Luận văn Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

Download Luận văn Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO miễn phí





MỤC LỤC
 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, KHUNG vi
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 3
1.1. Nhân tố cơ bản tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 3
1.1.1. Hệ thống thuế quan của EU 3
1.1.1.1. Thuế nhập khẩu 3
1.1.1.2. Thuế ưu đãi 3
1.1.1.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT) 6
1.1.1.4. Thuế nông sản và hải sản: 6
1.1.2. Hệ thống phi thuế quan của EU 7
1.1.2.1. Quy định của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm 7
1.1.2.2. Quy định của EU về bảo vệ môi trường và nguồn lợi 20
1.1.3. Nhân tố khác tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU 21
1.1.3.1. Các đối thủ cạnh tranh 21
1.1.3.2. Thiếu hụt nguồn nguyên liệu có chất lượng 21
1.1.3.3. Khoảng cách địa lý 22
1.1.3.4. Chỉ số tự do kinh tế 22
1.2. Nhập khẩu thủy sản của EU 23
1.2.1. Về tập quán tiêu dùng 23
1.2.2. Về kênh phân phối của EU 24
1.2.3. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU 24
1.3. Tổng quan về hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 26
1.3.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất và nuôi trồng thủy sản 26
1.3.1.1. Năng lực sản xuất và khai thác thủy sản 26
1.3.1.2. Giá trị thủy hải sản trong nuôi trồng và khai thác 28
1.3.2. Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 30
1.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 30
1.3.2.2. Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 32
 
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 34
 
2.1. Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 34
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU 34
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU 36
2.1.3. Giá cả các mặt hàng thủy sản tại thị trường EU 38
2.2. Xu hướng nhập khẩu thuỷ sản của EU từ năm 2008 – 2010 40
2.2.1. Xu hướng nhập khẩu chung 40
2.2.2. Xu hướng nhập khẩu cá ngừ đông lạnh 40
2.2.3. Xu hướng nhập khẩu tôm đông lạnh 42
2.2.4. Xu hướng nhập khẩu mực và bạch tuộc 45
2.3. Chương trình kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam 48
2.3.1. Hệ thống phân cấp kiểm soát 48
2.3.2. Nội dung hoạt động của chương trình 50
2.3.3. Kết quả của chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại Thuỷ sản 51
2.3.4. Kết luận rút ra từ chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại 55
2.4. Phân tích định tính các nhân tố tác động tới xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU 56
2.4.1. Hệ thống hàng rào phi thuế quan của EU 56
2.4.1.1. Tác động từ rào cản kỹ thuật của EU 56
2.4.1.2. Mối đe dọa từ pháp luật chống bán phá giá của EU 58
2.4.2. Tỷ giá hối đoái USD/VNĐ 61
CHƯƠNG 3. DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO 66
3.1. Định hướng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU 66
3.1.1. Phương pháp phân tích 66
3.1.1.1. Mục đích phân tích 66
3.1.1.2. Mô hình sử dụng 66
3.1.2. Dự báo giá trị xuất khẩu đối với một số mặt hàng của Việt Nam sang EU 67
3.1.2.1. Tổng giá trị xuất khẩu nói chung 67
3.1.2.2. Mặt hàng tôm đông lạnh 68
3.1.2.3. Mặt hàng cá tươi và đông lạnh các loại 69
3.1.2.4. Mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh 70
3.1.3. Chuyển đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU trong giai đoạn 2008 – 2010 71
3.2. Một số giải pháp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc kiểm soát chất lượng thủy sản nuôi trồng 73
3.3. Các giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đối với Nhà nước 80
3.3.1. Hỗ trợ các doanh nghiệp do sự bất ổn của tỷ giá hối đoái 80
3.3.2. Quy hoạch phát triển nuôi trồng nông, thủy sản 80
3.3.3. Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn của EU 81
3.3.4. Bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu trong quá trình đàm phán thương mại 86
3.3.5. Phối hợp giữa các Bộ ban ngành trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của thủy sản xuất khẩu 86
3.4. Các giải pháp đối với doanh nghiệp trong việc nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 90
3.4.1. Xây dựng, đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh 90
3.4.2. Tạo nguồn nguyên liệu ổn định 91
3.4.3. Các giải pháp nhằm đổi mới, tăng cường năng lực công nghệ chế biến 92
3.4.4. Xây dựng phát triển thương hiệu trên thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản 93
3.4.5. Nâng cao vai trò của Hiệp hội thuỷ sản trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu 94
 
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 1
DỰ BÁO SẢN LƯỢNG NHẬP KHẨU CÁ NGỪ CỦA THỊ TRƯỜNG EU
GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 97
PHỤ LỤC 2
DỰ BÁO NHU CẦU NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MỰC VÀ BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH CỦA TÂY BAN NHA VÀ ITALIA GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 99
PHỤ LỤC 3
DỰ BÁO SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN NÓI CHUNG VÀ CỦA TỪNG MẶT HÀNG CHI TIẾT SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 106
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tiêu chuẩn này.
Mặt khác, phần trăm lượt phát hiện/phân tích cũng giảm rõ rệt, điều này đồng nghĩa với việc ngày càng ít mẫu xét nghiệm có chứa Pb, đặc biệt, trong năm 2007 chỉ có 8% trong số các mẫu đem xét nghiệm có chứa Pb và nồng độ phát hiện cao nhất đều thấp hơn quy định của EU, Việt Nam đã kiểm soát rất tốt chất độc hại này trong khâu nuôi trồng thủy sản. Việc đánh giá kết quả chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thuỷ sản được tiếp tục với các phân tích sau.
Nồng độ dư lượng Hg, Cd trong nuôi trồng thuỷ sản đều thấp hơn giới hạn tối đa trong quy định của EU. Đối với dư lượng chất Hg, các xét nghiệm đều cho kết quả phát hiện thấp so với hạn mức của EU và phần trăm phát hiện cũng giảm dần, tới năm 2007 tỷ lệ phát hiện là dưới 17%.
Dư lượng chất Cd trong nuôi trồng thuỷ sản có nồng độ phát hiện cao nhất gần với mức tối đa của EU và trong giai đoạn 2005 – 2007 có xu hướng tăng trở lại. Đây là điều thông báo đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản Việt Nam, các cơ quan quản lý địa phương cần thường xuyên theo dõi, xét nghiệm, tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh và khoanh vùng ô nhiễm để tránh lây lan.
Biểu đồ 2.14. Kiểm định dư lượng Hg, Cd trong thuỷ sản
Nguồn:
c) Các chất cấm sử dụng
Từ năm 2000 – 2003, chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản tập trung kiểm soát các chất cấm là Chloramphenicol và Nitrofurans. Từ năm 2004 đến nay, chương trình đã bổ sung thêm danh mục một số các chất cấm sử dụng theo yêu cầu của thị trường EU, bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu phân tích ngày càng đa dạng, Cục Quản lý CL, ATVS & TYTS đã trang bị cho các cơ sở phân tích các trang thiết bị hiện đại, đào tạo các cán bộ nắm vững các quy trình mới, đến tháng 6/2007 đã phát hiện 645 mẫu thuỷ sản nuôi có dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trên 10 nghìn lượt phân tích, nơi phát hiện dư lượng các chất cấm sử dụng đã được khoanh vùng và đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan quản lý tại địa phương.
d) Nhóm các chất hạn chế sử dụng
Từ năm 2000 – 2002, chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại trong thuỷ sản nuôi chủ yếu kiểm soát các chất kháng sinh hạn chế sử dụng thuộc nhóm Tetracyline. Từ năm 2003, chương trình đã bổ sung thêm một số các kháng sinh loại mới như nhóm Sulfornamids, Quinolones, các kết quả kiểm nghiệm từ năm 2000 – 2005 cho thấy đã phát hiện 264 mẫu thuỷ sản nuôi có hoá chất và các chất kháng sinh hạn chế sử dụng trên tổng số 19.341 lượt phân tích, trong đó 7 trường hợp có nồng độ vượt ngưỡng cho phép.
Kết luận rút ra từ chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại
a) Vai trò của chương trình
Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thuỷ sản nuôi đã được EC đánh giá và công nhận từ năm 2000, góp phần quan trọng vào việc xem xét công nhận Việt Nam vào danh sách Nhóm 1 các nước được phép xuất khẩu vào thị trường EU. Vào tháng 12/2007, một số quốc gia EU trong đó có Italia, Đức đã ký kết chương trình hợp tác đào tạo cán bộ quản lý về nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam, dự án đã đi vào thực hiện vào tháng 3/2008 khẳng định sự hợp tác giữa Việt Nam và EU trong việc kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thời gian tới.
b) Hiệu quả của chương trình
Qua 8 năm thực hiện, chương trình đã mang lại hiệu quả hết sức to lớn, dư lượng các chất độc hại cũng như tỷ lệ phát hiện trong quá trình xét nghiệm trong thuỷ sản nuôi trồng giảm dần, nồng độ lớn nhất phát hiện đều nhỏ hơn các giới hạn cho phép của EU. Từ hộ nuôi trồng thuỷ sản, đến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đã hiểu được tầm quan trọng của việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm, thực hiện quy trình sản xuất khoa học và được EU công nhận. Do đó, ngày càng nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam được cấp giấy phép xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU.
Theo thông tin cập nhật đến ngày 10/3/2008 kèm theo công văn số 146/QLCL – CL 1 ngày 18/3/2008 của Bộ NN & PTNT công bố danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam được phép xuất khẩu sang EU, theo đó, hiện nay có 266 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường EU. Các doanh nghiệp này được phân bố nhiều nhất tại các khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào, điều kiện vệ sinh an toàn trong nuôi trồng, khai thác và chế biến đạt tiêu chuẩn EU. Số lượng các doanh nghiệp này trong mỗi vùng được thống kê như sau.
Trung tâm Chất lượng và Thú y Thuỷ sản vùng 1 có 6 doanh nghiệp; trung tâm Chất lượng và Thú y Thuỷ sản vùng 2 có 17 doanh nghiệp; trung tâm Chất lượng và Thú y Thuỷ sản vùng 3 có 23 doanh ngiệp; trung tâm Chất lượng và Thú y Thuỷ sản vùng 4 đứng đầu cả nước với 93 doanh nghiệp, trong đó phần lớn ở tỉnh Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, TP. Vũng Tàu, điều này hoàn toàn phù hợp do diện tích nuôi trồng thuỷ sản và số lượng tàu đánh bắt xa bờ của vùng luôn cao nhất nước; trung tâm Chất lượng và Thú y Thuỷ sản vùng 5 có 46 doanh nghiệp; trung tâm Chất lượng và Thú y Thuỷ sản vùng 6 đứng vị trí thứ hai với 81 doanh nghiệp, trong khu vực này các địa phương có nhiều doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang EU là Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang.
Phân tích định tính các nhân tố tác động tới xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU
Hệ thống hàng rào phi thuế quan của EU
Hệ thống hàng rào phi thuế quan của EU được xây dựng theo xu hướng tăng giảm dần hàng rào thuế quan và tăng dần các rào cản phi thuế, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cải thiện và không gây tổn hại tới môi trường sống, bảo vệ quyền lợi người lao động... điều này hoàn toàn phù hợp với quy định trong WTO. Trong hệ thống rào cản phi thuế đó, hai nhân tố tác động và đe dọa lớn nhất tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU là các rào cản kỹ thuật và pháp luật chống bán phá giá.
Tác động từ rào cản kỹ thuật của EU
Hệ thống các quy định của EU liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc đối với các sản phẩm nhập khẩu vào EU liên tục được cập nhập, bổ sung và sửa đổi ngày càng khắt khe hơn Các quy định về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của EU được trình bày trong Chương 1, mục 1.1.
. Có thể nói, việc một hàng hóa muốn thâm nhập được thị trường EU thì điều trước tiên hàng hóa đó phải đảm bảo được các tiêu chuẩn của EU, đặc biệt đối với các mặt hàng thủy sản, một mặt hàng thực phẩm nhạy cảm liên quan trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng thì các quy định mà EU đưa ra với mặt hàng này rất cao và chặt chẽ. Đây là rào cản đầu tiên và lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU.
Nhu cầu thủy sản của thị trường EU là rất lớn, đặc biệt tăng nhanh trong từ năm 2005 trở lại đây, khi mà dịch cúm gia cầm đe dọa ngành thực phẩm toàn thế giới thì người tiêu dùng EU chuyển dần sang tiêu dùng các sản phẩm thủy sản giàu dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe hơn. Ngoài ra, kể từ thời điểm Việt Nam ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top