEN SỚM Ở BỒN TRŨNG CỬU LONG .
Chương I : Vài nét về lô 15–2. 30
Chương II : Các phương pháp và tài liệu nghiên cứu 32
I. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu 32
II.Mô tả một vài hóa thạch đặc trưng trong trầm tích Oligoxen-Mioxen. 38
Chương III : Các kết quả về sinh địa tầng ở giếng khoan
4TK và 5TK thuộc lô 15-2 48
I. Giếng khoan 15-2 RD 4TK 48
II.Giếng khoan 15-2 RD 5TK 52
Chương IV: Liên kết và so sánh địa tầng giữa các giếng khoan 56
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

åi thuộc Globorotalia sp., Grobigerrinoides sp., trong đó các dạng có và sự biến mất cuối cùng trong N19 gồm Globigerinoides obliquus, Globoquadrina altispira, Globoratalia miocenica, Sphaerodinella subdehiscens có sự xuất hiện đầu tiên trong N19 tuổi Plioxen. Hóa thạch cực nhỏ tảo carbonate cũng phong phú, dạng xác định đới NN12 trong tuổi Pliocen là Dicoaster intercalcaris khi vắng các dạng của NN11.
Bào tử phấn hoa rất đa dạng nhưng cũng rất phong phú là Darcydium spp., Stenochlaena laurifolia và Altingia spp., nhiều Dinoflagellate biển.
Hệ tầng biển Đông phân bố trên toàn bộ bể Cửu Long và môi trường thuộc trầm tích biển nông. Dựa trên hóa thạch động vật, hệ tầng được xếp vào Pliocen-Đệ Tứ.
BẢNG ĐƠN VỊ ĐỊA TẦNG CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG (Thạch học)
BẢNG PHÂN CHIA ĐỊA TẦNG THEO TIÊU CHUẨN CỔ SINH CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG
Tuổi
Thành hệ
Bề dày (m)
Tập địa chấn
Cổ Sinh Vật
Môi trường
Biểu hiện dầu khí
Plioxen _ Đệ Tứ
Biển Đông
400- 700
A
NN12-NN19
NN19-NN12
Đới Darcy dium- Phyllocladus
Biển Nôùng
MIOXEN
Muộn
Đồng Nai
500 -750
BII
NN10 - NN11
NN15-N18
Tf 3
FL.meridonalis
Phụ đới Fl.meridonlis
Ven biển –Biển Nông
Giữa
Côn sơn
250 -900
N9 -N13
Phụ đới Fl.trilobita
Đồng bằng _Ven biển
Sớm
Bạch Hổ
500 - 1250
BI-2
Lớp Rotalit
Fl. levipoli
M.howardi phổ biến nhất
Delta-Biển Nông
Dầu
BI-1
Không gặp
Florschuetzia trilobata
Đồng bằng sông
OLIGOXEN
Trà Tân
100-1200
C
Không gặp
Phu đới Cicricospories dorogensis,Lycopodium neogenicus
Đầm hồ_ Biển nông
Dầu
D
Hiếm bám đáy
Đầm hồ đến vũng vịnh
Trà Cú
400
E
Không gặp
Sông
Dầu và khí
Tiền Đệ Tam ( J-K)
Móng
>1000m
M
Granit, Granodiorit, Biến chất
Dầu
Chương III
ĐẶC ĐIỂM CẤU KIẾN TẠO CỦA BỂ CỬU LONG
I.CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT CỦA VÙNG TRŨNG CỬU LONG :( hình 2 và 3)
Đầu Kainozoi, các trầm tích lấp đầy các trũng sâu trên bề mặt địa hình cổ trước Kainozoi, bể trầm tích Cửu Long được hình thành và sau đó tiếp tục phát triển rồi mở rộng dần trong suốt Đệ Tam tạo ra một bể trầm tích tương đối hoàn chỉnh có dạng Ovan, có trục kéo dài của nó theo hướng Đông Bắc–Tây Nam. Cùng với tiến trình đó cùng với các hoạt động kiến tạo kéo theo là sự hình thành các đứt gãy phân cắt bể Cửu Long ra các đới cấu trúc khác nhau, hình thành hệ thống đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam và Đông Tây đóng vai trò chủ yếu. Các đứt gãy này hoạt động khá mạnh vào các kỷ Oligoxen đến kỷ Mioxen sớm. Do đặc điểm phủ chồng gối trên móng trước Đệ Tam và chịu sự chi phối của các hoạt động kiến tạo trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, bể Cửu Long được phân chia thành các đơn vị cấu trúc chính sau đây: đơn nghiêng, các đới trũng, các đới nâng và các đới không phân dị .
I.1 Các đơn nghiêng:
+ Các đơn nghiêng Tây Bắc :
Còn gọi là địa trũng Vũng Tàu Phan Rang nằm ở rìa Tây–Tây Bắc của bể, do sự phân cắt của các đứt gãy Tây Bắc–Đông Nam và Đông–Nam nên đơn nghiêng có dạng cấu trúc bậc thang.
+ Các đơn nghiêng Đông Nam
Nằm ở phía Nam Đông Nam của bể và kề áp với khối nâng Côn Sơn. So với đơn nghiêng Tây Bắc thì đơn nghiêng này ít bị phân dị hơn và được ngăn cách với đới trung tâm bởi đứt gãy chính có hướng Đông Bắc -Tây Nam.
I.2 Các đới trũng :
Các đới trũng quan trọng là các cấu trúc lõm kế thừa từ mặt móng Kainozoi, và sau đó được mở rộng trong quá trình tách giãn vào thời kỳ Oligoxen rồi trầm tích bị oằn võng trong Mioxen, có 4 đới trũng chủ yếu sau:
+ Đới trũng Tây Bạch Hổ :
Nằm ở phía Tây cấu tạo Bạch Hổ và là một trong số các trũng sâu nhất của bể Cửu Long với độ dày trầm tích đệ Tam lên đến 7000m. Cấu trúc này phát triển theo hướng của hệ thống đứt gãy Đông Bắc–Tây Nam và bị phức tạp hoá do sự chi phối của hệ thống đứt gãy Đông Tây .
+ Đới trũng Đông Bạch Hổ :
Nằm ở phía Đông cấu tạo Bạch Hổ và cũng phát triển theo hướng của hệ thống đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam. Phần dưới của đới này phát triển theo kiểu Rift và phần trên theo kiểu oằn võng.
+ Đới trũng Bắc Bạch Hổ :
Là đới trũng sâu nhất (>8km) và lớn nhất (80x20km) kéo dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. So với các vùng trũng khác thì trũng này phức tạp hơn bởi sự phân cắt của các đứt gãy và các dải nhô cục bộ.
+Đới trũng Bắc Tam Đảo :
Nằm ở phía Bắc Tam Đảo và là nhánh kéo dài của trũng trung tâm với bề dày trầm tích tới 5000m.
I.3 Các đới nâng :
Đa phần các đới nâng của bể Cửu Long là các cấu tạo kế thừa các khối nhô của móng trước Kainozoi và trung tâm, chủ yếu ở phần trung tâm của bể. Các đới nâng trung tâm gồm có:
+ Đới nâng Rồng-Bạch Hổ-Cửu Long :
Còn gọi là đới nâng trung tâm có phương kéo dài theo hướng Đông Bắc–Tây Nam. Đới nâng này bị phân cách với các đới trũng kế cận bởi các đứt gãy lớn đặc biệt là hệ thống đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam. Qua các bản đồ đẳng dày, ta thấy đới nâng này phát triển kế thừa một cách bền vững và liên tục từ móng trước Kainozoi đến tầng “Rotalid”.
+ Đới nâng Trà Tân – Đồng Nai :
Nằm ở phía Bắc Đông Bắc của bể và phát triển theo hướng Đông Bắc-Tây Nam và có xu thế nối vơí các cấu tạo Ba Vì qua sườn dốc của đơn nghiêng Tây Bắc. Đặc điểm cấu trúc của đới này thể hiện khá rõ ở bề mặt móng và trong các thành tạo trước Mioxen. Toàn bộ đới nâng Trà Tân-Đồng Nai bị khống chế bởi hệ thống đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam và bị phân cách bởi các đứt gãy Tây Bắc–Đông Nam sau đó bị chặn lại ở phía Tây Nam bởi đứt gãy có hướng Đông–Tây.
+ Đới nâng Tam Đảo – Bà Đen :
Phát triển kế thừa trên các khối nhô của móng Đệ Tam và phát triển liên tục tới đầu Mioxen. Dươí tác động phân cắt của các đứt gãy Đông–Tây tạo ra một số cấu tạo nhỏ cục bộ và phức tạp thêm đặc tính cấu trúc của đới .
I.3 Đới phân dị cấu trúc Tây Nam :
Là loạt các cấu trúc địa phương bị khống chế bởi hệ thống đứt gãy hướng Đông–Tây và bị phân cắt bởi các đứt gãy địa phương có hướng Đông Bắc–Tây Nam và Tây Bắc–Đông Nam tạo ra các khối nâng, khối sụt cục bộ và phân dị theo hướng hạ dần về trung tâm của bể.
Hình 2 : CÁC YẾU TỐ CẤU TRÚC CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG
Hình 3 : CÁC YẾU TỐ CẤU TRÚC PHỤ BỒN TRŨNG BẮC CỬU LONG
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KIẾN TẠO :
Trong suốt tiến trình hình thành và phát triển bể Cửu Long đã bị tác động và chi phối bởi các chế độ địa động lực được thể hiện ở các giai đoạn khác nhau. Đó là các giai đoạn cố kết móng, tách giãn oằn võng, sau cùng là giai đoạn hoạt động tân kiến tạo.
II.1 Giai đoạn cố kết móng :
Giai đoạn này liên quan với sự hội tụ của lục địa Gonvana (Ấn-Úc) và Nauraxia (Âu-Á) vào cuối nguyên đại Mezozoi tạo ra sự hình thành thềm Sunda và tiêu huỷ hoàn toàn đại dương Tethys. Quá trình xâm nhập và phun trào mạnh mẽ của các thể Plutonic, và Vocanic ở các khu vực xung quanh bể Cửu Long đã kéo theo các chuyển động khối tảng tạo nên hàng loạt đứt gãy làm phân cắt và phân dị hoàn toàn bề mặt địa hình cổ ở cuối nguyên đại Mezozoi tạo thành các khối nâng sụt. Bể Cửu Long đã hình thành trên khối sụt khu vực vào thời kỳ tiền ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top