namchautucongtu

New Member

Download Một số bình luận từ thực tiễn giải quyết vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh miễn phí





Qua việc nghiên cứu về tình tiết vụ việc và các quyết định xử lý vụ việc, quyết định giải quyết khiếu nại, chúng tôi cho rằng, việc giải quyết vụ việc có ý nghĩa quan trọng khẳng định vai trò của pháp luật cạnh tranh trong trật tự thị trường lành mạnh. Cụ thể là:
Thứ nhất, Luật Cạnh tranh là một công cụ pháp lý mới của Nhà nước trong quá trình Việt Nam chuyển sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Luật Cạnh tranh cùng với Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Hàng không dân dụng tạo thành một khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, việc xử lý vụ việc đã khẳng định giá trị của khoản 1, Điều 2 của Luật Cạnh tranh là: Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả những doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Dù biết rằng, trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp độc quyền nhà nước còn đang thực hiện nhiều nhiệm vụ do Nhà nước giao nhằm đảm bảo sự ổn định của những lĩnh vực kinh tế quan trọng, góp phần đảm bảo vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, song điều đó không cho phép các doanh nghiệp này đứng trên pháp luật và cũng không cho phép họ tự tạo ra một kỷ luật kinh doanh riêng.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đặt các điều kiện bất lợi và có giao kết hợp đồng bị hủy bỏ với Vinapco là PA. Vào thời điểm xảy ra hành vi, trên thị trường vận chuyển hành khách bằng máy bay trong nước chỉ có PA và VNA trực tiếp cạnh tranh với nhau mà Vinapco là doanh nghiệp trực thuộc VNA. Với tình trạng này, có hai vấn đề cạnh tranh được đặt ra:
Một là, nhiên liệu bay là đầu vào thiết yếu cho các hãng hàng không. Vinapco là doanh nghiệp độc quyền cung cấp nhiên liệu bay cho các hãng hàng không dân dụng tại các sân bay dân dụng của Việt Nam. Khi Vinapco dừng cung cấp nhiên liệu bay cho bất kỳ công ty kinh doannh vận tải hàng không nào, công ty ấy không thể tiếp tục hoạt động vì không có nguồn cung cấp thay thế. Đã có quan điểm cho rằng, việc áp dụng Luật Cạnh tranh vào môi trường độc quyền là chưa phù hợp. Nhưng trong quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay, vì nhiều lý do, có hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh ở vị trí độc quyền, việc nhận định các tranh chấp thương mại của doanh nghiệp độc quyền theo hướng xử phạt hành chính như trên sẽ tạo ra một tiền lệ không tốt cho phát triển kinh tế nói chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý cạnh tranh nói riêng1. Quan điểm này cho thấy vẫn còn một số doanh nghiệp chưa hiểu rõ về khả năng điều chỉnh và vai trò của Luật Cạnh tranh trong thị trường hiện đại.
Hai là, trong vụ việc này, những hành vi mà các cơ quan tiến hành tố tụng hướng đến điều tra là những hành vi không nhằm bóc lột khách hàng của Vinapco mà chủ yếu là gây ra những khó khăn cho PA trong hoạt động kinh doanh.
Như vậy, đối tượng bị điều tra khá đặc biệt không chỉ bởi vị thế độc quyền mà còn liên quan khá lớn đến thị trường vận chuyển hành khách bằng máy bay. Việc xử lý hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh không chỉ bảo vệ quyền cho PA trước Vinapco mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sự cạnh tranh trên thị trường vận tải hàng không dân dụng nội địa giữa PA và VNA.
Thứ hai, vụ việc diễn ra trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa Vinapco và PA như đã nêu ở trên. Với diễn biến đó, có một số vấn đề pháp lý được đặt ra:
Một là, vụ việc diễn ra trong quá trình hai doanh nghiệp thực hiện hợp đồng thương mại nên hành vi không tiếp tục thực hiện hợp đồng hay không tích cực thực hiện các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng có là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh? Theo Vinapco, đây là một hợp đồng thương mại thuần túy, các bên trong hợp đồng đều tự nguyện, bình đẳng và không bị bất kỳ sức ép nào trong việc thương thảo ký kết hợp đồng. Trong Hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên đã được xác định rõ, tuân thủ toàn bộ các quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực cung ứng nhiên liệu hàng không. Trong suốt thời gian thực hiện Hợp đồng, PA cũng như Vinapco chưa bao giờ có văn bản khiếu nại để phản ánh về sự không bình đẳng, đơn phương hủy bỏ hợp đồng hay lạm dụng vị thế độc quyền gây khó khăn cho khách hàng. Về bản chất, sự việc tạm ngừng giao hàng theo Hợp đồng ngày 01/4/2008 là một tranh chấp thương mại thuần túy phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Mặt khác, hợp đồng ký giữa Vinapco và PA đã có đầy đủ chế tài và cách xử lý các tranh chấp,… Bản thân các bên liên quan đã giải quyết ổn thỏa, PA không khởi kiện Vinapco ra tòa, cơ quan chủ quản của cả hai doanh nghiệp là Bộ Giao thông vận tải cũng đã có kết luận2. Vì vậy, nếu có sự vi phạm hợp đồng thì chỉ áp dụng các chế tài đã được thỏa thuận trong hợp đồng để xử lý. Pháp luật cạnh tranh và các cơ quan quản lý cạnh tranh không nên can thiệp bằng các chế tài hành chính vào các giao dịch dân sự – thương mại thuần túy. Quan điểm này đã giới hạn sự can thiệp từ phía các cơ quan quản lý cạnh tranh đối với hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường khi cho rằng việc tiến hành điều tra, xử lý phạt hành chính theo Luật Cạnh tranh đối với một tranh chấp hợp đồng thương mại là không phù hợp với bản chất của vụ việc.
Hai là, dường như hành vi ngừng cung cấp nhiên liệu chỉ là phản ứng tiêu cực của Vinapco trước thái độ không tích cực tham gia thương lượng về phí cung cấp xăng dầu của PA. Vấn đề là phản ứng dây chuyền của các bên trong vụ việc có là yếu tố cấu thành sự vi phạm hay là cơ sở để giải phóng trách nhiệm của người thực hiện hành vi hay không. Bởi lẽ, nếu kéo dài việc đàm phán mà không đi đến một kết quả nhất định, Vinapco phải gánh chịu thiệt hại do mức giá đầu vào đang tăng cao và có dấu hiệu cho thấy, PA cố tình kéo dài thời điểm thực hiện hợp đồng thấp hơn 20% giá hiện tại để hưởng lợi trong kinh doanh3.
Thứ ba, vụ việc không do các doanh nghiệp có liên quan khiếu nại. Ngày 22/4/2008, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra Quyết định số 21/QĐ-QLCT về việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh và ngày 28/5/2008, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra Quyết định số 34/QĐ-QLCT về việc điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh. Như vậy, Cục Quản lý cạnh tranh đã áp dụng triệt để khoản 2, Điều 86 để ra quyết định điều tra sơ bộ khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh. Ngày 14/4/2009, Hội đồng xử lý vụ việc ra quyết định xử lý vụ việc. Theo quyết định này, Vinapco bị xử lý vì đã thực hiện hai hành vi hạn chế cạnh tranh theo Điều 14 của Luật Cạnh tranh (đã đề cập ở trên) và bị xử phạt với mức 0,05% doanh thu của Công ty này trong năm 2007 (năm trước đó) và đưa ra ba kiến nghị: (1) Tách Vinapco ra khỏi VNA; (2) Cấp giấy phép cho các doanh nghiệp khác cùng được thực hiện chức năng cung cấp xăng dầu hàng không; (3) Tăng cường hơn nữa quản lý nhà nước đối với dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không tại Việt Nam.
Ngày 26/6/2009, Hội đồng Cạnh tranh đã ra quyết định giải quyết khiếu nại của Vinapco đối với Quyết định số 11/QĐ-HĐXL ngày 14/4/2009 của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong quyết định này, về cơ bản, Hội đồng Cạnh tranh ủng hộ những đánh giá và kết luận trong Quyết định 11/QĐ-HĐXL của Hội đồng Xử lý vụ việc.
Diễn biến của vụ việc cho thấy thủ tục tố tụng cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh đã được áp dụng triệt để từ các giai đoạn điều tra cho đến giai đoạn giải quyết khiếu nại ở Hội đồng Cạnh tranh. Vì là vụ việc hạn chế cạnh tranh đầu tiên nên việc tiến hành tố tụng trên thực tế được coi như sự kiểm nghiệm hữu hiệu về tính khả thi của các quy định của đạo luật này và những tác động của nó đến thị trường.
2. Bình luận về việc giải quyết vụ việc
Qua việc nghiên cứu về tình tiết vụ việc và các quyết định xử lý vụ việc, quyết định giải quyết khiếu nại, chúng tui cho rằng, việc giải quyết vụ việc có ý nghĩa quan trọng khẳng định vai trò của pháp luật cạnh tranh trong trật tự thị trường lành mạnh. Cụ thể là:
Thứ nhất, Luật Cạnh tranh là một công cụ pháp lý mới của Nhà nước trong quá trình Việt Nam chuyển sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Luật Cạ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh phù đầu ở lợn sau cai sữa trên địa bàn tỉnh Thái Bình và chế Nông Lâm Thủy sản 0
1 Vận dụng một số phương pháp thống kê để hoàn thiện hệ thống phân tích biến động doanh thu tại khách sạn Hòa Bình Khoa học Tự nhiên 2
R Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận tân bình, thành phố hồ c Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình vốn đầu tư thực hiện của tỉnh Thái Bình tro Luận văn Kinh tế 0
D NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊM CHỦNG Ở TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN THỚI BÌNH Y dược 0
C Một số giải pháp Marketing hoàn thiện xuất khẩu nông sản sang thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
T Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Hoà Bình Luận văn Kinh tế 0
T Nhận thức của người cao tuổi về cái chết tại một số huyện tỉnh Thái Bình Tâm lý học đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top