Download Đề án Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2020 miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 8
1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngành thủy sản 8
1.1.1. Khái niệm ngành thủy sản 8
1.1.2. Đặc điểm chủ yếu của sản xuất kinh doanh thủy sản 8
1.2. Vị trí, vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 9
1.2.1. Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam 9
1.2.2. Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm 10
1.2.3. Xoá đói giảm nghèo 10
1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn 11
1.2.5. Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai 12
1.2.6. Là nguồn xuất khẩu quan trọng 12
1.2.7. Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo 12
1.3. Tiềm năng phát triển thủy sản Việt Nam 13
1.3.1. Tiềm năng tài nguyên 13
1.3.2. Tiềm năng con người 17
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam 17
1.4.1. Yếu tố bên trong 17
1.4.2. Yếu tố bên ngoài 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA 21
2.1. Khái quát về tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 21
2.1.1. Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 21
2.1.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 24
2.1.3. Về thị trường xuất khẩu 27
2.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 28
2.2.1.Những nét chung về thị trường nhập khẩu thuỷ sản EU 28
2.2.1.1. Khái quát thị trường nhập khẩu thủy sản EU 28
2.2.1.2. Hệ thống tiêu thụ và xu hướng tiêu thụ 28
2.2.1.3. Một số quy định của EU đối với hoạt động nhập khẩu thủy sản 32
2.2.1.4. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU 33
2.2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU trong thời gian qua 34
2.2.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu 34
2.2.2.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 37
2.2.2.3. Về thị trường xuất khẩu 38
2.2.2.4. Về hiệu quả xuất khẩu 39
2.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 41
2.3.1. Những kết quả đạt được 41
2.3.2. Những mặt hạn chế 43
2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế 44
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan 44
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 46
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2011-2020 47
3.1. Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU 47
3.1.1. Cơ hội 47
3.1.2. Thách thức 49
3.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu đến năm 2020 50
3.2.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu 50
3.2.1.1. Quan điểm phát triển 50
3.2.1.2. Định hướng đến năm 2020 51
3.2.1.3. Mục tiêu thực hiện 51
3.2.2. Dự báo 52
3.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2020 55
3.3.1. Các giải pháp vĩ mô 55
3.2.2 Các giải pháp vi mô 58
3.3. Kiến nghị 61
KẾT LUẬN 64
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Achentina, Colombia, Ấn Độ, Thái Lan và Malaixia,….
Thị trường nhập khẩu thủy sản của Pháp: là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai trong khu vực EU (sau Tây Ban Nha). Các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là cá hồi, cá tuyết. Các sản phẩm mới cá ngừ, tôm cua cũng đang có xu hướng phát triển mạnh tại Pháp. Trung bình, người dân Pháp tiêu thụ 24 kg thủy sản/năm (so với 21kg/năm của EU), chiếm 7% trong tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của toàn EU và 4% về sản lượng.
Thị trường nhập khẩu thủy sản Đức: Đức chiếm vị trí trung tâm của Tây Âu, với cơ sở hạ tầng được thiết lập nối với các quốc gia ở phía Đông, tiếp giáp với đường biên giới của 6 quốc gia thuộc EU và EFTA. Đức nhập khẩu một khối lượng lớn sản phẩm thủy sản, nên công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm lớn nhất của Đức.
Mặc dù, mức tiêu dùng sản phẩm thủy sản trên đầu người của Đức không cao, nhưng với dân số trên 80 triệu người và không có nền sản xuất nội địa lớn, nên Đức là thị trường nhập khẩu khá nhiều thủy sản, đứng thứ 3 ở châu Âu (sau Tây Ban Nha và Pháp). Hằng năm, lượng tôm nhập khẩu vào Đức đáp ứng khoảng 2/3 nhu cầu thị trường nội địa. Nhập khẩu tôm nước ấm vào Đức dưới dạng đông lạnh (không đầu, bóc vỏ hay cả vỏ) và các dạng chế biến chín sẽ tiếp tục gia tăng do ngày càng có nhiều hộ gia đình ở Đức ăn thủy sản và tôm.
Thị trường nhập khẩu thủy sản Anh: Anh có điều kiện thuận lợi trong việc đánh bắt hải sản (chiếm tới 1/5 sản lượng hải sản của EU), nhưng Anh vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhập khẩu tôm của Anh không lớn so với cá do thói quen tiêu dùng của người Anh là thích ăn các loại cá đã qua chế biến (như cá rán, cá viên,…), mặt hàng tôm nhập khẩu chủ yếu để phục vụ cộng đồng người châu Á sinh sống ở Anh.
Thị trường nhập khẩu thủy sản Italy: là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5 của EU. Tổng sản lượng thủy sản của Italy chỉ vào khoảng 0,6 triệu tấn/năm, tuy nhiên với hơn 57 triệu dân và hàng chục triệu khách du lịch, hàng năm Italy phải nhập khẩu từ 0,9-1 triệu tấn thủy sản. Thị trường nhập khẩu thủy sản của Italy hầu như ít biến động trong nhiều năm qua. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Italy là cá ngừ đóng hộp, mực đông lạnh, tôm và cá philê đông lạnh.
Dự báo, thị trường nhập khẩu thủy sản EU sẽ tạo nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản (là nhóm hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất) của các nước đang phát triển trong thời gian tới. Chính sách đối với nhập khẩu thủy sản của EU bao gồm chú ý đến nhu cầu của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng, đảm bảo phát triển bền vững và tính liên kết xã hội ngày càng cao.
2.2.1.3. Một số quy định của EU đối với hoạt động nhập khẩu thủy sản
Hiện nay, EU được coi là thị trường có hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới. Hàng thủy sản của các nước đưa vào EU phải tuân thủ các quy định sau:
Quy định về vệ sinh: các nước muốn đưa thủy sản vào EU phải nằm trong danh sách các nước được phép xuất khẩu vào EU. Các lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của EU do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp.
Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: theo các quy chế 91/492/EEC và 91/493/EEC, các sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh, độ tươi, nhiễm vi sinh tối đa, dư lượng hóa chất, chất độc, độc tố sinh học biến và kí sinh trùng.
Quy định về giám sát: Quyết định 94/356/EEC yêu cầu nhà sản xuất có hàng thủy sản xuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạt động sản xuất và chế biến của mình phù hợp với tiêu chuản HACCP. Tiêu chuẩn HACCP là điều kiện quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào EU.
Nguyên vật liệu đóng gói cho phép, bao bì và nhãn mác: Hướng dẫn khung 89/109/EEC về nguyên vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, và hướng dẫn cụ thể đối với vật liệu đóng gói bằng nhựa (hướng dẫn 2002/72/EEC).
Nếu hàng nhập khẩu của bất kì quốc gia nào bị một nước thành viên EU phát hiện có vấn đề về chất lượng lập tức sẽ bị đưa lên hệ thống thông báo nhanh về thực phẩm (RASFF) cho tất cả các thành viên khác. Từ đó, EU sẽ có những biện pháp cấm hay hạn chế nhập khẩu riêng đối với từng trường hợp vi phạm cụ thể.
Theo quy định mới, từ ngày 1/1/2010, thủy sản nhập khẩu vào EU phải phù hợp với quy định IUU (Illegal unreported and unregulated fishing-Luật phải chứng minh được nguồn gốc thủy sản). Theo đó các lô hàng phải có thông tin từ tên tàu khai thác, tên chủ tàu, phương tiện đánh bắt và vùng biển khai thác, loại sản phẩm và trọng lượng, giấy khai báo chuyến hàng trên biển, trong khu vực cảng, tàu tiếp nhận hay đơn vị tiếp nhận trong cảng… Như vậy để xuất khẩu vào EU, doanh nghiệp không thể sử dụng các lô hàng hải sản không rõ nguồn gốc, không đủ chứng từ.
2.2.1.4. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
Ngày nay, với mọi quốc gia, dù trình độ phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật đạt đến mức độ nào đi chăng nữa, dù tài nguyên thiên nhiên phong phú và giàu có đến đâu thì hoạt động xuất khẩu vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói, xuất khẩu đã trở thành yếu tố sống còn và không thể thiếu của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế. Xuất khẩu là tiền đề vững chắc để công nghiệp hoá đất nước và là mũi nhọn ưu tiên trong nền kinh tế quốc dân. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động xuất khẩu và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa ra thị trường thế giới mới có điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống nhân dân.
Trong nhiều năm trở lại đây, thủy sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của ngành này đóng góp không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế của cả đất nước nói chung. Văn kiện đại hội đảng IX đã khẳng định rõ: “Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước trong thế kỷ thứ 21, vươn lên hàng đầu trong khu vực..”.
Với phương trâm đa dạng hoá mặt hàng, đa phương hoá thị trường trong xuất khẩu, thì việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU là một vấn đề tất yếu. Bởi Liên minh châu Âu đã và đang chứng minh cho thế giới thấy sự liên kết ngày càng sâu sắc của toàn khối cùng những thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội rõ nét. Chính vì thế, EU được coi là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng thủy sản nói riêng. Hơn thế nữa, trong tình hình hiện nay khi mà nhập khẩu thủy sản của thị trường Nhật Bản có dấu hiệu chững lại và Mỹ đặt ra những quy địn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
P Khảo sát đề xuất cơ hội giảm thiểu nước thải và phương án xử lý nước thải cho công ty dệt may Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
C Đồ án Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý rác thải cho một huyện ngoại thành quy mô 300 tấn/ngày Kiến trúc, xây dựng 2
C Đề án Thực trạng và giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Thực trạng và phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean Luận văn Kinh tế 0
T Đề xuất phương án xây dựng bộ máy tổ chức quản lý công ty Apatit Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
L Đề án Giải phát phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu đề xuất các phương án có cơ sở khoa học và khả thi quản lý chất thải rắn Quận 3, thành ph Khoa học Tự nhiên 0
P Đề án Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và phương hướng phát triển Luận văn Kinh tế 0
P Thẩm định dự án đầu tư và một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tạ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top