rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
4. Giả thuyết khoa học 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6. Phạm vi nghiên cứu 5
7. Phương pháp nghiên cứu 6
8. Những đóng góp mới của luận văn 6
9. Cấu trúc của luận văn 6
Chương I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 9
1.2.1. Giáo viên, đội ngũ giáo viên 9
1.2.2. Chất lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên THCS 11
1.2.3. Nâng cao và nâng cao chất lượng đội ngũ GV 12
1.2.4. Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV 13
1.3. Người giáo viên THCS trong bối cảnh hiện nay 13
1.4. Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS 20
1.5. Quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS 29
* Kết luận chương 1 31
Chương 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN BÌNH TÂN, TP. HỒ CHÍ MINH 33
2.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên, KT - XH và tình hình giáo dục của quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh 33
2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên THCS Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh 43
2.2.1. Thực trạng về số lượng, cơ cấu 43
2.2.2. Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ giáo viên 47
2.2.3. Thực trạng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ GV 48
2.2.4. Thực trạng về trình độ ngoại ngữ, tin học 52
2.3. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh 53
2.3.1. Thực trạng quản lý việc nâng cao số lượng giáo viên THCS 53
2.3.2. Thực trạng quản lý việc nâng cao chất lượng giáo viên THCS 54
2.3.3. Thực trạng quản lý việc nâng cao cơ cấu giáo viên THCS 55
2.3.4. Thực trạng quản lý các yếu tố đảm bảo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS 56
2.3.5. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên 57
2.4. Đánh giá chung về thực trạng 58
* Kết luận chương 2 62
Chương 3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS QUẬN BÌNH TÂN, TP. HỒ CHÍ MINH 63
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 63
3.2. Đề xuất các giải pháp 65
3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao số lượng, đảm bảo về cơ cấu 65
3.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ 70
3.2.3. Nhóm giải pháp về các yếu tố đảm bảo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS 88
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS quận Bình Tân. 95
3.4. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất 95
* Kết luận chương 3 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
1.4.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn
Có trình độ chuyên môn được đào tạo theo đúng chuẩn trình độ của giáo viên giảng dạy ở cấp học.
Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy.
Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống.
Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học hay có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém hay học sinh còn nhiều hạn chế tiến bộ.
Có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học của cấp học và vận dụng được vào việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử trong giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Có kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, và vận dụng phù hợp với cấp học, đánh giá học sinh chính xác, khách quan theo đúng quy định hiện hành.
Có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc để đáp ứng yêu cầu dạy học.
Có hiểu biết cơ bản về nhiệm vụ chính trị, kinh tế -văn hóa, xã hội của tỉnh, thị xã, xã phường nơi công tác.
1.4.2.3. Nâng cao nghiệp vụ sư phạm
Lập kế hoạch dạy học trong năm học và từng học kỳ nhằm cụ thể hóa chương trình giáo dục cấp học theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với đặc điểm của trường và lớp được phân công giảng dạy. Biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò.
Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, lựa chọn và kết hợp tốt các PPDH thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp, phát huy chức năng động, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh.
Biết cách hướng dẫn học sinh tự học.
Sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp đối tượng học sinh, sử dụng kết quả kiểm tra chính việc học tập của học sinh một cách tích cực.
Để tất cả các thầy cô giáo thực hiện tốt được nhiệm vụ theo xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, công tác bồi dưỡng giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện việc bồi dưỡng là nhiệm vụ được tiến hành trong suốt quá trình công tác của giáo viên, với mục tiêu cập nhật, bổ sung kiến thức, đào tạo tiếp tục, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho người giáo viên, giúp người giáo viên không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn sâu, rộng; có kĩ năng sư phạm lành nghề, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng. Muốn vậy, GV phải nghiên cứu để hiểu sâu chương trình, Sách giáo khoa, đọc và ghi chép nhiều tài liệu tham khảo; có thói quen ham đọc các sách báo, tạp chí khác để thu thập các thông tin hữu ích. Đáng tiếc là nhiều GV và CBQL giáo dục các cấp hiện nay còn ít đọc, ngại đọc, lười đọc, không chịu học hỏi. Bài giảng vì thế mà nông cạn, không thiết thực, không sinh động, không hấp dẫn HS, CBQL công tác kém hiệu quả.
1.4.2.4. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ
Đội ngũ nhà giáo mạnh phải biết đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học; phải tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học nhằm phục vụ tốt hơn trong việc giảng dạy.
Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV, cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao, hoàn thiện nhân cách và nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người GV, trình độ chuyên môn của nhân viên trong nhà trường. Nghiệp vụ sư phạm của người GV được hình thành trong giai đoạn đào tạo ban đầu ở trường sư phạm, được cũng cố và phát triển trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV trong quá trình hoạt động sư phạm. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng GD toàn diện trong nhà trường, người cán bộ quản lý cần đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng đội ngũ GV.
Như chúng ta đã biết, đặc điểm lao động sư phạm đặc thù của GV, vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức, vừa tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Phương tiện lao động của người GV là một loại công cụ đặc biệt, đó là phẩm chất, nhân cách và trí tuệ của GV. Trong quá trình lao động, GV phải sử dụng những tri thức cùng phong cách mẫu mực của mình tác động lên tình cảm, trí tuệ của học sinh nhằm giúp các em lĩnh hội những tri thức, hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình. Do đó, nội dung bồi dưỡng GV phải toàn diện.
Trước hết cần bồi dưỡng chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp cho GV, bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ GV. Song song với việc bồi dưỡng năng lực sư phạm, đây là nội dung cơ bản quan trọng trong công tác bồi dưỡng GV. Năng lực sư phạm bao gồm năng lực tổ chức dạy học và năng lực tổ chức quá trình giáo dục. Tri thức khoa học sâu và rộng là nền tảng của năng lực sư phạm.
1.4.3. Phương pháp và các hình thức bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV
Học tập chính trị: Ngoài việc tổ chức cho giáo viên học tập bồi dưỡng tư tưởng chính trị giúp cho giáo viên nắm được những quan điểm về đường lối của Đảng, chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước của ngành và của địa phương.
Học tập qua chuyên đề: Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, trước hết giáo viên nắm vững mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp bài dạy của từng môn, biết vận dụng, phối hợp điều kiện thực tế đi sâu, đi sát, thể hiện linh hoạt sáng tạo nhẹ nhàng vào bài.
Học tập qua các phương tiện thông tin: Qua tham khảo sách báo, tập chí giáo dục, băng đĩa, đài truyền thanh truyền hình, tìm trên mạng…
cách tự học tự bồi dưỡng: Muốn có chất lượng đội ngũ giáo viên vững vàng thì trước hết người cán bộ (chuyên môn) phải có trình độ văn hóa, chuyên môn vững vàng, có trách nhiệm kiên trì linh hoạt có lòng bao dung vị tha trân trọng. Nhận thức được điều đó bản thân tui không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn, nghiệp vụ trao dồi phẩm chất đạo đức với tư tưởng chính trị. Đồng thời tạo mọi điều kiện hổ trợ cho cho đội ngũ cán bộ giáo viên vận dụng tốt những lý luận đã nắm được vào thực tiễn, sinh động tổ chức để giáo viên trao đổi học tập lẫn nhau, từ đó tích lũy được những kinh nghiệm đã tìm ra những giải pháp nhằm học tập rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng giáo viên trong năm học.
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS
Điều kiện mới của kinh tế xã hội: Do dân số tăng rất nhanh, chủ yếu do dân nhập cư từ các địa phương khác đến sinh sống. Đồng thời, quận Bình Tân đang trên đà phát triển và đang trong quá trình đô thị hóa. Nền kinh tế quận đang phát triển theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; sự nghiệp giáo dục được quan tâm với quy mô trường lớp liên tục được đầu tư mở rộng, chất lượng giáo dục có chuyển biến tích cực, đảm bảo mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực vẫn trong tình trạng chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top