vitga_11a2

New Member
Download Chuyên đề Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội

Download Chuyên đề Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội miễn phí





Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội chuyên sản xuất các loại bít tất dệt kim có chất lượng cao nên đòi hỏi nguyên vật liệu phải đặc thù và đáp ứng yêu cầu của công nghệ sản xuất. Nguyên vật liệu sử dụng trong công ty khá đa dạng và phong phú như các loại sợi, chun, hoá chất . Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là mua ngoài của những bạn hàng có uy tín, lâu năm, tất cả đều có hợp đồng kinh tế và thanh toán trả chậm là phần lớn. Nguyên vật liệu công ty mua về chủ yếu dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm nên chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm của công ty.
* Tình hình quản lý nguyên vật liệu
- Ở khâu thu mua: để có nguyên vật liệu kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất, phòng sản xuất kinh doanh phải định mức được nguyên vật liệu và có kế hoạch thu mua kịp thời. Nguyên vật liệu luôn được giao về tận kho kèm theo các chứng từ hợp lệ.
- Ở khâu bảo quản: Vấn đề lớn cần quan tâm lớn của công ty là hệ thống kho tàng. Công ty đã có hệ thống kho tàng khá vững chắc nhằm bảo quản và cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất. Hơn nữa, nguyên vật liệu của công ty phải đảm bảo không bị mất mát, hư hỏng nên công ty phải bố trí mạng lưới bảo vệ chặt chẽ đối với từng kho nguyên vật liệu dù lớn hay nhỏ. Quản đốc phân xưởng và các thủ kho có trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu, theo dõi kiểm tra các nghiệp vụ nhập, xuất nguyên vật liệu trong tháng, định kỳ tiến hành kiểm kê. Nếu phát hiện nguyên vật liệu tồn đọng hay kém phẩm chất phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và đề xuất biện pháp quản lý có hiệu quả hơn, tránh tình trạng ứ đọng vốn do nguyên vật liệu tồn kho khá nhiều, không sử dụng hết. Thủ kho có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu theo đúng yêu cầu và đảm bảo đúng thủ tục mà công ty quy định.
- Ở khâu sử dụng và dự trữ: Công ty luôn sử dụng nguyên vật liệu theo đúng định mức đề ra vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên trong quá trình sử dụng công ty luôn khuyến khích phải sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu nhưng vẫn phải đảm bảo đúng theo yêu cầu của sản phẩm đưa ra
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

doanh bình thường trừ đi các chi phí ước tính cần thiết để tiêu thụ sản phẩm, trường hợp nguyên liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm được sản xuất ra từ nguyên vật liệu này không làm giảm giá thì không phải
lập dự phòng.
Mức trích lập dự phòng: Là phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được.
Xử lý thiệt hại: Các khoản thiệt hại giảm giá hàng tồn kho được bù đắp từ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần còn lại tính vào giá vốn hàng bán.
Tài khoản sử dụng
Nội dung: TK159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Phản ánh việc trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Kết cấu:
TK 159-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Xử lý số trích lập dự phòng( bù đắp thiệt hại khi xử lý)
- Hoàn nhập phần clệch số DP chưa sử dụng hết lớn hơn số phải trích lập DP cuối năm nay
- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho( Phần clệch sốphải trích lập dự phòng cuối năm nay lớn hơn số dư DP chưa sử dụng hết năm trước)
- SDC: Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối kỳ
Phương pháp kế toán
Các nghiệp vụ về dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thể hiện qua sơ đồ:
TK 159
TK632(TK711) )
TK632(TK711)
TK 152
Hoàn nhập DP giảm giá HTK(CLệch giữa số dư dự phòng chưa sử dụng hết năm trước>số phải trích lập cuối năm nay)
Số còn lại tính vào giá vốn
Số được bừ đắp từ DP
Xử lý thiệt hại
Trích lập DP giảm giá HTK(CLệch giữa số phải trích lập cuối năm nay>số dư dự phòng chưa sử dụng hết năm trước)
Sơ đồ 12: Trình tự hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Các hình thức sổ kế toán
Khái niệm
Hình thức kế toán là hệ thống sổ cái kế toán bao gồm số lượng sổ, kết cấu sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ được phép sử dụng để ghi chép, tổng hợp hóa số liệu chứng từ gốc theo một trình tự nhất định và phương pháp ghi sổ nhất định nhằm cung cấp các tài liệu liên quan đến các chi tiêu kinh tế tài chính, phục vụ cho việc thiết lập các báo cáo kế toán.
Mỗi hình thức có một hệ thống sổ riêng, các doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống sổ do Bộ Tài Chính quy định để lựa chọn và áp dụng một hệ thống sổ kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn, phải mở sổ, ghi chép, lưu giữ và bảo quản sổ kế toán theo đúng các quy định của Luật kế toán và quyết định 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài Chính.
Doanh nghiệp mở hệ thống sổ kế toán cho kỳ kế toán năm. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh ghi chép vào sổ kế toán một cách đầy đủ, thường xuyên liên tục, chính xác, trung thực và đúng với chứng từ kế toán.
Các hình thức sổ kế toán gồm:
Hình thức sổ kế toán nhật ký chung
Hình thức sổ nhật ký chứng từ
Hình thức sổ nhật ký sổ cái
Hình thức sổ chứng từ ghi sổ
Hình thức sổ kế toán nhật ký chung
Đặc trưng: Là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của từng nghiệp vụ đó sau đó lấy số liệu trên các nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Sơ đồ:
Sơ đồ 13: Trình tự ghi sổ kế tpán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ(thẻ)kế toán chi tiết
Sổ nhật ký chung
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ
* Đặc trưng: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán là các chứng từ ghi sổ, việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong tháng hay cả năm( theo thứ tự của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và các chứng từ gốc kèm theo chữ ký của kế toán trưởng.
* Sơ đồ:
Sơ đồ 14: Trình tự ghi sổ kế toán hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Sổ(thẻ)kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký chứng từ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái
Đặc trưng: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi theo thứ tự thời gian và nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký-sổ cái. Căn cứ vào sổ nhật ký- sổ cái là các chứng từ gốc hay bảng cân đối tổng hợp chứng từ gốc.
Sơ đồ
Sơ đồ 15: Trình tự ghi sổ kế toán hình thức nhật ký sổ cái
Chứng từ gốc
Sổ(thẻ)kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ quỹ
Nhật ký sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ
Đặc trưng:
Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.
Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế( theo tài khoản).
Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong một quá trình ghi chép.
Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ:
Sơ đồ 16: Trình tự ghi sổ kế toán hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc
Sổ(thẻ)kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Việc áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp có rất nhiều chủng loại, phong phú và biến động thường xuyên. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải quản lý tới từng loại, từng nhóm. Với yêu cầu này phải mã hoá các đối tượng kế toán là đối tượng nguyên vật liệu đến từng danh điểm. Vì vậy, danh mục nguyên vật liệu phải xây dựng cho từng danh điểm và khi kết hợp với tài khoản hàng tồn kho sẽ tạo ra hệ thống sổ chi tiết từng nguyên vật liệu. Khi nhập dữ liệu phải chỉ ra danh điểm nguyên vật liệu và để tăng tính tự động hoá có thể đặt sẵn mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của từng nguyên vật liệu ở phần danh mục. Chia phần hành kế toán thành hai phần đó là kế toán nghiệp vụ xuất và nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu. Đặc biệt trong điều kiện ứng dụng máy vi tính trong kế toán sẽ giúp cho kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho và phòng kế toán rất thuận tiện nhất là theo phương pháp ghi thẻ song song khi mà phòng kế toán và ở kho nối mạng.
Đối với các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu cần thiết phải nhập mã nguyên vật liệu về giá mua và các chi phí liên quan được tính vào giá vốn hàng nhập kho. Nếu phát sinh chi phí...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top